Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ký ức dân gian và tín ngưỡng thờ thần cọp ở Nam Bộ

Lương Định - 09:45, 01/02/2022

Trong những buổi đầu các bậc tiền nhân “mang gươm đi mở cõi” vùng đất Nam Bộ, họ phải đối mặt với nhiều loại thú dữ như cọp ở trên bờ, cá sấu ở dưới sông. Chính bởi thế, trong đời sống tâm linh, ngoài tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên, các vị nhiên thần, nhân thần, người dân Nam Bộ còn có tục thờ thần cọp tại các ngôi đình, miếu, đền.

Bức bình phong có hình thờ Thần Cọp ở đình Xà Phiên, huyện Long Mỹ (Hậu Giang).
Bức bình phong có hình thờ Thần Cọp ở đình Xà Phiên, huyện Long Mỹ (Hậu Giang).

Từ ký ức dân gian

Người dân Nam Bộ vẫn lưu truyền trong dân gian nhiều câu chuyện, ký ức về loài cọp gắn liền với tiến trình con người khai khẩn vùng đất mới. Đó là những câu ca dao nói về vùng đất Nam Bộ xưa, với nét hoang sơ, rậm rạp, u tịch, sông sâu, thú dữ. Trong đó, loài cọp và cá sấu chính là mối đe dọa thường xuyên cản trở công cuộc khai khẩn lập ấp và tính mạng con người: “Đồng Nai địa thế hãi hùng/Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um”; hay “Cà Mau khỉ khọt trên bưng/ Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um”.

Thế kỷ XVII đến XVIII, ở vùng đất Nam Bộ cọp nhiều vô kể, chúng sống rải rác ở khắp nơi, ở các cánh rừng ngập mặn tại các cửa của sông Tiền, sông Hậu, kể cả những nơi đã được khai hoang khá sớm như Sài Gòn, Mỹ Tho, Bến Tre, Vĩnh Long...

Nhiều địa danh ở Nam Bộ có liên quan đến cọp như đìa Cứt Cọp (Bến Tre), rạch Ông Hổ (Tiền Giang), cù lao Ông Hổ (An Giang)…

Trong cuốn sách “Lịch sử khẩn hoang”, Nhà xuất bản Đông Phố, Sài Gòn xuất bản năm 1973, cố nhà văn Sơn Nam viết: “Những năm 1947 - 1948 ở Tây Ninh cọp từ rừng về làm loạn, từ 8 giờ tối đến 6 giờ sáng lệnh giới nghiêm được ban ra để tránh cọp. Vào những giờ ấy ngoài đường không một bóng người”.

Thức ăn chủ yếu của cọp là heo rừng, nai và các loài ăn cỏ khác. Nhưng dần dần vùng rừng rậm bị khai phá, nguồn thức ăn của cọp ngày càng khan hiếm nên cọp mò về những nơi có dân cư sinh sống để bắt heo, vồ người.

Chính vì quá khiếp sợ trước sự hung dữ của loài cọp, nên người dân Nam Bộ ai cũng tìm cách diệt cọp để trừ họa. Trong dân gian đã xuất hiện nhiều truyện kể ly kỳ về những tấm gương võ nghệ cao cường, dũng cảm, mưu trí diệt cọp như, hai thầy trò nhà sư Hồng Ân và Trí Năng, Bảy Giao, Chín Quỳ, ông Yến, ông Tăng Chủ...

Ký ức dân gian và tín ngưỡng thờ thần cọp ở Nam Bộ 1

Đến tục thờ cúng

Ở Nam Bộ từ xưa, khi vùng nào đó diệt được cọp, người dân đều vui mừng khôn xiết, nhưng ngay sau đó họ đều lập miếu thờ thần cọp, thậm chí có nơi còn đưa xác cọp về phục chế, bảo quản để thờ. Người dân Nam Bộ không ai dám gọi cọp là “con” mà gọi bằng ông “Thầy”, ông “Hổ”, ông “Khái” hoặc “Hương quản”.

Chính vì xem cọp là biểu tượng của quyền lực mà người dân Nam Bộ lập miếu thờ thần cọp với những danh xưng cao nhất như: “Sơn quân chi thần”, “Sơn lâm đại tướng quân”, “Sơn quan chú động”, “Chúa xứ sơn lâm”, “Mãnh Hổ”, “Thần Hổ” “Thần Cọp”, “ông Thầy”, “ông Cả”, “Ngài”, “ông Ba Mươi”, “Hương quản”… Trước các ngôi đình thường có những bức bình phong, hương án trấn cửa đình được chạm trổ, đắp nổi tượng, phù điêu hoặc vẽ thể hiện hình tượng vị chúa tể rừng xanh với dáng vẻ rất uy nghi, dũng mãnh.

Dân gian Nam Bộ còn có tục lệ là vào ngày mồng ba tết Nguyên đán, sau khi cúng xong, người ta thường dán trước cửa nhà một mảnh giấy hồng điều có vẽ hình cọp với dòng chữ Hán “Sơn Lâm đại tướng quân” với lòng mong muốn Thần Cọp sẽ trấn giữ không cho những tà khí, ma quỷ vào nhà.

Các đình làng ở Nam Bộ phần lớn đều có miếu thờ thần cọp, tọa lạc về phía trái sân đình, với tước “Sơn Lâm chúa tể”. Phong tục thờ cúng ở đình làng Nam Bộ từ xưa đã mặc định “Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ” hoặc thờ Sơn quân. Đây là một quan niệm về thuật phong thủy xem thế đất của đình là mạch quý, với bên tả có Thanh Long bảo vệ, bên hữu có Bạch Hổ trấn giữ nên sẽ không sợ có yêu ma quỷ nào xâm phạm.

Người Nam Bộ xưa cũng quan niệm, Bạch Hổ là Thần (Thần Cọp), hổ tu thành tiên, không ăn thịt, không hại người, ngược lại còn phù trợ cho dân làng. Nhiều nơi trong ngày lễ cúng đình, ngoài việc cúng tế Tiền hiền khai khẩn, Hậu hiền khai cơ, người ta còn tổ chức nghi lễ riêng cúng tế thần cọp gọi là tế sơn quân, nghĩa là tế thần cọp.

Lễ vật cúng thần cọp gồm mấy lá sớ gói trong giấy hồng thường gọi là hồng đơn và một thủ dĩ (đầu heo) để sống. Sau khi trình cúng tại miếu, dân làng sẽ đem lễ vật lên một ngã ba hay ngã tư đường rừng đặt đó. Nếu qua đêm, hôm sau thủ dĩ và các tờ sớ mới viết mất, thì dân làng tin thần cọp chấp nhận lễ cúng và về nhận tờ sớ. Nếu lễ vật vẫn còn nguyên thì xem như thần cọp từ chối không nhận, sớ phải đốt đi, thủ dĩ phải đem chôn.

Tín ngưỡng thờ cúng thần hổ trong các ngôi đình, đền, miếu là một trong những nét đẹp văn hóa mang tính nhân văn của người Việt ở Nam Bộ và cho đến ngày nay vẫn được duy trì./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Thời sự - PV - 8 phút trước
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.
Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư

Thời sự - PV - 10 phút trước
Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Bộ Chính trị đã quyết định phân công đồng chí Đại tướng Lương Cường, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Ban Bí thư và giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư.
Trung ương giới thiệu nhân sự để bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và bầu bổ sung 4 Uỷ viên Bộ Chính trị

Trung ương giới thiệu nhân sự để bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và bầu bổ sung 4 Uỷ viên Bộ Chính trị

Thời sự - PV - 11 phút trước
Tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII diễn ra vào sáng ngày 16/5, Trung ương đã cho ý kiến về công tác nhân sự.

"Hiến kế" để thành lập Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Du lịch - Ngọc Ánh - 6 giờ trước
Tại Tọa đàm “Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng – những cơ hội của tương lai”, nhiều chuyên gia văn hóa, bảo tàng, di sản và người dân làng cổ cùng bàn thảo, "hiến kế" để thành lập Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng. Tọa đàm do Ban Đại diện Nhân dân làng Bát Tràng phối hợp với Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt tổ chức.
Quảng Nam: Thành lập Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên cả nước

Quảng Nam: Thành lập Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên cả nước

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 6 giờ trước
Tỉnh Quảng Nam vừa đưa vào hoạt động Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước. Đây là hoạt động triển khai thực hiện Đề án tổ chức Năm phục hồi đa dạng sinh học Quốc gia - Quảng Nam 2024 - Chung sống hài hòa với thiên nhiên; đồng thời hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2024 - “Hãy là một phần của Kế hoạch đa dạng sinh học” và Ngày Quốc tế Bảo tàng 2024 - “Bảo tàng vì giáo dục và nghiên cứu”.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nam Giang (Quảng Nam): Chuẩn bị tổ chức Liên hoan cồng chiêng lần thứ VI

Nam Giang (Quảng Nam): Chuẩn bị tổ chức Liên hoan cồng chiêng lần thứ VI

Sắc màu 54 - T.Nhân - H.Trường - 6 giờ trước
UBND huyện Nam Giang (Quảng Nam) vừa thống nhất nội dung tổ chức Liên hoan “Âm vang cồng chiêng” lần thứ VI năm 2024.
Bình Định: Tổ chức chuỗi sự kiện du lịch Hè năm 2024

Bình Định: Tổ chức chuỗi sự kiện du lịch Hè năm 2024

Du lịch - T.Nhân - 7 giờ trước
Nhằm hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia 2024 và tiếp nối thành công của Tuần lễ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định năm 2024 (Amazing Binh Dinh Fest 2024); đẩy mạnh quảng bá thương hiệu du lịch Bình Định đến du khách trong và ngoài nước, UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch tổ chức chuỗi sự kiện du lịch Hè năm 2024.
Ngoại hạng Anh: Chiến thắng sát nút Newcastle, Man United chấm dứt mạch trận tồi tệ

Ngoại hạng Anh: Chiến thắng sát nút Newcastle, Man United chấm dứt mạch trận tồi tệ

Thể thao - Hoàng Minh - 7 giờ trước
Đá bù vòng 34 Ngoại hạng Anh, Newcastle đến làm khách trên sân nhà của Man United. Dù đã rất nỗ lực, nhưng đội khách vẫn phải nhận thất bại sát nút trước một Man United đang gặp nhiều khó khăn.
Kon Tum: Giới thiệu hơn 9.000 vị trí việc làm cho người lao động

Kon Tum: Giới thiệu hơn 9.000 vị trí việc làm cho người lao động

Xã hội - Ngọc Chí - 7 giờ trước
Sáng 16/5, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tỉnh Đoàn Kon Tum và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Ngày việc làm năm 2024. Với hơn 9.000 vị trí việc làm trong nước và đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đây là cơ hội để người lao động tiếp cận đầy đủ, kịp thời thông tin thị trường lao động và lựa chọn việc làm phù hợp.
Đắk Nông: Người dân gửi thư cảm ơn Công an giải cứu bé gái bị lừa “việc nhẹ lương cao”

Đắk Nông: Người dân gửi thư cảm ơn Công an giải cứu bé gái bị lừa “việc nhẹ lương cao”

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 7 giờ trước
Ngày 16/5, Công an Tp. Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị vừa nhận được thư cảm ơn của chị H’Riêu Byă, dân tộc Ê Đê, ở Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk vì đã kịp thời giải cứu và đưa em gái của chị về với gia đình an toàn khi bị kẻ xấu dụ dỗ lừa đảo với chiêu trò "việc nhẹ lương cao".