Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối hột hiệu quả

Như Ý - 16:56, 16/04/2024

Chuối hột còn có tên gọi là chuối chát có công dụng chữa bệnh thật tuyệt vời. Kỹ thuật trồng chuối hột tuy không khó nhưng đòi hỏi phải thực hiện theo đúng quy trình, trình tự. Dưới đây là kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối hột hiệu quả mời bà con tham khảo.

Chuối hột còn có tên gọi là chuối chát có công dụng chữa bệnh thật tuyệt vời
Chuối hột còn có tên gọi là chuối chát có công dụng chữa bệnh thật tuyệt vời

Đặc điểm hình thái

Chiều cao của mỗi cây chuối hột dao động trong khoảng 3m đến 4m. Phần phiến lá tương đối dài, mặt bên dưới của lá có thể làm màu xanh hoặc màu tía, phần cuống xanh hay kèm theo sọc.

Hoa chuối hột mọc trên phần đỉnh, mọc tương đối thẳng chứ không chũi xuống như chuối ăn quả thông thường. Hoa có màu đỏ thẫm. Quả thường xen lẫn với phần hoa, số lượng nải chuối hiếm khi vượt quá 10 nải, phần mo chuối hướng lên trên.

Quả chuối khá to nhưng nhiều hạt, kích thước mỗi hạt dao động từ 4mm đến 5mm. Vì hạt chuối to và xếp dày nên thịt của chuối hột ít hơn chuối bình thường.

Chuối hột ở nước ta gồm 2 loại là chuối hạt to và chuối hạt nhỏ. Trong đó, chuối hạt nhỏ được dùng nhiều hơn, có thể dùng tươi hoặc dùng khô.

(Tổng hợp) Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối hột hiệu quả 1

Thời vụ trồng

Chuối hột có thể trồng được tất cả các mùa trong năm tuy nhiên thời vụ chính vụ tại miền Bắc rơi vào khoảng tháng 8-10 hàng năm. Nếu trồng vụ Xuân thì nên trồng vào tháng 3 vì lúc này khí hậu thuận lợi cây mau bén rễ và tỷ lệ sống cao hơn.

Chọn cây giống

Có 2 loại giống là dạng chồi non và cây chuối cấy mô

Dạng chồi non: Đối với giống loại này nên chọn cây con mập, khỏe mạnh và được sinh ra từ cây mẹ không bị sâu bênh. Cây giống được chọn phải cắt sạch rễ, và nên xử lý thuốc diệt khuẩn Benlat C hay Bordeaux 2% trước khi trồng.

Cây chuối cấy mô: Với cây giống loại cấy mô phải chọn cây con có khả năng sinh trưởng tốt. Cao từ 40 5 – 50 cm thì có thể làm giống tốt. So với trồng chuối bằng chồi con thì chuối cấy mô sạch bệnh, có tuổi cây đồng đều, chủ động nguồn giống nếu trồng quy mô lớn, năng suất và chất lượng trái cao.

(Tổng hợp) Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối hột hiệu quả 2

Chuẩn bị đất trồng

Chuối hợp trồng trên đất tơi xốp và có nhiều mùn. Tốt nhất là trồng trên đất phù sa hay những khu vực đất bùn ao được phơi ải. Đất trồng chuối hạt có độ pH từ 5 – 7 là tốt nhất. Là loại cây không ưa ẩm ướt. Vì vậy, nếu trồng ở những khu vực có mực nước ngầm cao, cần phải lên líp. Líp cách mực nước 0.6m là tốt nhất.

Trước khi trồng, đất cần được bón lót một cách cẩn thận. Việc bón lót này giúp cải thiện chất lượng của đất và tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của cây. Một số bước cụ thể bao gồm:

Bón phân chuồng hoai mục: Sử dụng khoảng 20kg phân chuồng hoai mục để cung cấp dinh dưỡng cho cây trong quá trình phát triển.

Bón phân Supe Lân: Thêm vào đất khoảng 1kg phân Supe Lân, giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cây.

Bón vôi bột: Đặc biệt quan trọng, thêm vào đất khoảng 1kg vôi bột giúp khử trùng đất và tiêu diệt sạch các loại mầm bệnh, giúp bảo vệ sức khỏe của cây.

(Tổng hợp) Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối hột hiệu quả 3

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối hột

Để chuẩn bị đất trồng cho cây chuối hột, việc chuẩn bị hố trồng là bước quan trọng không thể bỏ qua. Hố trồng cây chuối cần được thiết kế có kích thước tối thiểu là 60x50x50cm, đảm bảo đủ không gian cho sự phát triển của cây.

Khi tiến hành trồng, cây con được đặt nhẹ nhàng vào các hố đất đã chuẩn bị sẵn, đặt thẳng và lấp đất phủ sao cho cây không bị xiêu vẹo. Sau khi hoàn thành việc trồng chuối hột, cần tưới nước ngay lập tức để cung cấp độ ẩm cho cây và khích lệ việc phát triển của rễ.

Bên cạnh đó phải duy trì sạch sẽ và loại bỏ cỏ dại là điều cần thiết để đảm bảo cây có môi trường phát triển tốt nhất. Thường xuyên làm cỏ giúp loại bỏ cỏ dại và xới đất ở gốc cây để cung cấp không gian thoáng khí và đất tơi xốp.

Có ba thời điểm quan trọng để bón phân bà con cần lưu ý:

Bón lúc bắt đầu trồng hoặc sau thời kỳ mùa đông: Điều này áp dụng cho các vườn chuối đã được trồng trước đó, giúp cung cấp dinh dưỡng cho cây khi bắt đầu mùa mạnh mẽ.

Bón thúc cho cây khi cây đang trong giai đoạn sinh trưởng mạnh mẽ, thường là khi chuối chuẩn bị cho quả.

Bón thúc cho quả sau khi chuối đã ra buồng, giúp hỗ trợ quá trình phát triển và chất lượng của quả.

Tỷ lệ bón phân cụ thể cho mỗi lần bón là 1-1.5-1.5 tương ứng với ba thời điểm trên. Điều này đảm bảo rằng cây chuối hột sẽ nhận được đủ dinh dưỡng cần thiết để phát triển mạnh mẽ và mang lại năng suất tốt nhất.

(Tổng hợp) Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối hột hiệu quả 4

Phòng trừ sâu, bệnh hại cây chuối hột

Chuối hột có một số loại sâu bệnh hại chính như sâu vòi voi (sâu đục thân), các loại bọ lẹt và bọ vẽ.

Cách phòng trừ là bạn cần làm vệ sinh vườn thường xuyên để phát hiện kịp thời những loại sâu bệnh hại này.

Có thể loại bỏ bằng tay nếu ít. Trường hợp nhiều không thể bắt bằng tay buộc lòng bạn phải sử dụng đến những chế phẩm sinh học như Furadan 3G cho bọ vòi voi, thuốc Trebon cho bọ lẹt và Decamethirin 01- 0,15% Dipterex để diệt sâu bọ vẽ.

Thu hoạch

Sau khi trồng được 9 tháng cây sẽ bắt đầu cho ra những buồng chuối to và đẹp. Chuối thường trổ buồng vào các tháng cuối hè chuẩn bị sang thu.

Từ khi trổ buồng đến khi thu hoạch được khoảng 2,5 tháng. Qủa tươi khi chín sẽ chuyển dân sang màu vàng nhạt. Lúc này quả mập tròn và bên trong ruột quả màu vàng rất đẹp.

Khi thu hoạch tránh gây tổn thương trái. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn

Cây bạch đàn là loại cây rất phổ biến ở nước ta vì có khả năng thích nghi với thổ nhưỡng ở nhiều nơi. Ngoài ra, loại cây này còn có rất nhiều công dụng. Nó có thể được sử dụng trong xây dựng, công nghiệp, y học và nhiều lĩnh vực khác mang lại lợi ích kinh tế cao. Việc đảm bảo kỹ thuật và chăm sóc cây bạch đàn là vô cùng thiết yếu giúp tạo ra những sản phẩm tốt và giá trị cho cuộc sống.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ lĩnh của bản Ngà

Thủ lĩnh của bản Ngà

Gương sáng giữa cộng đồng - Tào Đạt - 5 phút trước
Gánh trọn ba vai Bí thư Chi bộ, Trưởng bản, Người có uy tín, ông Vàng Văn Suồn ở bản Ngà, xã Mường Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu được người dân ngợi khen là tấm gương đi đầu trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, phát triển kinh tế, được bà con tin tưởng làm theo…
Thủ tướng chỉ rõ 3 mục tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm để ngành ngân hàng tiên phong chuyển đổi số, phát triển lên tầm cao mới

Thủ tướng chỉ rõ 3 mục tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm để ngành ngân hàng tiên phong chuyển đổi số, phát triển lên tầm cao mới

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Sáng 8/5, dự Ngày Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ 3 mục tiêu và 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới để ngành ngân hàng phát huy vai trò tiên phong trong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển lên tầm cao mới, trong đó có việc sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Tin tức - khánh Ngân - 13 giờ trước
Tàu cá QB 92198 TS đang đáng bắt hải sản ở vùng biển Đông Nam, cách cửa biển Nhật Lệ khoảng 80 hải lý thì bốc cháy dữ đội. Rất may, các thuyền viên trên tàu gặp nạn đã được giải cứu thành công.
Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Sắc màu 54 - Trí Phương - 13 giờ trước
Từ bao đời nay, việc đan lát từ cây tre, cây cọ tạo ra những vật dụng để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, lao động hằng ngày đã trở thành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Những chiếc quạt cọ, nón mê, đôi lồng... được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của bà con người Tày nơi đây.
Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Kinh tế - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 13 giờ trước
Nhiều năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp từ cây kém hiệu quả sang trồng, canh tác các loại cây có kinh tế cao ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đang dần trở thành phong trào thi đua sâu rộng. Qua đó, đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân-H.Trường - 14 giờ trước
Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.
Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch - Phương Ly - 14 giờ trước
Nằm ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp với núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sinh cùng khí hậu trong lành, mát mẻ. Đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái, checkin mạo hiểm. Trong đó, du lịch sinh thái qua những mùa hoa đang được người dân và du khách thích thú với câu cửa miệng “đi chữa lành”.
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 14 giờ trước
Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Chàng trai mang

Chàng trai mang "shopping 0 đồng" đến với đồng bào DTTS Điện Biên

Xã hội - Minh Nhật (T/h) - 15 giờ trước
Với quần áo cũ được cộng đồng mạng khắp cả nước gửi về, anh Nguyễn Quốc Việt (34 tuổi) đã mang '"shopping 0 đồng" đến với bà con miền núi Điện Biên suốt 7 năm qua.
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Xã hội - An Yên - 15 giờ trước
Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.