Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ký sự Khu 7: Phố biên viễn (Bài 1)

Tiêu Dao - Lê Ngọc - 15:26, 08/09/2021

Bốn xã vùng cao, biên giới của Tây Giang (Quảng Nam) giáp với nước bạn Lào trước kia thường được gọi là Khu 7. Trong tâm trí nhiều người đó là vùng biên viễn, nghèo khó. Nhưng giờ đây trên vòng cung biên thùy ấy, đồng bào Cơ Tu trong 4 xã gồm Tr'Hy, Gary, Ch'Ơm và A Xan đang từng ngày từng giờ vươn lên để thoát khỏi đói nghèo.

 Những bản làng được quy hoạch lại trong chương trình định canh định cư lâu dài của huyện Tây Giang
Những bản làng được quy hoạch lại trong chương trình định canh định cư lâu dài của huyện Tây Giang

Định cư để phát triển

Tây Giang là một huyện vùng cao của tỉnh Quảng Nam. Phía Tây của huyện là vùng biên giới giáp với Lào. Cách đây chỉ hơn thập niên, người ở miền xuôi Quảng Nam còn gọi nơi này là "chốn thâm sơn cùng cốc", nhưng bây giờ đã hoàn toàn khác. Huyện Tây Giang có 8/10 xã là xã biên giới, với 67km đường biên tiếp giáp với 2 huyện Kà Lùm và Đắc Chưng, tỉnh Sê Kông, Lào. Tuyến đường lên các xã vùng cao này đi qua 4 xã của Tây Giang gồm Tr'Hy, Gary, Ch'Ơm và A Xan đã thi công chừng 6 năm nay, để nối với cửa khẩu Tây Giang (Quảng Nam) - Kà Lừm (tỉnh Sê Kông, Lào).

Tây Giang đã khoác lên mình tấm áo mới, đường lên Tây Giang có nhiều con đường nhựa dọc - ngang chạy về đến trung tâm huyện lỵ. Không chỉ đường, cả điện chiếu sáng cũng lung linh đến các buôn, nóc của người Cơ Tu và vào tận cửa khẩu Việt - Lào. Nhiều năm trước, đường đến các các xã giáp biên như A Xan, Ch’ơm cực lắm. Xe đò chỉ đến trung tâm huyện lỵ, còn muốn đến các xã Khu 7 chỉ có một cách là đi xe thồ, hoặc cuốc bộ, vì mùa mưa đường đất trơn trượt, sạt lở chia cắt.

Sau khi tái lập, từ các nguốn vốn của tỉnh, Trung ương, huyện Tây Giang bắt tay vào đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cho vùng cao, đầu tiên là mở rộng và nâng cấp tuyến đường huyết mạch Lăng - Tr’hy, rồi tuyến Tr’hy - Axan - Gari và thông tuyến Axan lên đến Ch’ơm. Tuyến đường công vụ từ Atiêng - trung tâm huyện lỵ Tây Giang lên Axan khoảng 40km đã được san ủi, mở rộng, việc đi lại thuận tiện hơn rất nhiều. Lên đến đỉnh dốc Abanh, Axan hiện ra trước mắt như một bức tranh tuyệt đẹp giữa rừng núi.

“Phố biên viễn” trung tâm huyện lỵ Tây Giang
“Phố biên viễn” trung tâm huyện lỵ Tây Giang

Từ khi con đường Tây Giang sang Lào được mở ra, UBND huyện Tây Giang quyết tâm “quy hoạch” lại các bản làng người Cơ Tu. Vẫn theo cấu trúc cũ nhưng hiện đại hơn, quy củ hơn và có nhiều công trình vệ sinh công cộng, trường học, sân chơi thể thao… một cách bài bản. Vẫn cái nương, con suối, ngọn đồi, nhưng bản làng mới khang trang, quy hoạch sạch đẹp. Làng nào cũng đặt nhà Gươl ở giữa làng, xung quanh là sân chơi, quảng trường rộng dành để tụ hội làng, rồi mới đến các lớp nhà của các hộ dân vây xung quanh, ngoài xa là những ruộng lúa.

Dẫn chúng tôi đi theo một lối mòn nhỏ có cây cầu là gốc cổ thụ đã mòn vẹt chân người vào bản Ca Nong 1, anh Zơ Râm Buôn (xã A Xan) cho biết, nhờ có con đường lên cửa khẩu phụ, nên làng bản chúng tôi đã được đổi mới hơn. Xưa nay, đồng bào sống lựa theo các triền dốc núi. Các mái nhà sàn gỗ lợp lá rừng cheo leo từ cao chuyển dần xuống địa hình thấp cạnh các con suối chảy xuống từ dãy Trường Sơn. Bây giờ nhà gỗ lợp tôn chắc chắn, lại ở trên cao, nên không sợ lũ cuốn. Làng quy hoạch có chỗ vui chơi giải trí, nên đời sống tinh thần của bà con cũng thay đổi đáng kể. "Muốn đời sống bà con được cải thiện, trước hết phải ổn định chỗ ở đã!", anh Zơ Zâm Buôn hồ hởi.

Có được điều đó, là nhờ nhiều năm qua, việc triển khai chính sách định canh định cư, sắp xếp ổn định dân cư cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã có nhiều chuyển biến tích cực, tạo điều kiện để người dân phát triển sản xuất, ổn định đời sống, góp phần bảo vệ an ninh trật tự, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia. Theo ông Bhling Mia, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, để người dân có được cuộc sống ổn định lâu dài, xóa đói giảm nghèo bền vững, thì nhất thiết phải sắp xếp lại dân cư theo hướng tập trung, bố trí nơi ở ổn định gắn với bố trí đất canh tác, đây là yếu tố quan trọng để người dân có điều kiện phát triển sản xuất, tự vươn lên thoát nghèo.

Bản làng người Cơ Tu đã được quy hoạch, đổi mới
Bản làng người Cơ Tu đã được quy hoạch, đổi mới

Ngoài ra, khi sinh sống tập trung theo cộng đồng, thì điều kiện thụ hưởng các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước sẽ được bảo đảm, việc đầu tư cơ sở hạ tầng và công tác quản lý dân cư được thuận lợi rất nhiều. Triển khai thực hiện chủ trương này, huyện đã đề ra phương châm nơi nào có đất ruộng, có đất sản xuất thì nơi đó có nhân dân. Địa phương thường xuyên vận động, kêu gọi, nhất là những hộ dân ở các vùng ven sông suối, vùng có nguy cơ sạt lở vào nơi ở mới để ổn định cuộc sống, bảo đảm tính mạng trong mùa mưa lũ. Bằng các nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình, chính sách của Trung ương, tỉnh, đến nay huyện đã san ủi và bố trí cho gần 3.400 hộ dân có chỗ ở ổn định tại 70 điểm định cư (diện tích tại mỗi điểm từ 4 - 10ha).

Với sự nỗ lực, quyết tâm của của cả hệ thống chính trị và sự đồng tình, ủng hộ từ nhân dân, huyện Tây Giang được đánh giá là địa phương thực hiện tốt công tác định canh định cư, sắp xếp ổn định dân cư so với các địa phương khác của tỉnh; hệ thống cơ sở hạ tầng như điện, đường giao thông, hệ thống cấp nước... tại các điểm bố trí dân cư được đầu tư khá đồng bộ như tại thôn Pơ Ríng, A Ró, xã Lăng; thôn R Bhượp, A Tring, A Grồng, xã A Tiêng; thôn K’noonh, A Rầng, xã Axan...

 Học sinh người Cơ Tu trọ học tại Trường THCS nội trú xã A Xan
Học sinh người Cơ Tu trọ học tại Trường THCS nội trú xã A Xan

“Phố” biên viễn

Già làng Zơ Râm Bơơi (thôn A Rầng, xã Axan) cười viên mãn khi nói chuyện với chúng tôi: “Bây giờ, vào bản thấy đàng hoàng hơn, to hơn. Có sân cho trẻ con chơi, có tivi truyền hình cáp cho người làng xem tivi, có công trình nước sạch, có nhà vệ sinh không lo dịch bệnh nữa. Đấy là nhờ Đảng và Nhà nước làm cho đấy, chứ người làng mình không làm được đâu! Bây giờ, đã hết cảnh nhà trên chuồng trại sát nhà dưới, rồi mưa đến, phân gio, nước thải từ chuồng trại chảy tràn xuống. Không còn bệnh tật, đồng bào sống vui khỏe hơn hẳn, có nhiều thời gian làm lụng và nuôi dạy con cái hơn!”.

Trên vùng đất biên viễn này, nhiều bản làng đã được quy hoạch mạch lạc, đâu ra đó. Những ngôi nhà gỗ còn mới, gọn ghẽ, thành hình vòng cung xung quanh một khoảnh đất rộng mà tâm là một nhà Gươl cũng mới được dựng lại. Cả làng không có lấy một chút ít rác rưởi nào. Nhà nào dưới cầu thang gỗ cũng có xếp giầy dép bỏ ngoài trước khi vào nhà. Trước sân là những khoảnh đất trống, dành để lót tấm cót phơi thóc. Lũ trẻ con tụm lại chơi trò đá cầu ở trước cửa nhà Gươl.

Rực rỡ đêm Tây Giang
Rực rỡ đêm Tây Giang

Trong những ngôi nhà mới, những chiếc chảo bắt sóng vệ tinh để xem tivi cũng được đưa đến. Nhiều nhà tiếng nhạc xập xình phát ra. Chúng tôi buột miệng: “Cảnh sống yên bình và thanh nhã quá!”. Nghe thế, anh Phó Chủ tịch xã cười như khoe. Chúng tôi đứng trên những triền núi cao, nhìn xuống những bản làng khang trang quy củ phía dưới mà thấy mừng cho dân bản mình, khi đêm đến ánh điện bừng sáng lên miền biên viễn như ở phố thị. Chúng tôi biết rằng để có được bản làng khang trang như hôm nay không biết bao nhiêu công sức của người dân và cả hệ thống chính trị đã đổ xuống trên miền núi cao này. 

Anh Trương Đức Việt, Phó Trưởng Đồn Biên phòng Axan cho biết, những bản làng nơi cổng trời A Xan, Ch’ơm bây giờ đã khang trang, gọn gàng, sạch đẹp, các tệ nạn mê tín dị đoan đã giảm hẳn, ốm đau bà con đã không còn nhờ thầy cúng mà đã đưa người bệnh đến trạm xá quân dân y kết hợp hay Đồn Biên phòng để khám và chữa trị. Trên địa bàn A Xan và Ch’ơm đã có trạm thu sóng, bà con trong xã đã được xem tất cả các chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam. 100% con em đồng bào dân tộc trong xã đã được cắp sách đến trường và học trong những ngôi trường được xây dựng vững chãi, khang trang. 100% các thôn bản đều có nhà Gươl văn hóa làm nơi hội họp, đọc sách nghe đài.

 Giao thông được cải thiện là một thuận lợi lớn để phát triển kinh tế ở khu vực biên giới này
Hạ tầng giao thông được đầu tư xây dựng là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế ở khu vực biên giới này

Ông Bling Mia, Bí thư Huyện ủy Tây Giang đánh giá, vùng cao của Tây Giang giáp Lào trước kia thường được gọi là Khu 7 trong tâm trí nhiều người đó là vùng biễn viên cheo leo xa lắc và nghèo khó. Đồng bào Cơ Tu trong 4 xã đã và đang từng ngày từng giờ vươn lên để thoát đói nghèo. Những thành tích mà các xã Khu 7 đã làm được có thể gọi là một kỳ tích ở vùng cao này. Nhưng vẫn còn đó muôn vàn những khó khăn để người dân nơi đây thoát nghèo, để huyện Tây Giang không còn là một trong những huyện nghèo nữa.

Từ chỗ không có một mét đường giao thông, nay huyện Tây Giang đã có gần 400km đường giao thông đến tận từng khu dân của 70 thôn. 84/95 khu dân cư đoạn tuyệt hẳn với đời sống du canh, du cư, phá rừng làm nương rẫy, có điện, nước sinh hoạt, có trường học, trạm y tế… Chúng tôi đã thấy được những sự đổi thay đáng mơ ước trong những mái nhà sàn nơi đây.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Trước đây, Quảng Ngãi là một trong những địa phương có số lượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) rất lớn. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, đến nay tình trạng TH&HNCHT đã chấm dứt, những “lời ru buồn” trên non cao đã thưa dần.
Tin nổi bật trang chủ
Tiếp tục thể chế chủ trương của Đảng về công tác dân tộc

Tiếp tục thể chế chủ trương của Đảng về công tác dân tộc

Đảng ta luôn xác định, vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng; các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, giúp nhau cùng phát triển. Việc thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc là một đảm bảo quan trọng cho thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Chủ trương đó đã được thể chế hóa bằng các nghị quyết, nghị định, quyết định và văn bản quy phạm pháp luật để triển khai trong thực tiễn.
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 36 giây trước
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 20 phút trước
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Chuyên đề - Song Vy - 1 giờ trước
Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) có trụ sở chính đặt tại ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, H.Châu Thành, Hậu Giang vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) liên quan nhân sự cấp cao thuộc NSH Petro.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Xã hội - T. Nhân- H. Trường - 1 giờ trước
Trước đây, Quảng Ngãi là một trong những địa phương có số lượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) rất lớn. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, đến nay tình trạng TH&HNCHT đã chấm dứt, những “lời ru buồn” trên non cao đã thưa dần.
Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Xã hội - Thúy Hồng - 1 giờ trước
UBND huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị và toàn bộ Nhân dân trên địa bàn huyện về việc mặc trang phục truyền thống các DTTS trên địa bàn huyện vào dịp Ngày hội Háng Pò năm 2024.
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Du lịch - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, đã có 142.800 lượt khách đến Hà Giang, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023, công suất buồng phòng đạt 75 - 80%. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Bắt 2 đối tượng tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép

Bắt 2 đối tượng tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép

Pháp luật - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh Hà Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam phục vụ điều tra đối với 2 đối tượng có hành vi tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép.
Bổ nhiệm Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk

Bổ nhiệm Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 1 giờ trước
Sáng 2/5, Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk tổ chức Hội nghị công bố các Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Trong đó, có Quyết định bổ nhiệm Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk.