Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kon Tum: Phát huy vai trò Người có uy tín trong phòng, chống tảo hôn

Ngọc Thu - 14:15, 07/08/2023

Phát huy vai trò, vị thế của mình, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Kon Tum đã chung sức đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn, cùng dân làng xây dựng quê hương ấm no, tiến bộ.

Hiện nay, toàn tỉnh Kon Tum có 678 Người có uy tín. Họ luôn nhận được sự ủng hộ của dân làng, có tiếng nói trong đời sống đồng bào DTTS
Hiện nay, toàn tỉnh Kon Tum có 678 Người có uy tín. Họ luôn nhận được sự ủng hộ của dân làng, có tiếng nói quan trọng trong đời sống đồng bào DTTS

Căn nhà trống cuối làng với những cơn gió lạnh lùa qua khe cửa cũng không làm cho cô gái nhỏ Xơ Đăng Y D. (thôn Đắk Lai, xã Đăk Nên, huyện Kon Plông) bận tâm. Bởi, thứ làm em lo lắng nhất bây giờ là bữa ăn từng ngày cho gia đình nhỏ của mình. Cũng vì hoàn cảnh khó khăn mà em quyết định nghỉ học để có chồng và sinh con khi mới 13 tuổi. Em D. cho biết: “Vì lấy chồng sớm nên đến nay em đã có 2 đứa con, cuộc sống gia đình rất khó khăn. Vì cả 2 vợ chồng còn nhỏ nên cũng không ai thuê mướn đi làm, không tìm được việc làm nên gia đình đến bữa có gì ăn đấy”.

Hay câu chuyện của chị Y Ph. (làng Ngọc Leang, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông) vẫn được dân làng nhắc đến như một lời cảnh tỉnh cho lớp trẻ. Chị Y Ph. lấy chồng năm 16 tuổi, giờ đây ngoài 40 tuổi nhưng đã có tới 10 đứa con. Không những thế, người chồng chị là A H. và con trai đầu là A K. vì xích mích trong lúc uống rượu nên đã xảy ra án mạng. Từ đó, chị Y Ph. trở thành lao động chính trong gia đình. Nhà đông con, không có điều kiện học hành, nên các con của chị Y Ph. chỉ học tới lớp 7, lớp 8 rồi bỏ học để đi làm thuê, lấy chồng sớm.

Theo thống kê, giai đoạn năm 2016 - 2020, tỉnh Kon Tum có 1.048 trường hợp tảo hôn, 4 trường hợp hôn nhân cận huyết thống. Đến năm 2021, có 395 cặp tảo hôn và 5 cặp kết hôn cận huyết thống.

Trước thực trạng trên, bên cạnh việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như: Thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS trên địa bàn tỉnh giai đoạn II (2021 - 2025); triển khai Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719)… Đặc biệt, có sự chung tay góp sức của già làng, Người có uy tín trong việc tuyên truyền, vận động người nhân hiểu tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, chấp hành Luật Hôn nhân và Gia đình.

Bà Y Gar (63 tuổi, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn 12, xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy) là một trong những gương điển hình trong công tác tuyên truyền, vận động góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn. Bà Y Gar chia sẻ: “Là cán bộ Mặt trận, tôi được tham gia nhiều lớp tập huấn và gặp gỡ nhiều người nên tôi nhận thức được tác hại của kết hôn sớm và hôn nhân cận huyết thống sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người mẹ cũng như những đứa trẻ được sinh ra. Vì vậy, tôi chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động thanh thiếu niên có lối sống lành mạnh, tập trung học hành, không kết hôn sớm và kết hôn với người cận huyết thống. Tôi cũng tích cực phổ biến về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình và các vấn đề về giới tính bằng cách lồng ghép qua các buổi sinh hoạt thôn, sinh hoạt ngoại khóa tại trường học. Nhiều trường hợp tôi phải đến nhà vận động, tuyên truyền, cùng gia đình chia sẻ kiến thức cho tụi nhỏ về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết.”

Người có uy tín các thôn, làng trao đổi kinh nghiệm trong tuyên truyền, vận động dân làng giữ gì an ninh trật tự, phòng, chống tảo hôn
Người có uy tín các thôn, làng trao đổi kinh nghiệm trong tuyên truyền, vận động dân làng giữ gìn an ninh trật tự, phòng, chống tảo hôn

Còn ở làng thôn 5, thị trấn Pleikan, huyện Ngọc Hồi, già làng, Người có uy tín A Jeao rất quyết liệt, sát sao với người dân, kịp thời phát hiện, ngăn chặn tảo hôn tại địa phương. “Đối với gia đình nào có con tảo hôn, tôi cùng cán bộ thôn, làng đến để giải thích cho gia đình hiểu. Đồng thời, vận động bà con không đi đám cưới. Nếu cố tình tổ chức  đám cưới sẽ bị xử phạt nghiêm. Bên cạnh đó, tôi cũng thường xuyên tuyên truyền, bày kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, cách làm ăn phát triển kinh tế cho bà con để cùng nhau xóa đói, giảm nghèo”.

Hiện nay, toàn tỉnh Kon Tum có 678 Người có uy tín được công nhận, trong đó có 217 người là đảng viên. Người có uy tín luôn nhận được sự ủng hộ của dân làng, có tiếng nói trong đời sống đồng bào DTTS. Nhờ sự góp sức của Người có uy tín trong tuyên truyền vận động Nhân dân xóa bỏ dần hủ tục, phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống nên số trường hợp tảo hôn trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã giảm dần. Đến cuối năm 2022 còn 238 trường hợp tảo hôn và không có trường hợp hôn nhân cận huyết thống.

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum Đinh Quốc Tuấn nhấn mạnh: Người có uy tín là lực lượng gần dân, sát dân nhất, là cầu nối giữa Đảng với người dân, là điểm tựa tinh thần trong cộng đồng đồng bào các dân tộc, cùng các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, chính quyền tại cơ sở và giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đẩy lùi các tập tục lạc hậu, trong đó có tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống". 

Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum biểu dương, tôn vin người có uy tín có thành tích xuất sắc năm 2022. Ảnh V.T
Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum biểu dương, tôn vin người có uy tín có thành tích xuất sắc năm 2022. Ảnh V.T

Những năm qua, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với các đơn vị liên quan, Người có uy tín đẩy mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông pháp luật trong vùng đồng bào DTTS, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của xã hội, cộng đồng và người dân nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn. Nhờ vậy, số cặp vợ chồng tảo hôn qua các năm có xu hướng giảm dần.

"Thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tăng cường các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động cho Người có uy tín; chăm lo, thực hiện tốt các chính sách, kịp thời biểu dương để Người có uy tín phát huy hơn nữa vai trò trong đời sống xã hội, trong đó có công tác phòng, chống tảo hôn. Tuy nhiên, đây không phải là câu chuyện một sớm, một chiều, mà đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ, thường xuyên, liên tục của các cấp, các ngành cũng như từ ý thức của mỗi người dân địa phương” Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum cho biết.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người có uy tín với chuyển đổi số

Người có uy tín với chuyển đổi số

Những năm qua, tỉnh Yên Bái luôn quan tâm, hỗ trợ để Người có uy tín tiếp cận công nghệ và chuyển đổi số. Từ đó, nâng cao khả năng khai thác các ứng dụng công nghệ vào thực tiễn cuộc sống, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động.
Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Ea Kmút

Đổi thay ở Ea Kmút

Xã hội - Lê Hồng - 6 giờ trước
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo sát sao của Huyện ủy, HĐND - UBND, các cấp, ngành, cùng sự đoàn kết, nỗ lực của toàn thể hệ thống chính trị và Nhân dân trong toàn xã Ea Kmút, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, các chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ đề ra được hoàn thành, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao. Xã Ea Kmút (huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk) đã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới và vinh dự đón Bằng công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới.
Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Pháp luật - Minh Nhật - 6 giờ trước
Ngày 10/5, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định đưa thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) ra khỏi danh sách xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Đây là 2 địa bàn được lựa chọn để chuyển hóa địa bàn trong năm 2023.
Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 6 giờ trước
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang tích cực triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Chương trình đã huy động sự vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân.
Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 6 giờ trước
Ngày 10/5, Ban Quản lý dự án Pháp ngữ (Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Quảng Bình) và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Bình tổ chức hội thảo giới thiệu dự án “Cải thiện khả năng tiếp cận đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trao quyền kinh tế, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ, nữ học sinh người DTTS Bru Vân Kiều xã Lâm Thủy, Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”.
Quảng Nam: Đề nghị các địa phương phối hợp cung cấp thông tin về tình hình phát triển sâm Ngọc Linh

Quảng Nam: Đề nghị các địa phương phối hợp cung cấp thông tin về tình hình phát triển sâm Ngọc Linh

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 7 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố như: Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum và Đà Nẵng phối hợp cung cấp thông tin về tình hình phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu để xây dựng trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Tin trong ngày - 10/5/2024

Tin trong ngày - 10/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”. Lào Cai siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa. Người gìn giữ và trao truyền nghệ thuật trình diễn múa Trống Đu của dân tộc Mường. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Thể thao - PV - 7 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa ký văn bản giao Sở Văn hoá và Thể thao (VH&TT) chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, các ngành liên quan thống nhất đề xuất quy định nội dung và mức chi hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Xã hội - Lê Hường - 7 giờ trước
Ngày 10/5, Công an thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND thị xã tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào DTTS trên địa bàn thị xã.
Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Tin tức - Nguyệt Anh - 20:39, 10/05/2024
Cầu truyền hình "Làng Sen nuôi chí lớn" là chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) đã giúp thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận rõ nét, chân thực hơn về thời thơ ấu, những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, Danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta.
Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 20:31, 10/05/2024
Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV sẽ diễn ra từ ngày 14-16/5/2024 tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới (thị trấn A Lưới, huyện A Lưới).
Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Xã hội - Minh Nhật - 20:30, 10/05/2024
Ban Quản trị chuỗi Bánh mì chảo Cột điện Quán thông báo đã đình chỉ vĩnh viễn hoạt động của cơ sở Cột Điện Quán ở Thái Bình, vì không tuân thủ các nội quy và yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.