Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kon Tum: Chủ động ứng phó với động đất

Trần Văn Phúc - 16:03, 16/09/2022

Liên tiếp trong mấy tháng qua, trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã xảy ra nhiều trận động đất. Trước tình hình đó, UBND huyện Kon Plông đã có nhiều phương án ứng phó với động đất, nhằm trấn an để người dân an tâm lao động, sản xuất, ổn định cuộc sống.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Theo thống kê của Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu, trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum từ ngày 14/4 đến nay xảy ra trên 80 trận động đất. Các trận động đất nêu trên có cấp độ rủi ro thiên tai từ cấp 0 đến cấp 1, có độ lớn chủ yếu dưới 4.0. Riêng trận động đất xảy ra lúc 12 giờ 54 phút 22 giây ngày 14/4 có độ lớn 4.5, trận động đất vào lúc 14 giờ 08 phút 04 giây ngày 23/8 có độ lớn 4.7 tại vị trí có tọa độ 14.768 độ vĩ Bắc, 108.209 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8.2 km là cao nhất từ trước tới nay.

Phó Chủ tịch UBND huyện Kon Plông Lê Đức Tín cho biết: Qua rà soát, kiểm tra và tổng hợp báo cáo của UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, đến thời điểm hiện tại, các trận động đất trên địa bàn huyện có một hộ dân thôn Đăk Chờ, xã Đăk Rinh bị ngói rơi phần mái phụ phía sau nhà đã xuống cấp và đã được UBND xã chỉ đạo khắc phục kịp thời. Tuy nhiên, các trận động đất đã gây tâm lý lo lắng, bất an trong Nhân dân.

Cụ thể, trên địa bàn huyện Kon Plông có 6 công trình thủy điện, nhưng chỉ có 3 công trình thủy điện có hồ chứa là thủy điện Thượng Kon Tum, thủy điện Đăk Đrinh và thủy điện Đăk Re. Trong đó, Thủy điện Thượng Kon Tum có công suất 220 MW với 2 tổ máy, sản lượng điện hàng năm 1094 triệu KWh, dung tích trữ 145,52 triệu m3, có tính toán thiết kế động đất cấp 7. Thủy điện Đăk Đrinh có công suất 125 MW với 2 tổ máy, sản lượng điện hàng năm 520 triệu KWh, dung tích trữ 248,51 triệu m3, có tính toán thiết kế động đất cấp 8. Thủy điện Đăk Re có công suất 60MW với 2 tổ máy, sản lượng điện hàng năm 220.06 triệu KWh, dung tích trữ 10.35 triệu m3, có tính toán thiết kế động đất cấp 7.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện Kon Plông còn có các công trình thủy điện có đập, hồ chứa nhỏ và vừa. Cụ thể, Thủy điện Đăk Pô Ne có công suất 15,6 MW với 2 tổ máy, sản lượng điện hàng năm 59 triệu KWh, dung tích trữ 1900 ngàn triệu m3 với chiều cao lớn nhất của đập là 9,7m, chiều dài lớn nhất đập là 66,85m. Thủy điện Đăk Lô có công suất 22 MW với 2 tổ máy, sản lượng điện hàng năm 102 triệu KWh, dung tích trữ 2820 nghìn m3 với chiều cao lớn nhất của đập là 14,3m, chiều dài lớn nhất đập là 82,9m. Thủy điện Đăk Lô 2 có công suất 7,7 MW với 2 tổ máy, sản lượng điện hàng năm 25,9 triệu KWh, dung tích trữ 5600 nghìn m3 với chiều cao lớn nhất của đập là 20,0m, chiều dài lớn nhất đập là 43m.

Thuỷ điện thượng Kon Tum bị cho có liên quan động đất ở huyện Kon Plông
Thuỷ điện thượng Kon Tum bị cho có liên quan động đất ở huyện Kon Plông

Trên địa bàn huyện Kon Plông còn có 125 công trình thủy lợi. Qua kiểm tra 2 hồ có vị trí gần tâm chấn nhất trên địa bàn huyện là hồ Kon Chênh (xây dựng năm 2006) có dung tích trữ 0,266 triệu m3, đập cao 15m, dài 98m, cách khu tâm chấn 17,92 km. Hồ Đăk Khe (xây dựng năm 2007) có dung tích trữ 0,106m3, đập cao 0,8 m, dài 71m, cách khu tâm chấn động đất là 20,76 km. Đập công trình thủy lợi chủ yếu là đập dâng kết hợp tràn xả lũ cấp công trình cấp IV. Qua kiểm tra các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện vẫn đảm bảo an toàn không bị ảnh hưởng động đất xảy ra.

Hiện, trên địa bàn huyện Kon Plông chủ yếu là đường giao thông nông thôn loại B với kết cấu mặt đường là bê tông xi măng dày từ 16-18cm. Đường quốc lộ 24 đoạn từ xã Hiếu đến trung tâm huyện Kon Plông có chiều dài khoảng 30km là đường cấp III, với kết cấu mặt đường bê tông nhựa, các công trình cầu trên đường là cầu bê tông dự ứng lực. Đoạn còn lại từ xã Hiếu đến xã Pờ Ê của huyện Kon Plông khoảng 20km là đường cấp IV miền núi. Đường Trường Sơn Đông, đường tỉnh lộ 676 với quy mô cấp IV, kết cấu mặt đường chủ yếu là bê tông xi măng, các công trình cầu trên đường là cầu bê tông dự ứng lực.

Các công trình khác trên địa bàn huyện Kon Plông như: Trụ sở làm việc của các cơ quan, trường học được thiết kế cấp III và 103 phòng ở học bán trú cho 690 học sinh chủ yếu là công trình cấp VI, khi thiết kế chưa tính đến tác động của động đất đến công trình.

Nhà ở khu vực trung tâm huyện Kon Plông chủ yếu là nhà cấp IV được xây dựng bằng gạch, trụ móng bằng bê tông. Nhà ở của nhân dân tại các thôn đa số làm bằng gỗ, các kết cấu liên kế với nhau bằng liên kết mềm, chỉ đạt 3 cứng, nên không xác định được cấp. Đối với các loại công trình có kết cấu cứng khi xảy ra động đất với cấp độ lớn sẽ tạo ra hiện tượng nứt vữa, nứt bê tông, nếu cường độ động đất lớn sẽ sập đỗ.

Trước tình hình đó, UBND huyện Kon Plông đã xây dựng Kế hoạch số 97/KH-UBND, ngày 06/5/2022 “về ứng phó với thiên tai các cấp độ rủi ro trong tình hình mới trên địa bàn huyện”; tiếp tục phối hợp với các đoàn công tác của tỉnh, của Trung ương để kiểm tra, đánh giá, khảo sát nguy cơ các vùng bị ảnh hưởng; cung cấp tờ rơi và hướng dẫn kỷ năng ứng phó của Viện Vật lý địa cầu để tập huấn cho lực lượng xung kích, nhân dân cách phòng tránh và diễn tập tình huống. Đồng thời, kiểm tra các công trình hạ tầng trên địa bàn huyện, kết cấu các công trình có chịu đựng được động đất ở cấp độ nào để đưa ra phương án xử lý phù hợp. Kiểm tra, đánh giá, khảo sát các khu dân cư, nhà ở, công trình kiên cố, bán kiên cố, các công trình xuống cấp trên địa bàn huyện để có phương án ứng phó.

Vị trí xảy ra động đất ở Kon Tum chiều 23/8. Ảnh: Viện vật lý địa cầu
Vị trí xảy ra động đất ở Kon Tum chiều 23/8. Ảnh: Viện vật lý địa cầu

Chính quyền các cấp của huyện Kon Plông đã tổ chức rà soát, kiểm tra đánh giá hiện trạng các công trình, nhà dân đã bị sụt lún, rạn nức từ trước do thiên tai, lụt bão gây ra để có kế hoạch sửa chữa, gia cố kịp thớil chỉ đạo tăng cường công tác thông tin, tuyền truyền về tình hình động đất và công tác ứng phó đến tận người dân. Đồng thời, phối hợp Viện Vật lý địa cầu cập nhật thông tin kịp thời tình hình động đất trên địa bàn huyện; phối hợp với các thủy điện trên địa bàn nắm bắt tình hình về hoạt động các nhà máy thủy điện và công tác vận hành hồ chứa; phối hợp với Ban Quản lý công trình tỉnh thường xuyên kiểm tra và nắm tình hình an toàn hồ đập và các công trình thủy lợi trên địa bàn do tỉnh quản lý.

Đặc biệt, UBND huyện Kon Plông đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện bổ sung Phương án Phòng, chống thiên tai năm 2022 để xây dựng Phương án ứng phó với thiên tai các cấp độ rũi ro trong tình hình mới trên địa bàn xã; kiện toàn Ban Chỉ đạo Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã, các tổ xung kích để kịp thời ứng phó khi có tình huống xảy ra.

Giám đốc Công ty Thuỷ điện Thượng Kon Tum Trần Công Đàm cho biết: Đến nay, ngoài có 3 trạm cũ đã vận hành tại Trung tâm huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi), Khu quản lý vận hành Nhà máy Thượng Kon Tum ở xã Ngọk Tem (huyện Kon Plông, Trung tâm huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum); Công ty đã phối hợp với Viện Vật lý địa cầu lắp đặt và vận hành thêm 3 trạm quan trắc động đất có nhiệm vụ truyền thông tin, dữ liệu về Viện để phục vụ công tác dự báo, cảnh báo động đất.

Để kịp thời trấn an người dân trên địa bàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kon Plông Lê Đức Tín đề nghị, trong thời gian tới, UBND tỉnh Kon Tum có văn bản đề nghị các cơ quan chuyên môn Trung ương tổ chức kiểm tra, nghiên cứu, đánh giá cụ thể nguyên nhân, mức độ và nguy cơ ảnh hưởng của động đất và công bố để chính quyền và nhân dân biết để chủ động ứng phó phù hợp, tránh gây tâm lý hoang mang trong nhân dân. Đồng thời, đề nghị Viện Vật lý địa cầu phối hợp với các công ty thủy điện trên địa bàn huyện tổ chức tập huấn về công tác ứng phó tình hình động đất trên địa bàn huyện. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.
Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Tin tức - khánh Ngân - 1 giờ trước
Tàu cá QB 92198 TS đang đáng bắt hải sản ở vùng biển Đông Nam, cách cửa biển Nhật Lệ khoảng 80 hải lý thì bốc cháy dữ đội. Rất may, các thuyền viên trên tàu gặp nạn đã được giải cứu thành công.
Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Sắc màu 54 - Trí Phương - 1 giờ trước
Từ bao đời nay, việc đan lát từ cây tre, cây cọ tạo ra những vật dụng để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, lao động hằng ngày đã trở thành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Những chiếc quạt cọ, nón mê, đôi lồng... được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của bà con người Tày nơi đây.
Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Kinh tế - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Nhiều năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp từ cây kém hiệu quả sang trồng, canh tác các loại cây có kinh tế cao ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đang dần trở thành phong trào thi đua sâu rộng. Qua đó, đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Phong tục Rúp Ca của đồng bào Gié Triêng

Phong tục Rúp Ca của đồng bào Gié Triêng

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Cứ thành thông lệ, vào dịp đầu năm mới hàng năm, đồng bào Gié Triêng ở xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum) lại cùng nhau đi Rúp Ca (theo tiếng Gié Triêng là bắt cá). Đây là một truyền thống văn hóa có từ lâu đời, thể hiện tính cộng đồng của đồng bào Gié Triêng nơi đây.
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.
Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch - Phương Ly - 2 giờ trước
Nằm ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp với núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sinh cùng khí hậu trong lành, mát mẻ. Đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái, checkin mạo hiểm. Trong đó, du lịch sinh thái qua những mùa hoa đang được người dân và du khách thích thú với câu cửa miệng “đi chữa lành”.
Lật tẩy những luận điệu sai trái về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Lật tẩy những luận điệu sai trái về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Chống diễn biến hòa bình - PV - 2 giờ trước
Những ngày qua, khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tổ chức nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) thì trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động và một số kẻ thiếu thiện chí vẫn tìm cách xuyên tạc bản chất, tính chính nghĩa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Chàng trai mang

Chàng trai mang "shopping 0 đồng" đến với đồng bào DTTS Điện Biên

Xã hội - Minh Nhật (T/h) - 3 giờ trước
Với quần áo cũ được cộng đồng mạng khắp cả nước gửi về, anh Nguyễn Quốc Việt (34 tuổi) đã mang '"shopping 0 đồng" đến với bà con miền núi Điện Biên suốt 7 năm qua.
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Xã hội - An Yên - 3 giờ trước
Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.
Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kinh tế - Như Tâm - 3 giờ trước
Tỉnh Kiên Giang đang tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách để giải quyết 4 vấn đề trọng tâm trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là chống khai thác IUU). Nỗ lực này không chỉ góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) mà còn là giải pháp để Kiên Giang cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững.