Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện

PV - 12:23, 23/10/2018

Sáng 23/10, trong chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo đánh giá 3 năm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi (giai đoạn 2016 - 2018). Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng chuyển đến bạn đọc nội dung báo cáo.

Ong-Do-Van-Chien Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Báo cáo trước Quốc hội.

Nước ta có 53 DTTS, với 13,4 triệu người, chiếm 14,6% dân số cả nước; sinh sống thành cộng đồng ở 51 tỉnh, thành phố, 548 huyện, 5.266 đơn vị hành chính cấp xã; đồng bào DTTS cư trú chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây Duyên hải miền Trung, chiếm 3/4 diện tích của cả nước; là vùng núi cao, biên giới, có địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, nơi khó khăn nhất của nước ta; đồng thời cũng là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh và môi trường sinh thái.

Quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giai đoạn 2016 đến 2018, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị đã chú trọng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi, đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Từ năm 2016 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 41 văn bản đề cập đến việc ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi, trong đó có 15 đề án, chính sách dân tộc. Hiện nay có 54 chính sách còn hiệu lực hỗ trợ phát triển vùng DTTS, miền núi và hỗ trợ cho đồng bào DTTS.

Về kết quả thực hiện chính sách. Các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị đã nỗ lực cao độ cho công tác giảm nghèo ở vùng DTTS và miền núi, đạt kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đề ra.

Từ năm 2016 đến năm 2018, Chương trình 135 đã đầu tư 9.106 công trình, duy tu, bảo dưỡng 3.295 công trình; hỗ trợ trực tiếp cho 1,512 triệu hộ nghèo, cận nghèo. Tập huấn cho 103 ngàn người, dạy nghề cho 720 ngàn người DTTS, góp phần giúp con em tìm kiếm việc làm. Ngân hàng CSXH đã cho 1,4 triệu hộ DTTS vay 45.194 tỷ đồng (chiếm 24,7% tổng dư nợ), bình quân dư nợ 01 hộ là 30,5 triệu đồng (bình quân toàn quốc là 27 triệu đồng/hộ) để phát triển sản xuất, tăng thu nhập. Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2017 ở các huyện nghèo giảm xuống còn dưới 40% (giảm khoảng 5% so với cuối năm 2016); tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn giảm 3-4%. Có 8 huyện thoát khỏi huyện nghèo theo Quyết định 30a của Thủ tướng Chính phủ; 14 huyện ra khỏi diện hưởng chính sách như huyện nghèo; 34 xã đủ điều kiện ra khỏi diện đầu tư theo chương trình 135.

Triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đạt kết quả bước đầu quan trọng; công tác bảo vệ và phát triển rừng ở vùng DTTS và miền núi có bước chuyển biến tích cực.

  Đến tháng 8/2018, đã có 1.052 xã vùng DTTS, miền núi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 22,29 % (toàn quốc đạt tỷ lệ 38,32%). Năm 2017, diện tích rừng bị thiệt hại là 1.451 ha (giảm 68% so với năm năm 2016); 9 tháng năm 2018, rừng bị thiệt hại 873 ha (giảm 22,2% so với 9 tháng năm 2017), về cơ bản rừng tự nhiên đã được quản lý tốt hơn.

 Tiếp tục quan tâm đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng DTTS, miền núi, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào DTTS. Mạng lưới trường, lớp giáo dục mầm non, trường phổ thông ở vùng DTTS và miền núi tiếp tục được củng cố, mở rộng, nhất là các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học dân tộc; chất lượng giáo dục của các trường PTDTNT được nâng lên. Hiện nay 100% xã vùng DTTS và miền núi có trường THCS, trường tiểu học, hầu hết các xã có trường, lớp học mầm non. Cả nước có 314 trường PTDTNT; 975 trường phổ thông dân tộc bán trú; 05 trường đào tạo dự bị đại học dân tộc. Đã có 51/53 DTTS có học sinh cử tuyển đi học đại học; học sinh là người DTTS ở vùng đặc biệt khó khăn được hỗ trợ chi phí ăn ở, học tập. Từ năm 2016 - 2018, đã tuyên dương trên 400 học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu trong học tập, tạo sức lan tỏa, động viên học sinh, sinh viên nỗ lực, phấn đấu vươn lên.

Công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS chuyển biến tích cực, có mặt tiến bộ. Tiếp tục đầu tư xây dựng 433 trạm y tế xã vùng DTTS và miền núi, vùng kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; từ năm 2016 đến 2018 đã cấp miễn phí thẻ BHYT cho 20,705 triệu lượt đồng bào DTTS; tăng cường y tế dự phòng và bố trí bác sỹ về làm việc tại trạm y tế xã, đạt 87,5%. Đã nỗ lực triển khai thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết ở 22 tỉnh vùng DTTS và miền núi, nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng giống nòi của một số DTTS đang bị suy giảm.

Chú trọng hơn công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các DTTS. Hiện nay có 03 di tích quốc gia, 08 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh liên quan đến đồng bào DTTS được xếp hạng di tích quốc gia; có 126 di sản văn hóa phi vật thể, 276 nghệ nhân ưu tú là người DTTS. Bước đầu đã xây dựng được hơn 5.000 cơ sở du lịch trải nghiệm góp phần tăng thu nhập cho người dân. Trong 03 năm, đã có 06 dân tộc được tổ chức ngày hội văn hóa riêng của dân tộc mình: Dao, Mường, Mông, Thái, Chăm, Khmer.

 Thông tin, tuyên truyền vùng DTTS và miền núi phát triển nhanh, cơ bản đáp ứng nhu cầu thông tin, liên lạc của nhân dân. Từ năm 2016 đến nay, đã chuyển phát 18 loại ấn phẩm báo, tạp chí với số lượng 51,2 triệu tờ; đài Truyền hình Việt Nam (kênh VTV5) sản xuất và phát sóng hầu hết các ngày trong tuần, gồm 22 thứ tiếng DTTS; năm 2017, đã xuất bản gần 100 đầu sách với khoảng 250.000 bản, phục vụ đồng bào DTTS. Mạng điện thoại di động phủ sóng khắp địa bàn miền núi; có hơn 16.000 điểm giao dịch bưu chính viễn thông, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống.

Đã xây dựng, ban hành chính sách đối với đồng bào DTTS rất ít người.  Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng và ban hành 02 chính sách giầu tính nhân văn và thiết thực: Quyết định số 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Hỗ trợ phát triển KTXH các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 - 2025”.  Nghị định số 57/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên DTTS rất ít người. Theo đó trẻ em, học sinh DTTS rất ít người được ưu tiên vào học các trường mầm non, trường PTDTNT bán trú; tốt nghiệp THPT được xét tuyển thẳng vào các trường dự bị đại học, cơ sở đào tạo, cao đẳng, đại học công lập.

Chú trọng xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ đối với người có uy tín trong cộng đồng. Cả nước đã bầu chọn, suy tôn 34.871 người có uy tín trong cộng đồng; đã tổ chức trên 730 cuộc tập huấn, cung cấp thông tin cho hơn 34.000 lượt người có uy tín... Năm 2017, đã tổ chức thành công Lễ tuyên dương người người có uy tín, nhân sĩ trí thức, doanh nhân tiêu biểu các DTTS lần thứ nhất với 520 đại biểu của 54 dân tộc ở 52 tỉnh, thành phố, tạo được sức lan tỏa và hiệu ứng xã hội rất tốt, góp phần củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tiếp tục quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS. Cán bộ công chức, viên chức là người DTTS giữ chức vụ lãnh đạo cấp tỉnh và cấp Bộ là 46 người (chiếm 12,16%); cấp Vụ và tương đương là 146 người (chiếm 4%), công chức, viên chức ở các Bộ ngành và cấp Sở là 170.437 người (chiếm 15%); trình độ, năng lực của cán bộ, công chức, viên chức người DTTS ngày càng được nâng lên, hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao.

Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đột xuất, đảm bảo an sinh xã hội, không để người nào bị thiếu đói không được trợ giúp. Từ năm 2016 đến tháng 9/2018, Thủ tướng Chính phủ đã cấp (không thu tiền) 117 nghìn tấn gạo để hỗ trợ các địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống; cấp từ nguồn ngân sách trung ương 1.000 tỷ đồng để hỗ trợ làm nhà cho những hộ bị thiên tai mất nhà ở, phần lớn là đồng bào DTTS.

Các đại biểu làm việc tại Hội trường.

Đã quan tâm hơn việc bố trí ngân sách Trung ương hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, miền núi và thực hiện chính sách đối với đồng bào DTTS và miền núi. Cơ bản đáp ứng đủ kinh phí để thực hiện chính sách chi hỗ trợ cho con người về y tế, giáo dục. Các chính sách đặc thù đáp ứng được khoảng 60% yêu cầu của các đề án đã được phê duyệt (cao hơn giai đoạn trước).

Cơ sở hạ tầng vùng DTTS và miền núi được đầu tư xây dựng, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Sau nhiều năm đầu tư, đến nay đã có 98,4 % xã có đường ô tô đến trung tâm; trên 98% hộ DTTS được sử dụng điện lưới quốc gia; 100% xã vùng DTTS và miền núi có trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở; 99,3% xã có trạm y tế, trên 90% xã được phủ sóng phát thanh, truyền hình; 100% xã có điện thoại cố định và di động đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của người dân.

Một số hạn chế, bất cập, như: đồng bào các DTTS sinh sống ở địa bàn kinh tế -xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; ở những địa phương nghèo, chủ yếu nhận hỗ trợ ngân sách từ Trung ương, khó có thể lồng ghép các chương trình, dự án để thực hiện chính sách dân tộc, trong khi đó ngân sách Trung ương lại chưa bố trí được nguồn vốn riêng để thực hiện một số chính sách, do vậy không đạt được mục tiêu các đề án, chính sách đã được phê duyệt; một số vấn đề bức xúc trong đồng bào DTTS như: Di cư tự phát, thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt... giải quyết chưa hiệu quả, đời sống của một bộ phận đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn. Thu nhập bình quân của hộ đồng bào DTTS nhiều nơi chỉ bằng 40-50% bình quân thu nhập trong khu vực; tỷ lệ dân số DTTS chiếm 14,6% nhưng tỷ lệ hộ nghèo chiếm 52,7% số hộ nghèo của cả nước.

Chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa ở vùng DTTS và miền núi tuy đã được nâng lên nhưng so với mặt bằng chung vẫn còn thấp, mức độ tiếp cận các dịch vụ còn nhiều khó khăn. Vẫn còn khoảng 21% người DTTS trên 15 tuổi chưa đọc thông, viết thạo tiếng Việt. Tỷ lệ được cấp thẻ BHYT cao nhưng tỷ lệ khám, chữa bệnh còn thấp (phòng khám đa khoa khu vực của các tỉnh miền núi không được điều trị nội trú, chưa được thanh toán BHYT, chậm được giải quyết). Tỷ lệ người không còn mặc trang phục dân tộc, không biết nói tiếng dân tộc của mình ngày càng tăng; dân ca, dân vũ, nhạc cụ truyền thống của nhiều DTTS chỉ được phục dựng khi lễ hội, ít được diễn ra trong đời sống hàng ngày.

Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS trong cơ quan nhà nước các cấp có xu hướng giảm; đa số các Bộ, ngành và địa phương chưa đạt được tỷ lệ theo quy định tại Quyết định 402/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Nguyên nhân của hạn chế, bất cập: Do xuất phát điểm của vùng DTTS và miền núi thấp, địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, chất lượng nguồn nhân lực và mặt bằng dân trí thấp; rất khó khăn trong việc thu hút đầu tư; thiếu việc làm, đói nghèo, thiên tai, bệnh tật, đang là thách thức lớn. Biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ ảnh hưởng lớn đến vùng đồng bào DTTS sinh sống. Sạt lở đất, xâm nhập mặn ở đồng bằng Sông Cửu long; lũ ống, lũ quét ở các tỉnh Tây Bắc; hạn hán ở các tỉnh Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung... làm cho đời sống của đồng bào DTTS đã khó khăn lại càng khó khăn thêm. Nhận thức của một số cán bộ, công chức, viên chức còn phiến diện, chưa thật lòng quan tâm đến vùng DTTS và miền núi; sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương chưa thường xuyên, chặt chẽ. Phân định vùng DTTS, miền núi theo trình độ phát triển còn bất cập, định mức đầu tư còn thấp (một năm xã 135 được 1 tỷ đồng, thôn ĐBKK được 200 triệu đồng); chưa có dòng ngân sách riêng để thực hiện chính sách dân tộc, do vậy đề án, chính sách nhiều nhưng thiếu nguồn lực thực hiện, chưa đạt được mục tiêu đề ra.

Một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đến năm 2020, đó là: Chỉ đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao, tại phiên chất vấn (Phiên họp thứ 26), nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm của Ủy ban Dân tộc (văn bản số 2198/TB-TTKQH ngày 31/8/2018 của Tổng Thư ký Quốc hội). Tăng cường công tác chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, bố trí nguồn lực, tổ chức thực hiện quyết liệt các chính sách dân tộc đã ban hành; nỗ lực cao nhất để làm chuyển biến rõ rệt đời sống của đồng bào ở vùng DTTS, nhất là Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ, Tây duyên hải miền Trung (như văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đề ra).Tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết, đánh giá đúng đắn tình hình, đề ra giải pháp thiết thực, hiệu quả để giải quyết căn cơ hơn tình trạng di dân tự phát, từng bước sắp xếp ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân, nhất là đồng bào DTTS di cư đến các tỉnh Tây Nguyên, một số tỉnh Tây Bắc (khoảng 30.000 hộ DTTS).

Tổ chức khảo sát, điều tra, hội thảo quốc gia, đánh giá đúng đắn kết quả thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2016-2018; chỉ rõ ưu điểm, hạn chế bất cập, nguyên nhân…Định hướng xây dựng chính sách dân tộc giai đoạn 2021-2030 theo hướng tích hợp, thiết thực, hiệu quả. Tập trung giải quyết căn bản những khó khăn, bất cập hiện nay để không ngừng nâng cao đời sống của đồng bào DTTS nhất là nhóm dân tộc rất ít người. Tiếp tục xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện hiệu quả các đề án, chính sách đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương. Tổ chức thành công đại hội các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh (lần thứ 3), toàn quốc (lần thứ 2). Nhằm khẳng định thành tựu to lớn đã đạt được về đại đoàn kết các dân tộc; về phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi; khẳng định niềm tin tuyệt đối của đồng bào các DTTS đối với Đảng và nhà nước; nỗ lực phấn đấu, vượt khó vươn lên, hội nhập và phát triển cùng với đất nước.

Về kiến nghị, đề xuất: Đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung nguồn vốn đầu tư công trung hạn để thực hiện một số đề án, chính sách đã được ban hành (Chính phủ sẽ trình tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 14). Đề nghị Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội tăng cường hơn nữa công tác giám sát để các cấp, các ngành thực hiện chính sách dân tộc thiết thực, hiệu quả hơn. Đề nghị Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, các đoàn thể chính trị - xã hội tăng cường công tác giám sát, nhất là việc phân bổ nguồn lực đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đảm bảo phát triển hài hòa giữa các vùng, miền trong cùng một địa phương.

THANH HUYỀN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Phát huy vai trò của Người có uy tín trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống

Phát huy vai trò của Người có uy tín trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1194/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức tập huấn về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bài trừ hủ tục lạc hậu cho cán bộ, công chức cấp xã, nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản và Người có uy tín vùng đồng bào DTTS.
Xây dựng Làng văn hóa các dân tộc huyện A Lưới thành điểm đến du lịch cộng đồng

Xây dựng Làng văn hóa các dân tộc huyện A Lưới thành điểm đến du lịch cộng đồng

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 1 giờ trước
Dự án Làng văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) với kinh phí gần 20,8 tỉ đồng đang được đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Đây là Dự án nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025.
Phát huy vai trò của Người có uy tín trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống

Phát huy vai trò của Người có uy tín trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống

Chính sách dân tộc - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1194/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức tập huấn về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bài trừ hủ tục lạc hậu cho cán bộ, công chức cấp xã, nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản và Người có uy tín vùng đồng bào DTTS.
Cách chăm sóc và bảo vệ trẻ em bị bệnh sởi tại nhà

Cách chăm sóc và bảo vệ trẻ em bị bệnh sởi tại nhà

Sức khỏe - Như Ý - 1 giờ trước
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp, rất dễ lây và thường gặp ở trẻ em. Việc nhận biến các biểu hiện, hiểu rõ về cách phòng ngừa và điều trị bệnh sẽ giúp bệnh dễ kiểm soát, trẻ nhanh hết bệnh. Đặc biệt, nếu trẻ xuất hiện các biểu hiện bất thường khi mắc bệnh, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ điều trị ngay lập tức.
Lần đầu tiên tổ chức Festival 100 năm cây Dừa sáp Trà Vinh

Lần đầu tiên tổ chức Festival 100 năm cây Dừa sáp Trà Vinh

Tin tức - Nguyệt Anh - 2 giờ trước
Thông tin từ UBND tỉnh Trà Vinh cho biết, Festival 100 năm cây Dừa sáp lần đầu tiên được tỉnh Trà Vinh tổ chức nhằm tôn vinh, quảng bá thương hiệu, giá trị của trái dừa sáp Trà Vinh. Festival sẽ được tổ chức kết hợp với Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè vào cuối tháng 8/2024.
Đồng Tháp lần đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản 15 tấn củ sen

Đồng Tháp lần đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản 15 tấn củ sen

Kinh tế - Minh Nhật - 3 giờ trước
Ngày 7/5, khoảng 15 tấn củ sen cấp đông của Đồng Tháp chính thức được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản. Lễ công bố xuất khẩu lô sen sang thị trường Nhật Bản là một trong những hoạt động của Lễ hội Sen lần thứ II năm 2024, của tỉnh Đồng Tháp.
Tin trong ngày - 6/5/2024

Tin trong ngày - 6/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bình Thuận truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS. Người có uy tín ở Pu Hao góp sức bảo vệ biên giới bình yên. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nữ nghi phạm 69 tuổi giấu trong người nhiều gói ma túy dạng

Nữ nghi phạm 69 tuổi giấu trong người nhiều gói ma túy dạng "cỏ Mỹ"

Pháp luật - Minh Nhật - 3 giờ trước
Một nữ nghi phạm 69 tuổi tại Đà Nẵng bị công an phát hiện đang tàng trữ đến 273 gói ni lông chứa “cỏ Mỹ” trong người.
Ngoại hạng Anh: Thua tan nát Crystal Palace, Man United kèo dài chuỗi thành tích thất vọng

Ngoại hạng Anh: Thua tan nát Crystal Palace, Man United kèo dài chuỗi thành tích thất vọng

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 3 giờ trước
Vòng 36 Ngoại hạng Anh, Man United có chuyến làm khách trên sân của Crystal Palace. Trên sân Selhurst Park, Man United đã có màn trình diễn thảm họa và nhận thất bại nặng nề với tỉ số 4-0.
Bắt nhóm đối tượng mang quốc tịch Lào chở số lượng lớn ma túy vào Việt Nam

Bắt nhóm đối tượng mang quốc tịch Lào chở số lượng lớn ma túy vào Việt Nam

Pháp luật - Minh Nhật (t/h) - 3 giờ trước
6 đối tượng mang quốc tịch Lào vừa bị lực lượng Bộ đội Biên phòng bắt giữ, khi dùng ô tô 16 chỗ vận chuyển 121 kg ma túy.
Cơ quan điều tra vào cuộc vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Cơ quan điều tra vào cuộc vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Tin tức - Minh Thu - 6 giờ trước
Thông tin từ UBND TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai cho biết, liên quan vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì Cô Băng (phường Xuân Bình, TP. Long Khánh) khiến 568 người nhập viện, UBND TP Long Khánh đã chuyển cơ quan điều tra xác minh làm rõ.
Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 10 giờ trước
Những Người có uy tín có tiếng nói rất quan trọng trong đời sống của đồng bào DTTS, họ được xem là những “cây cao bóng cả” của thôn làng. Vì thế, trong những năm qua, các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã phối hợp với những Người có uy tín thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức được những hệ lụy của tảo hôn, từ đó thay đổi nếp nghĩ và nói không với tảo hôn.