Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kinh nghiệm phòng chống thiên tai, thảm họa của Trung Quốc

Nguyệt Anh - 18:09, 27/09/2022

Với 65% diện tích lãnh thổ là đồi núi, điều kiện địa chất và hoạt động kiến tạo phức tạp, Trung Quốc là một trong những quốc gia thường xuyên phải chống chọi với các thảm họa về lũ lụt, sạt lở.... Chỉ tính riêng năm 2019, tại quốc gia này đã xảy ra 6.181 vụ tai biến địa chất, trong đó sạt lở 4220 vụ (chiếm 68,27%), gây thiệt hại lớn về con người và tiền của.

Hình ảnh lũ lụt tại Hằng Dương tỉnh Hồ Nam ngày 9/7. (Ảnh: Getty Images)
Hình ảnh lũ lụt tại Hằng Dương tỉnh Hồ Nam ngày 9/7. (Ảnh: Getty Images)

Cơ chế quản lý và chỉ huy tập trung

Trước thực trạng đó, để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống lũ lụt, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, chính phủ nước này đã xây dựng và thực hiện thống nhất một cơ chế quản lý và chỉ huy tập trung. Ủy ban quốc gia về phòng, chống lũ lụt và khô hạn được thành lập với thành phần chính là lực lượng chức năng của Quốc vụ viện và Bộ Tham mưu Liên hợp (Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc). Bộ Thủy lợi thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nguồn nước.

Ngoài ra, ở mỗi cấp từ trung ương xuống đến các tỉnh, địa khu và cấp huyện đều có một cơ quan quản lý nguồn nước, chịu trách nhiệm xây dựng thủy lợi và quản lý nước theo khu vực được phân công. Ở 7 dòng sông lớn là Trường Giang, Hoàng Hà, Hoài Hà, Hải Hà, Châu Giang, Liêu Hà, Tùng Hoa, đều thành lập một ủy ban thủy lợi riêng, trực thuộc Bộ Thủy lợi. Cơ quan này sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể ở từng thời điểm để xác định kế hoạch ứng phó khẩn cấp. Các địa phương từ cấp huyện đến địa khu và tỉnh đều thành lập cơ quan chỉ huy phòng chống lũ lụt, đặt dưới sự lãnh đạo và chỉ huy tập trung, thống nhất của người đứng đầu chính quyền cùng cấp.

Do 60-70% diện tích dòng chảy của các con sông lớn ở Trung Quốc thuộc vùng núi, lượng nước ở thượng nguồn lớn, trong khi khả năng tiêu lũ ở trung và hạ nguồn còn yếu, nên việc quy hoạch, quản lý và phòng chống lũ, lụt được thực hiện theo phương châm:  "Tích - xả kết hợp, lấy xả là chính”. Giải pháp mà Trung Quốc áp dụng ở đây là xây dựng các đập ngăn lũ ở thượng nguồn; khơi thông dòng chảy, trầm tích ở trung du và hạ nguồn để tăng cường năng lực tiêu lũ. Bên cạnh đó, triển khai các biện pháp phân lũ bằng cách lợi dụng các hồ và vùng đất thấp để xây dựng các khu vực chứa và giữ nước, nạo vét và đào thêm các dòng chảy hướng thẳng ra biển.

Lực lượng cứu hộ chuyển những người dân mắc kẹt do lũ lụt ở Rongshui, khu tự trị Choang Quảng Tây, miền nam Trung Quốc. (Ảnh THX)
Lực lượng cứu hộ chuyển những người dân mắc kẹt do lũ lụt ở Rongshui, khu tự trị Choang Quảng Tây, miền nam Trung Quốc. (Ảnh THX)

Vào mùa lũ, quân đội và nhân dân sẽ được tăng cường huy động tham gia phòng, chống lũ lụt, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Mỗi đơn vị và cá nhân, nhất là lực lượng cư trú và đóng quân hai bên bờ sông đều có nghĩa vụ phải tham gia phòng, chống lũ lụt, theo sự phân công của cơ quan phòng, chống lũ lụt các cấp. Trong đó, quân đội là lực lượng xung kích cứu hộ cứu nạn khi có các đợt lũ lớn xảy ra. Người dân là lực lượng chủ yếu thực hiện nhiệm vụ tuần tra đê điều và xử lý sự cố thông thường ở các công trình chống lũ.

Bên cạnh đó, kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng chuyên trách và người dân, sẵn sàng bổ trợ cho nhau khi cần. Khi mực nước sông thấp, việc tuần tra, kiểm soát các công trình ven sông do cơ quan chức năng phụ trách. Khi nước lũ dâng cao, dưới sự điều hành của nhân viên kỹ thuật, cư dân hai bên bờ sông sẽ là lực lượng chủ yếu trực tiếp tham gia tuần tra và bảo vệ các công trình cả ngày lẫn đêm. Các đội cơ động luôn túc trực 24/24, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn.

Thúc đẩy các giải pháp phi công trình, bảo hiểm lũ lụt

Ngoài việc tăng cường đầu tư xây dựng, gia cố các công trình chống, phòng lũ lụt, Trung Quốc coi trọng áp dụng các giải pháp phi công trình, như dự báo, cảnh báo sớm; quản lý vùng chứa nước; nạo vét dòng chảy; chính sách bảo hiểm lũ lụt; cứu trợ thảm họa....

Hơn 20.000 trạm cùng hàng nghìn điểm quan trắc và hệ thống dự báo tự động được lắp đặt trên toàn quốc để thực hiện dự báo và cảnh báo sớm. Các thiết bị hiện đại như vệ tinh, radar, hệ thống quan trắc thủy văn và truyền số liệu vô tuyến điện tiến hành xử lý, dự báo chính xác các đặc trưng cơ bản của lũ lụt như: đỉnh lũ, lượng nước, mức lũ, tốc độ dòng chảy, thời gian lũ đến, lịch sử lũ…

Binh lính và sĩ quan gia cố đê sông Trường Giang để ngăn lũ lụt ở huyện Poyang, tỉnh Giang Tây, miền đông Trung Quốc (Tân Hoa xã / Zhou Mi)
Binh lính và sĩ quan gia cố đê sông Trường Giang để ngăn lũ lụt ở huyện Poyang, tỉnh Giang Tây, miền đông Trung Quốc (Ảnh Tân Hoa xã / Zhou Mi)

Để giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, giảm gánh nặng cho xã hội và chi phí của nhà nước, từ những năm 80 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện chế độ bảo hiểm lũ lụt đối với cư dân và các đơn vị trong vùng lũ. Đối tượng tham gia theo một trong hai hình thức là tự nguyện hoặc bắt buộc, được các công ty bảo hiểm bồi thường khi có thiệt hại về tài sản. Đây là một trong những giải pháp phi công trình quan trọng mà Trung Quốc đang áp dụng. Một số nước như Mỹ, Anh, Australia, New Zealand, Ấn Độ cũng đã thực hiện chính sách này.

Từ sau trận “đại hồng thủy” năm 1998 trên sông Trường Giang và sông Tùng Hoa, Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng mô hình: “Người dân kiểm soát, người dân phòng tránh” trong phòng, chống lũ lụt và sạt lở đất. Đây là hình thức huy động sự tham gia quần chúng nhân dân ở chính những điểm có nguy cơ cao về thảm họa địa chất, hình thành nên một mạng lưới giám sát, phòng ngừa những hiện tượng bất thường của thiên nhiên, từ đó giúp người dân chủ động có biện pháp phòng tránh. Với hơn 29 vạn người tham gia, mô hình này được triển khai thực hiện ở ba cấp (huyện, xã và thôn), tại tất cả những khu vực có nguy cơ cao về lũ lụt, thảm họa địa chất và được vận hành theo chế độ “tam tra” (điều tra trước mưa, tuần tra trong mưa và phúc tra sau mưa).

Công việc hằng ngày của họ là thay phiên nhau trực ban, tuần tra kiểm soát, ghi chép số liệu quan trắc đơn giản và báo cáo nhanh tình hình. Bất kể ngày hay đêm, những dấu hiệu bất thường về lượng mưa, nứt nẻ, chuyển dịch của mặt đất, độ nghiêng của cây cối, đột biến về lượng nước, biểu hiện của động vật..., đều được người dân quan sát và báo cáo lên trên. Họ được hưởng trợ cấp, khi thực hiện nhiệm vụ được trang bị các loại thiết bị giám sát thông minh, phân tích và gửi dữ liệu tự động; đồng thời phải trải qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn những kiến thức cơ bản, dấu hiệu nhận biết thảm họa, cách thức thông báo và kỹ năng sơ tán khẩn cấp.... Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, người đảm nhiệm trực ban lập tức gõ kẻng cảnh báo, sau đó gửi tin báo cho cơ quan chức năng để có biện pháp ứng phó kịp thời, và phối hợp với lực lương chuyên trách và đội ứng phó khẩn cấp (cũng được thành lập ở 3 cấp huyện, xã và thôn) sơ tán người dân đến khu vực an toàn.

Lực lượng này cùng với đội ngũ chuyên trách đã tạo nên một mạng lưới rộng khắp, xuống tận cơ sở, góp phần tích cực nâng cao ý thức đề phòng, hiệu quả dự báo và khả năng phản ứng của người dân trước các tình huống khẩn cấp về địa chất, đặc biệt ở những khu vực hẻo lánh, vùng núi cao đi lại khó khăn, phương tiện kỹ thuật chưa vươn tới được.

Trung Quốc những năm gần đây đã quy hoạch lại việc phát triển hệ thống thủy điện vừa và nhỏ theo hướng ưu tiên bảo vệ môi trường. Cấm xây dựng thủy điện nhỏ ở những khu sinh thái trọng điểm quốc gia, hạn chế xây dựng ở khu vực sinh thái quan trọng và khu sinh thái yếu. Ở khu vực miền Đông và miền Trung, nơi có mức độ khai thác cao về nguyên tắc sẽ không phát triển thủy điện vừa và nhỏ. Còn tại Vân Nam - một tỉnh miền núi giáp với Việt Nam, từ năm 2016, chính quyền địa phương đã không còn phê duyệt các dự án thủy điện có công suất dưới 250.000KW, những công trình thủy điện vừa và nhỏ đã xây dựng cũng không được phép mở rộng quy mô.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Giải Đua ngựa Shanrila Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) được diễn ra với sự tham gia thi đấu của 64 nài ngựa, đến từ 5 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái. Đây là sự kiện thể thao Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).
Tin nổi bật trang chủ
Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Thanh Nam - 3 phút trước
Giải Đua ngựa Shanrila Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) được diễn ra với sự tham gia thi đấu của 64 nài ngựa, đến từ 5 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái. Đây là sự kiện thể thao Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).
Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Phóng sự - An Yên - 11 phút trước
Lên Kỳ Sơn – huyện rẻo cao xứ Nghệ, đã không ít du khách từng cảm thấy mình “lạc lối”. Cũng bởi, nơi ấy không chỉ có “cổng trời” Mường Lống bảng lảng sương bay, tháp cổ Yên Hòa huyền bí, đỉnh Puxailaileng trên dãy Trường Sơn…; mà còn là những lễ hội Pu nhạ thầu, chọi bò, hoa mận, chợ phiên… thấp thoáng sau những cánh rừng pơ mu, sa mu tuyệt đẹp. Càng cuốn hút và hấp dẫn hơn khi đó là bản sắc văn hóa độc đáo lâu đời của cộng đồng các DTTS Mông, Thái, Khơ mú nơi đây.
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Tự hào Chiến sỹ Điện Biên

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Tự hào Chiến sỹ Điện Biên

Thời sự - Minh Thu - 13 phút trước
Cách đây vừa tròn 70 năm, bộ đội ta đã nổ những phát súng đầu tiên mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, tiến công tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của thực dân Pháp. Trải qua “Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non”, bộ đội Việt Nam anh hùng đã vượt lên bao mưa bom, bão đạn và cắm lá cờ Quyết chiến, Quyết thắng trên nóc hầm Đờ Cát.
Báo động nguy cơ ngộ độc từ thực phẩm

Báo động nguy cơ ngộ độc từ thực phẩm

Xã hội - Minh Nhật - 1 giờ trước
Hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm, thậm chí có trường hợp tử vong tại Nha Trang (Khánh Hòa), TP.HCM, Đồng Nai thời gian qua chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả mọi người. Chúng ta không thể coi nhẹ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu không muốn phải trả giá, thậm chí bằng cả tính mạng.
Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào

Media - PV - 1 giờ trước
Lễ hội Gầu Tào là một trong những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Hiện nay, ở nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lao Châu, Sơn La... đồng bào Mông đã duy trì việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp đầu Xuân mới và trở thành điểm nhấn du lịch với du khách trong và ngoài nước.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Đăk Glei

Kon Tum: Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Đăk Glei

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Hướng tới chào mừng kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đăk Pék (16/5/1974 - 16/5/2024), sáng 3/5, UBND huyện Đăk Glei (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc năm 2024.
Kon Tum: Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS

Kon Tum: Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Ngày 3/5, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Dương Văn Trang; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy A Pớt; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn đồng chủ trì Hội nghị.
Lào Cai: Phấn đấu giải ngân 100% nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất Trung ương giao năm 2024

Lào Cai: Phấn đấu giải ngân 100% nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất Trung ương giao năm 2024

Tin tức - Thời sự - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Để triển khai, thực hiện hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) được hiệu quả, thiết thực; năm 2024, tỉnh Lào Cai phấn đấu giải ngân 100% vốn Trung ương giao.
Bộ Y tế đề xuất cấm nhập khẩu, kinh doanh, quảng cáo thuốc lá điện tử

Bộ Y tế đề xuất cấm nhập khẩu, kinh doanh, quảng cáo thuốc lá điện tử

Tin tức - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa tổ chức cuộc họp để cung cấp thông tin về thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá nung nóng (TLNN) và tổng hợp tình hình cấp cứu các ca bệnh về thuốc lá mới nổi tại các bệnh viện.
Năm 2024 tỉnh Lào Cai phấn đấu giảm 30% số người tảo hôn và không có người kết hôn cận huyết thống

Năm 2024 tỉnh Lào Cai phấn đấu giảm 30% số người tảo hôn và không có người kết hôn cận huyết thống

Chính sách dân tộc - Trọng bảo - 2 giờ trước
Tỉnh Lào Cai vừa ban hành Kế hoạch về công tác phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS năm 2024.