Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kiên Giang: Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực DTTS

Như Tâm - 20:01, 16/10/2023

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số (DTTS), là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện chiến lược công tác dân tộc của tỉnh Kiên Giang. Từ chủ trương, nguồn lực đầu tư qua các chương trình, dự án, đề án, những năm qua tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS.

Ông Danh Phúc tặng xe đạp cho các em học sinh dân tộc Khmer vượt khó học giỏi
Ông Danh Phúc, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tặng xe đạp cho các em học sinh dân tộc Khmer vượt khó học giỏi

Chú trọng hệ thống giáo dục

Tỉnh Kiên Giang nằm thuộc vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, có tổng cộng 49 xã thuộc vùng DTTS, với tỷ lệ DTTS chiếm 14,94%, trong đó dân tộc Khmer chiếm 13,19% dân số tỉnh, đông đứng thứ 3 khu vực ĐBSCL.

Đồng bào DTTS ở Kiên Giang chủ yếu sinh sống ở nông thôn, các vùng sâu, xa, và các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, như biên giới và hải đảo. Đây là địa bàn gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Do đó, chính quyền tỉnh đã luôn quan tâm và triển khai các chính sách để phát triển bền vững cho vùng đồng bào DTTS.

Điển hình nhất là nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025; Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2018-2025”, tỉnh đã triển khai tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm, với những giải pháp cụ thể nhằm phát triển giáo dục và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo yêu cầu trong tình hình mới.

Cụ thể, hệ thống giáo dục đào tạo được đầu tư và phát triển, với 6 trường phổ thông dân tộc nội trú và một trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang. Hiện nay, chất lượng giáo dục tại vùng DTTS đã được nâng cao đáng kể. Môi trường học tập được đầu tư, và chính sách hỗ trợ học tập, miễn giảm học phí cho học sinh DTTS được thực hiện đúng quy định. Tỷ lệ huy động học sinh DTTS từ 6-14 tuổi đến trường đạt trên 90% mỗi năm.

Từ các dự án, chính sách dân tộc đầu tư, hệ thống trường và lớp học ở vùng DTTS tiếp tục được nâng cấp, trang bị thiết bị giáo dục cần thiết để đảm bảo chất lượng giảng dạy và học tập. Kết quả thi tốt nghiệp của học sinh DTTS hàng năm, đều đạt kết quả tốt ở cả 3 cấp học phổ thông, từ tiểu học đến trung học phổ thông.

Việc dạy và học chữ Khmer đã nhận được sự quan tâm từ các cấp quản lý và cộng đồng dân tộc Khmer. Hiện có 43 điểm trường dạy song ngữ với 223 lớp, hơn 5.900 học sinh dân tộc Khmer tham gia.

Ngoài ra, có 31 chùa dạy chữ Khmer vào dịp hè, với 297 lớp và hơn 7.000 học sinh dân tộc Khmer tham gia mỗi năm. Tỉnh Kiên Giang cũng hỗ trợ ngân sách để mua sách Khmer ngữ và đảm bảo việc dạy chữ Khmer trong dịp hè.

Ông Danh Phúc, Tỉnh uỷ viên, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang cho biết, để đảm bảo giáo viên có đủ chất lượng và khả năng dạy tiếng DTTS, tỉnh Kiên Giang đã triển khai kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy tiếng Khmer. Các trường đại học được kết hợp để đào tạo giáo viên đạt chuẩn trình độ theo quy định và đào tạo giáo viên tiếng DTTS theo các phương thức phù hợp. 

Điều này, cũng bao gồm việc bố trí đủ biên chế để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy tiếng Khmer và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiếng DTTS về các phương pháp đổi mới trong giảng dạy, kiểm tra, đánh giá, và nâng cao năng lực.

Hệ thống giáo dục Dân tộc Nội trú luôn được trú trọng tất cả các mặt
Hệ thống giáo dục Dân tộc nội trú được quan tâm đầu tư, hỗ trợ trên tất cả các mặt hoạt động

Bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ DTTS từ cơ sở

Trước yêu cầu đổi mới và thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội ở các địa phương, để thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu đề ra trong vùng đồng bào DTTS, tỉnh Kiên Giang xác định cần có đội ngũ cán bộ “thuộc bài” về chính sách dân tộc và công tác dân tộc, mà tốt nhất là  cán bộ người DTTS. 

Từ nhận định này, thời gian qua tỉnh Kiên Giang cũng quan tâm, qui hoạch cán bộ người DTTS. Mỗi năm, tỉnh cử hàng trăm học sinh người dân tộc vào các trường đại học, đảm bảo có đủ nguồn nhân lực có trình độ và năng lực phục vụ cộng đồng dân tộc, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tỉnh Kiên Giang đã tích cực triển khai các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Điều này bao gồm, việc đầu tư phát triển hệ thống giáo dục vùng DTTS, kiên cố hóa trường lớp, xây dựng trường chuẩn quốc gia, và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý. Nhờ các nỗ lực này, tỉnh đã đạt được kết quả tốt trong việc phổ cập giáo dục và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng DTTS.

Khẳng định, nguồn nhân lực là tài sản lớn nhất và có ý nghĩa quyết định đối với sự  phát triển của địa phương, ông Mai Văn Huỳnh, Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang chia sẻ, trong nửa nhiệm kỳ qua, nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị tiếp tục được cải thiện, đặc biệt là nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển của tỉnh. Để tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực DTTS trong tương lai, tỉnh Kiên Giang đã triển khai kế hoạch đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực của các DTTS giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. 

Điều này, nhằm thu hẹp khoảng cách về trình độ chung giữa tỉnh và cả nước, xây dựng đội ngũ trí thức, doanh nhân, và cán bộ người DTTS có chất lượng. Đặc biệt, tỉnh tập trung nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống, có khả năng hội nhập quốc tế cho học sinh DTTS.

Theo Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực DTTS là một quá trình lâu dài, có nhiều khó khăn cần có giải pháp phù hợp cho từng địa phương. Song, đây là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu cần tập trung thực hiện, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho vùng đồng bào DTTS phát triển một cách bền vững.

 "Để làm được điều đó, đòi hỏi phải thực hiện nhiều giải pháp, với sự nỗ lực của mọi cấp, mọi ngành, nhất là sự phấn đấu tự vươn lên của đồng bào các DTTS, tự bản thân nhìn thấy được trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, đối với đất nước, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh của tỉnh và vùng đồng bào DTTS”, ông Mai Văn Huỳnh, Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang khẳng định.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Đến nay không chỉ ở thành thị, mà người dân ở các thôn, bản vùng cao, vùng DTTS tỉnh Quảng Ninh cũng đã nắm bắt thời cơ, bắt nhịp chuyển đổi số để trở thành những "công dân số". Nhờ đó, người dân tiếp cận các chính sách dân tộc nhanh chóng; đồng thời ứng dụng hiệu quả trong đời sống xã hội và trong lao động, sản xuất
Tin nổi bật trang chủ
Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Sự kiện - Bình luận - Ngọc Ánh - 6 giờ trước
Lạm thu phí tham quan di tích, danh lam thắng cảnh; khâu tổ chức phân luồng kém dẫn đến tình trạng nhốn nháo, lộn xộn, tắc nghẽn trên đường lên tham quan di tích; cáp treo quá tải nhưng nhà ga vẫn tiếp tục bán vé để mặc du khách xếp hàng đợi cả vài tiếng đồng hồ… Đây là thực trạng đã và đang diễn ra nhiều năm nay tại không ít điểm tham quan di tích, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam khiến du khách không khỏi bức xúc, thất vọng.
Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Phóng sự - Phạm Tiến - 6 giờ trước
Như một cái duyên, tôi trở lại xã A Bung (huyện Đakrông, Quảng Trị) đúng vào dịp lễ A Riêu Piing đang diễn ra. Sau bao năm gần như bị lãng quên trong cuộc sống hiện đại, lễ hội A Riêu Piing ở A Bung tiếp tục được tổ chức vẫn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi), đặc biệt là âm thanh vang vọng, rộn rã của tiếng cồng, tiếng chiêng- điểm nhấn quan trọng trong lễ hội A Riêu Piing.
Tả Lèng mùa nước đổ...

Tả Lèng mùa nước đổ...

Phóng sự - Thuỳ Giang - 6 giờ trước
Có dịp quay lại Tả Lèng (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) vào một ngày đầu tháng năm. Lần này không có những thửa ruộng bậc thang sóng sánh ánh vàng lúa chín, mà lại là một quang cảnh vùng non cao hoang sơ và trầm mặc.
Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Khoa học - Công nghệ - Mỹ Dung - 7 giờ trước
Đến nay không chỉ ở thành thị, mà người dân ở các thôn, bản vùng cao, vùng DTTS tỉnh Quảng Ninh cũng đã nắm bắt thời cơ, bắt nhịp chuyển đổi số để trở thành những "công dân số". Nhờ đó, người dân tiếp cận các chính sách dân tộc nhanh chóng; đồng thời ứng dụng hiệu quả trong đời sống xã hội và trong lao động, sản xuất
Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 7 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ hỗ trợ nguồn kinh phí từ ngân sách trung ương cho tỉnh Quảng Nam với hơn 87 tỷ đồng để tỉnh tiếp tục thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 7 giờ trước
Chiều 15/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cùng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định tiếp xúc chuyên đề với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang huyện Hoài Ân, chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 7 giờ trước
Vào 15 giờ ngày 13/5, tại lò chợ mức -190/-170 vỉa 14.11, Phân xưởng Khai thác 7, Công ty Than Quang Hanh – TKV, Tp. Cẩm Phả (Quảng Ninh) xảy ra sự cố làm 03 công nhân tử vong và 01 công nhân bị thương.
Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Thời sự - Trọng Bảo - 7 giờ trước
Thông tin từ UBND huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai cho biết, từ ngày 2-8/6, Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà mở rộng lần thứ 17 năm 2024 sẽ được tổ chức với nhiều nài ngựa ở các tỉnh thành tham gia.
Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Tin tức - Khánh Ngân - 21:36, 13/05/2024
Chiều 13/5, đại diện UBND xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) cho biết, hiện cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh nguyên nhân tử vong của 1 người đàn ông trên địa bàn, nghi do vật liệu nổ tồn đọng sau chiến tranh phát nổ.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Media - BDT - 20:00, 13/05/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.