Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kiên Giang cần phát huy bài học Phú Quốc và lợi thế hiếm có để tự lực tự cường phát triển

PV - 19:29, 06/03/2022

Làm việc với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, ít có tỉnh nào có điều kiện tự nhiên thuận lợi như Kiên Giang, lãnh đạo tỉnh cần trăn trở, suy nghĩ nhiều hơn nữa, hành động quyết liệt hơn nữa và đặc biệt là tổng kết, phát huy bài học, kinh nghiệm từ phát triển Phú Quốc để Kiên Giang tự lực, tự cường, vươn lên mạnh mẽ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Kiên Giang đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 6,02% năm 2022

Chiều ngày 6/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Trước đó, Thủ tướng và Đoàn công tác đã đi kiểm tra các công trình tại khu vực lấn biển Kiên Giang, nghe báo cáo về các dự án đường ven biển của tỉnh, hệ thống các công trình thủy lợi, dự án cấp điện cho các xã đảo của tỉnh Kiên Giang và điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Rạch Giá.

Cùng tham dự buổi làm việc có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Báo cáo của tỉnh Kiên Giang và các ý kiến tại cuộc họp đánh giá, năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19, nhưng với sự tập trung lãnh đạo của toàn Đảng bộ, sự nỗ lực, cố gắng vượt bậc của các cấp, các ngành, sự đoàn kết, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp, sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan Trung ương, kinh tế của tỉnh giữ ổn định và có mức tăng trưởng (0,58%), là 1 trong 6 tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long có mức tăng trưởng dương.

Công tác phòng, chống dịch bệnh được tỉnh Kiên Giang chỉ đạo kiên trì, quyết liệt, hạn chế đến mức thấp nhất số ca mắc và tử vong, tỉnh đã sớm kiểm soát được dịch bệnh, chuyển sang trạng thái bình thường mới.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trên địa bàn Kiên Giang vẫn diễn biến phức tạp, việc giãn cách xã hội trong thời gian dài đã gây tác động lớn đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, dẫn đến một số chỉ tiêu đạt thấp và không đạt kế hoạch, như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tổng vốn đầu tư toàn xã hội, giải ngân vốn đầu tư công, thu ngân sách... tạo áp lực cho các năm tiếp theo và mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.

Năm 2022, Kiên Giang đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 6,02%, GRDP bình quân đầu người 61,3 triệu đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 11,68%. Tổng thu ngân sách 11.048 tỷ đồng. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội 41.111 tỷ đồng... Giải quyết việc làm cho 35.000 lượt lao động. Thêm 02 huyện đạt tiêu chí nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giữ mức 1%.

Tỉnh Kiên Giang nêu một số đề xuất liên quan tới lĩnh vực khai thác, nuôi trồng thủy sản; đầu tư mở rộng sân bay Phú Quốc và sân bay Rạch Giá; mở cửa khẩu phụ tuyến biên giới; đề nghị điều chuyển đoạn tuyến Quốc lộ 80 về cho tỉnh quản lý, khai thác; xây dựng 18 cống trên tuyến đê biển, ven biển; kéo lưới điện quốc gia cho 2 xã đảo còn lại; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với việc chuyển mục đích sử dụng đất rừng, đất lúa.

Thủ tướng yêu cầu tỉnh Kiên Giang phải xác định tinh thần tự lực, tự cường, không trông chờ, ỷ lại, đi lên từ bàn tay, khối óc, khung trời, cửa biển của mình; giữ vững và phát huy đoàn kết thống nhất để chuyển hóa đoàn kết, thống nhất thành nguồn lực phát triển. ẢNh: VGP
Thủ tướng yêu cầu tỉnh Kiên Giang phải xác định tinh thần tự lực, tự cường, không trông chờ, ỷ lại, đi lên từ bàn tay, khối óc, khung trời, cửa biển của mình; giữ vững và phát huy đoàn kết thống nhất để chuyển hóa đoàn kết, thống nhất thành nguồn lực phát triển. ẢNh: VGP

Ít tỉnh nào có điều kiện tự nhiên thuận lợi như Kiên Giang

Sau khi các bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, ngành trả lời các đề xuất, kiến nghị của Kiên Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao công tác chuẩn bị của Kiên Giang về các tài liệu, báo cáo, đề xuất; các đại biểu nêu rõ các ấn tượng, trăn trở và mong muốn với Kiên Giang.

Về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của Kiên Giang, Thủ tướng nêu rõ, tỉnh nằm ở khu vực biên giới Tây Nam, tỉnh duy nhất có đường biên giới trên biển và trên bộ với Campuchia. Tỉnh có điều kiện phát triển tốt, toàn diện với dân số 1,8 triệu người, hệ sinh thái biển phong phú, đa dạng, hiếm có; diện tích tương đối lớn; giao thông đường bộ tuy còn khó khăn nhưng thuận lợi về hàng không với 2 sân bay Phú Quốc và Rạch Giá…

Theo Thủ tướng, năm 2021, trong điều kiện khó khăn, Kiên Giang đã rất nỗ lực, đạt kết quả tăng trưởng dương; nông nghiệp phát triển theo hướng sạch, hữu cơ; giá trị sản xuất công nghiệp tăng; tỷ lệ người dân dùng điện lưới quốc gia đạt 99,6% trong điều kiện dân cư sinh sống trên 43 đảo khác nhau; tỷ lệ đô thị hóa cao và tăng nhanh, đạt 34,49%; các giá trị văn hóa được bảo tồn và phát huy; quốc phòng an ninh, bảo vệ chủ quyền tuyến biên giới và biển đảo được giữ vững; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được bảo đảm. 

Bên cạnh đó, công tác Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của Kiên Giang có nhiều đổi mới, đạt kết quả tích cực, năng lực lãnh đạo của cấp ủy đảng, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp được được củng cố và nâng lên.

Kiên Giang cũng là một trong những tỉnh phòng, chống dịch tốt tại ĐBSCL và đã chuyển hướng kịp thời trong thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Trong hai tháng đầu năm, kinh tế-xã hội của tỉnh tiếp tục khởi sắc, việc thí điểm mở cửa du lịch được triển khai tốt, lượng khách du lịch đạt hơn 1 triệu lượt tăng 4,22%, trong đó, khách quốc tế là gần 19.000 lượt, chiếm 37,9% cả nước

Tuy nhiên, Thủ tướng đề nghị lãnh đạo các cấp của tỉnh phải trăn trở nhiều hơn khi Kiên Giang có tiềm năng lớn nhưng phát triển chưa tương xứng, cơ chế, chính sách còn hạn hẹp; thu nhập bình quân đầu người còn thấp so với các tỉnh khác; quy mô nền kinh tế còn nhỏ; giải ngân vốn đầu tư công còn chậm; thu ngân sách năm 2021 chưa đạt so với yêu cầu; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; chỉ số năng lực cạnh tranh còn thấp, an sinh trật tự tiềm ẩn những diễn biến phức tạp…

Thủ tướng một lần nữa lưu ý các bộ, ngành, cơ quan Trung ương phải thiết kế cơ chế, chính sách theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tin tưởng giao nhiệm vụ cho địa phương và cấp dưới, "biết thì mới quản, không biết thì không quản".
Thủ tướng một lần nữa lưu ý các bộ, ngành, cơ quan Trung ương phải thiết kế cơ chế, chính sách theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tin tưởng giao nhiệm vụ cho địa phương và cấp dưới, "biết thì mới quản, không biết thì không quản".

Trung ương sẽ phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho Kiên Giang

Về nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu Kiên Giang phải xác định tinh thần tự lực, tự cường, không trông chờ, ỷ lại, đi lên từ bàn tay, khối óc, khung trời, cửa biển của mình; giữ vững và phát huy đoàn kết thống nhất để chuyển hóa đoàn kết, thống nhất thành nguồn lực phát triển.

Thủ tướng yêu cầu tỉnh Kiên Giang phải quán triệt sâu sắc các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, chủ trương, đường lối, chính sách trong Đại hội XIII của Đảng, nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, các văn bản, nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội, Chính phủ liên quan tới phát triển, quy hoạch ĐBSCL, mới nhất là Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững đến năm 2030, tầm nhìn 2050 và quy hoạch vùng ĐBSCL vừa được Thủ tướng phê duyệt.

Cùng với đó, tỉnh Kiên Giang cần bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; kiên định về mục tiêu nhưng chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong tổ chức thực hiện; tiến hành tổng kết, đánh giá và phát huy những kinh nghiệm tốt, đặc biệt là phát triển Phú Quốc.

Phân tích kỹ hơn về trường hợp Phú Quốc, Thủ tướng nhấn mạnh một số yêu cầu: Chủ trương, chính sách đúng; giải quyết vấn đề hạ tầng; thu hút đầu tư hiệu quả. Với tư tưởng đột phá là phát triển Phú Quốc thành trung tâm du lịch quốc tế, chúng ta đã tiến hành đầu tư cho hạ tầng hòn đảo này với việc làm sân bay, đầu tư về điện, nước ngọt và một số cơ chế, chính sách, từ đó thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư. Thực tế cho thấy đầu tư của Nhà nước không đáng bao nhiêu so với đầu tư của tư nhân khi các nhà đầu tư tự tìm đến hòn đảo này; trong khoảng 10 năm qua, Phú Quốc phát triển rất nhanh và sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới.

Thủ tướng khẳng định Trung ương sẽ phân cấp, phân quyền cho Kiên Giang nhiều hơn và tỉnh phải phân cấp, phân quyền nhiều hơn nữa cho cấp dưới. Đầu tư công phải có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó, tránh dàn trải, manh mún, chia cắt; lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt đầu tư, vốn nhà nước làm vốn mồi để huy động mạnh mẽ các nguồn vốn khác. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phát huy vai trò trung tâm hành chính công cấp tỉnh…

Trước cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang, Thủ tướng và đoàn công tác đã đi kiểm tra các công trình tại khu vực lấn biển Kiên Giang. Ảnh TTXVN
Trước cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang, Thủ tướng và đoàn công tác đã đi kiểm tra các công trình tại khu vực lấn biển Kiên Giang. Ảnh TTXVN

Hoan nghênh tỉnh Kiên Giang dồn lực đầu tư tuyến đường ven biển

Về vấn đề cụ thể, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Kiên Giang tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh, khẩn trương, thần tốc hơn nữa trong bao phủ vaccine, sử dụng thuốc an toàn, khoa học, hiệu quả theo hướng dẫn của Bộ Y tế, thực hiện nghiêm công thức "5K + vaccine + thuốc + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác"…

Thứ hai, phải đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông. Thủ tướng hoan nghênh tỉnh Kiên Giang quyết tâm cao, tập trung đầu tư công sức xây dựng đường ven biển kết nối từ Cà Mau tới thành phố Hà Tiên để có thể biến những tiềm năng, lợi thế về hệ sinh thái biển thành nguồn lực phát triển mạnh mẽ.

Thứ ba, Kiên Giang cần khẩn trương triển khai công tác quy hoạch theo Luật Quy hoạch. Quy hoạch phải chỉ ra, phát huy được tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của địa phương và tháo gỡ, hóa giải những hạn chế, yếu kém, mâu thuẫn, thách thức, khó khăn. Thủ tướng lưu ý quy hoạch phải thực hiện 4 tốt (quy hoạch tốt thì có dự án tốt, dự án tốt thì có nhà đầu tư tốt, nhà đầu tư tốt thì có sản phẩm tốt).

Thứ tư, Thủ tướng hoan nghênh tỉnh Kiên Giang đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong việc cắt giảm các dự án đầu tư công, tập trung nguồn lực cho các dự án trọng tâm, trọng điểm, cần tiếp tục rà soát, làm tốt công tác này.

Tỉnh Kiên Giang cần tập trung cho chuyển đổi số và đặc biệt là tập trung cho chuyển đổi năng lượng, phát huy tiềm năng về năng lượng mặt trời, năng lượng gió; chú trọng việc quy hoạch sản phẩm, quy hoạch vùng nguyên liệu, tăng cường chế biến sau thu hoạch, xây dựng các thương hiệu sản phẩm… Thủ tướng đề nghị Kiên Giang nghiên cứu, học tập bài học của Sơn La trong phát triển cây ăn quả.

Thủ tướng củng lưu ý Kiên Giang trong việc quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo cao đẳng nghề, kỹ sư thực hành; khai thác thủy sản đúng luật pháp trong nước và quốc tế, góp phần cùng cả nước sớm gỡ thẻ vàng IUU.

Tỉnh Kiên Giang cần tiếp tục coi trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên; giữ vững quốc phòng, an ninh, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Cơ bản đồng tình với các đề xuất của Kiên Giang về cơ chế, chính sách và cho ý kiến về những đề xuất, kiến nghị của tỉnh liên quan tới các chương trình, dự án cụ thể, Thủ tướng giao các bộ, ngành, cơ quan Trung ương xem xét, xử lý, sửa đổi các quy định theo thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền thì đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Thủ tướng một lần nữa lưu ý các bộ, ngành, cơ quan Trung ương phải thiết kế cơ chế, chính sách theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tin tưởng giao nhiệm vụ cho địa phương và cấp dưới, "biết thì mới quản, không biết thì không quản".

"Ấn tượng không ít, trăn trở nhiều, mong muốn rất lớn, nhưng mong muốn cuối cùng, mong muốn lớn nhất của tôi là các đồng chí phải trăn trở, suy nghĩ, hành động để Kiên Giang tự lực, tự cường đi lên", Thủ tướng chia sẻ.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Bình Định: Thành lập 4 Câu lạc bộ “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”

Bình Định: Thành lập 4 Câu lạc bộ “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 14 phút trước
Nhằm đẩy mạnh tuyên truyền xoá bỏ nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định đã thành lập 4 câu lạc bộ (CLB) “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” tại các trường dân tộc bán trú và nội trú trên địa bàn tỉnh.
Sầu riêng chết hàng loạt, người dân Bình Phước lo lắng

Sầu riêng chết hàng loạt, người dân Bình Phước lo lắng

Kinh tế - Minh Nhật (t/h) - 17 phút trước
Khoảng 2 tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên, khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay, đã có khoảng 200 ha sầu riêng ở địa phương bị chết.
Khởi nghiệp ở vùng DTTS và miền núi động lực từ cơ chế chính sách

Khởi nghiệp ở vùng DTTS và miền núi động lực từ cơ chế chính sách

Công tác Dân tộc - Nguyễn Thanh - 17 phút trước
Khởi nghiệp đã khó, khởi nghiệp ở vùng đồng bào DTTS và miền núi càng khó khăn gấp bội. Nhưng không phải vì thế mà ý tưởng khởi nghiệp, khởi sự ở vùng đất khó không nảy nở, hình thành. Cùng với những nỗ lực của chính con người trên vùng đất ấy, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự đồng hành của cơ quan làm công tác dân tộc, đã tiếp thêm động lực để đồng bào DTTS, đặc biệt là lớp trẻ hiện thực ước mơ khởi nghiệp ở địa bàn này.
Quảng Ninh: 2 người thương vong do bị sét đánh vào thuyền nan

Quảng Ninh: 2 người thương vong do bị sét đánh vào thuyền nan

Trang địa phương - Mỹ Dung - 18 phút trước
Ngày 6/5, đại diện UBND phường Hà An, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra mưa dông, xuất hiện sấm sét đánh trúng thuyền nan đang đánh bắt thủy sản, làm 2 người thương vong.
Sóc Trăng: Huyện Thạnh Trị tổ chức điểm cấp huyện, Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Sóc Trăng: Huyện Thạnh Trị tổ chức điểm cấp huyện, Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 19 phút trước
Ngày 6/5, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Dương Sà Kha - Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch Ủy Ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Ban Chỉ đạo Đại hội cấp tỉnh; bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Đại hội cấp tỉnh; ông Lý Rotha - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực, Ban Tổ chức Đại hội, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành trong tỉnh và đại diện lãnh đạo các huyện, thị, thành phố; các vị chức sắc, các tôn giáo của huyện. Đặc biệt là sự có mặt của 100 đại biểu chính thức, đại diện cho đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện Thạnh Trị.
Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào là một trong những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Hiện nay, ở nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lao Châu, Sơn La... đồng bào Mông đã duy trì việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp đầu Xuân mới và trở thành điểm nhấn du lịch với du khách trong và ngoài nước.
Triển lãm ảnh Online

Triển lãm ảnh Online "Phụ nữ với Điện Biên"

Tin tức - Thanh Nguyên - 24 phút trước
Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam giới thiệu Triển lãm ảnh Online "Phụ nữ với Điện Biên".
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Đại tướng Phan Văn Giang dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tại Điện Biên

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Đại tướng Phan Văn Giang dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tại Điện Biên

Tin tức - Tào Đạt - 30 phút trước
Chiều 6/5, Đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đến dâng hoa, dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ và Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1, Tp. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Ý nghĩa bộ tem đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ý nghĩa bộ tem đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Thuận - 36 phút trước
Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), bộ tem đặc biệt gồm 4 mẫu, khuôn khổ 43 x 32 (mm) về Điện Biên Phủ được phát hành. Bộ tem chính thức được cung ứng trên mạng lưới bưu chính từ ngày 5/5/2024 đến ngày 31/12/2025.
Đặt tên đường Tạ Quốc Luật - người bắt sống tướng De Castries

Đặt tên đường Tạ Quốc Luật - người bắt sống tướng De Castries

Tin tức - Tào Đạt - 42 phút trước
Chiều 6/5, tại Tp. Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Điện Biên đã tổ chức Lễ gắn biển tên đường Tạ Quốc Luật. Đây là một trong số các sự kiện kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
“Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”

“Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”

Thời sự - Minh Thu - 19:55, 06/05/2024
Đó là tên cuốn sách do Trung tâm Lưu trữ và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam (Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam) phối hợp với Nhà xuất bản Thông tấn (Thông tấn xã Việt Nam) tổ chức biên soạn, xuất bản nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.