Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Khúc biến tấu lặng lẽ của nhạc sĩ Tăng Thình

Giang Lam - 08:49, 13/07/2022

Với nhạc sĩ Tăng Thình ở thôn Nà Coóc, xã Xuân Quang huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang chính những công việc bình dị như câu cá, tỉa cành, trồng cây… lại là cách nuôi dưỡng cảm hứng để lóe ra trong đầu một giai điệu hay, một lời ca đẹp.

Nhạc sĩ Tăng Thình bên cây đàn tính và những điệu then
Nhạc sĩ Tăng Thình bên cây đàn tính và những điệu then

Trưởng thành từ quân ngũ

Sau khi nghỉ hưu, nhạc sĩ Tăng Thình lui về sống trong một trang trại tại thôn Nà Coóc. Ở giữa khu đất rộng là căn nhà sàn, điểm xuyết là vườn hoa hồng xinh xắn, vườn đồi rộng rãi trồng đủ các loại cây ăn quả và rau xanh. Nhạc sĩ Tăng Thình sống gần như tách bạch với phố thị bên ngoài và ông cũng gần như rời xa mạng xã hội (Facebook, Zalo) để say mê với việc nhà nông và sáng tác âm nhạc.

Ngay từ khi học trường làng Tăng Thình đã tạo sự khác biệt khi thể hiện được năng khiếu âm nhạc tại các buổi liên hoan văn nghệ. Tình yêu nghệ thuật thôi thúc cậu học trò nhỏ tự nghiên cứu sáng tác nhạc, tìm mua sách lý thuyết âm nhạc, sách ký xướng âm, giáo trình dạy sáng tác để tự học. Tốt nghiệp THPT, Tăng Thình liền tình nguyện lên đường nhập ngũ, trở thành anh lính Cụ Hồ, tham gia chiến đấu ở chiến trường C nước bạn Lào, cho đến sau ngày 30/4/1975 đất nước thống nhất Bắc Nam, non sông thu về một mối. Tăng Thình được trở về đóng quân tại Quân khu 4 - Sư đoàn 316B.

Có thể thấy rằng quãng thời gian sống, chiến đấu và rèn luyện trong quân ngũ đã tôi luyện nên một nhạc sĩ  có nghị lực, ham học tập, lao động nghệ thuật nghiêm túc. Cơ duyên giúp nhạc sĩ Tăng Thình được tham dự nhiều lớp tập huấn sáng tác của Nhạc S1EF9 có uy tín của nền âm nhạc Việt Nam. Điển hình như: Nhạc sĩ Nghệ sĩ Nhân dân Trọng Bằng, Huy Thục, Phạm Tuyên, Tân Huyền, Hồng Quân, An Thuyên, Cát Vận, Đoàn Bổng...

Với sự cống hiến không mệt mỏi, nhiều tác phẩm đặc sắc của nhạc sĩ Tăng Thình ra đời đã kịp thời cổ vũ động viên quân và dân ta trong những năm tháng kháng chiến. Điển hình như “Vào trận mới”; “Lời ca gửi anh pháo thủ”; “Tổ 3 người trên trận chiến hôm nay”... Trong đó có ca khúc được Đoàn nghệ thuật quân khu 4 dàn dựng giành Huy chương Vàng, Huy chương Bạc qua các kỳ Hội diễn văn nghệ. Cầm trên tay tập bản nhạc dày dặn của Nhạc sĩ Tăng Thình mới thấy ở ông giấy lên một tình yêu âm nhạc vô bờ bến, sự lao động say mê, tìm tòi trong sáng tạo nghệ thuật âm nhạc.

“Tiếng đàn then” bay mãi

Sau những năm tháng bôn ba, chàng trai trẻ xin chuyển về quê nhà công tác. Ban đầu, nhạc sĩ Tăng Thình làm việc tại Công ty Lâm nghiệp Chiêm Hóa rồi làm cán bộ tại Đài Truyền thanh, truyền hình huyện. Được hòa mình với quê hương, sum vầy bên gia đình, mạch nguồn cảm xúc càng mãnh liệt và tạo nên những dấu ấn trong cuộc đời sáng tác của ông.

Là người Tày, nhạc sĩ Tăng Thình hiểu và thấm sâu những giá trị văn hóa dân tộc mình. Ông thích khám phá những phong tục tập quán, nét sinh hoạt văn hóa của các dân tộc khác để tìm ra sự độc đáo trong sáng tác. Ông bỏ công sức đi tìm hiểu và gom thành những chất liệu, hy vọng sẽ xây nên những lâu đài nghệ thuật riêng mình. Không ít người đã được nghe bài hát “Tâm tình điệu hát Then” êm ái, mượt mà; hay ca khúc “Đến với chợ tình”, “Tiếng khèn” đậm chất dân tộc Mông; một “Khúc Pí lè” mạnh mẽ mà quyến rũ của người Dao đỏ hay những giai điệu tha thiết, sâu lắng trong “Điệu Soọng cô”...

Ca khúc "Tiếng đàn Then"
Ca khúc "Tiếng đàn Then"

Tác phẩm đã làm nên thương hiệu của nhạc sĩ Tăng Thình phải kể đến “Tiếng đàn Then”. Đây là nhạc phẩm giành được Huy chương Vàng Hội diễn toàn quốc Liên đoàn lao động Việt Nam năm 2000. Đến nay “Tiếng đàn Then” đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người yêu nhạc khắp vùng Việt Bắc, được các Đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, các đội văn nghệ quần chúng dàn dựng biểu diễn.

Bài hát dựa trên chất liệu dân ca dân tộc Tày với cách biến tấu linh hoạt, tác phẩm tạo được sự lôi cuốn riêng biệt. Có người cho rằng, ca khúc của nhạc sĩ Tăng Thình thường sử dụng những nốt nhạc một cách hiền lành, ít thấy có cao trào. Nhưng cũng chính điều đó đã làm cho một phong cách gần gũi, giản dị phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của đồng bào DTTS. Quả thực, đến với “Tiếng đàn Then”, giai điệu của ca khúc cứ lúc rộn ràng, lúc êm ả, mênh mang: “Bầu đàn tròn như trăng rằm/ Cần đàn dài nặng gánh nghĩa tình/ Tiếng đàn then tính tính/ Âm vang, âm vang từ ngàn xưa/ Tiếng đàn then tính tính/ Ngân xa, ngân xa muôn đời sau”.

Bài hát được viết bằng nhịp 2/4, âm hưởng uyển chuyển, rất nữ tính thể hiện nội tâm đầy cảm xúc. Nhịp điệu tiếp tục chậm rãi, từ tốn như một lời kể tâm tình nhưng ẩn đằng sau là cả một câu chuyện về nét đẹp văn hóa của người Tày: “Đôi dây đàn, dây trời dây đất/ Đôi dây đàn, dây mẹ dây cha”.

Những âm thanh trầm bổng của cây đàn tính là thanh âm thiêng liêng của đất trời, của tình mẫu tử, tình cha con. Đó là tinh hoa ngàn đời nay mà người Tày trân quý như bảo vật. Bài hát có lời ca đầy hình tượng mà lại dung dị, gần gũi phù hợp với cách nói, cách cảm nhận con người miền núi thật thà chất phác: “Ngày xưa đói nghèo tiếng đàn nghẹn ngào lệ rơi/ Hôm nay đổi mới núi rừng rộn ràng lời ca/ Tiếng đàn… gọi chim rừng, gọi suối reo, gọi gió ngàn, gọi vầng trăng lên”. Nhạc sĩ Tăng Thình vận dụng các làn điệu dân ca một cách linh hoạt và nhuần nhuyễn, làm cho giai điệu, ca từ trở lên mượt mà, đằm thắm.

Bài hát có sự sáng tạo qua cách sử dụng thủ pháp phát triển âm nhạc có tính kỹ thuật cao, âm vực của bài hát được thay đổi liên tục tạo nên những cung bậc cảm xúc đầy lắng đọng. Lúc ngân vang, lúc da diết, lúc hân hoan, dồn dập tạo nên sự uyển chuyển, lôi cuốn. Ca khúc khép lại với lời ca thật ý nghĩa: “Điệu hát then rộn ràng vui trong đêm hội mùa/ Đưa ta về, ta về bên nhau/ Điệu hát then bồng bềnh trong mây như huyền thoại/ Đưa ta về cội với nguồn”.

Bài then của nhạc sĩ Tăng Thình được các nghệ nhân đàn hát trên hồ Nà Nưa
Bài then của nhạc sĩ Tăng Thình được các nghệ nhân đàn hát trên hồ Nà Nưa

Đây chính là lời khẳng định về sự bền vững của bản sắc văn hóa người Tày. Dẫu thời gian trôi qua đưa đến bao sự đổi thay nhưng người Tày vẫn luôn giữ được nét văn hóa riêng của mình. Tiếng đàn tính không chỉ là âm nhạc truyền thống mà còn là thanh âm vọng lại bao đời nay của núi rừng, biểu tượng của đất trời hòa hợp, tình người hòa quyện bên nhau. Ca khúc cất vang, người nghe thổn thức cùng thanh âm da diết. Ta như hình dung ra được không gian núi rừng mênh mang, tiếng đàn tính tẩu, lời then da diết thấm đẫm bản sắc văn hóa người Tày.

Lặng lẽ, ít nói, hiền lành, thích mày mò... đó là những điều mọi người thường nhận xét về nhạc sĩ Tăng Thình. Ông cứ âm thầm sáng tác tựa như một khúc biến tấu lặng lẽ, dịu dàng để ghi tên vào lòng công chúng những tác phẩm chất liệu miền núi gần gũi mà ấn tượng.

Âm nhạc đến từ trái tim và khi con tim mình hân hoan, rạo rực nhất thì mọi thanh âm, khúc biến tấu tự nhảy múa, ngân nga trong không gian, thôi thúc mình cầm bút và viết!

Nhạc sĩ Tăng Thình
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Tin nổi bật trang chủ
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 5 giờ trước
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 12 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.