Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: Một năm học mới với nhiều khó khăn

N.Tâm - H.Diễm - 15:11, 16/09/2021

Hiện tại nhiều tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã bước vào năm học mới. Do tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, nhiều tỉnh thành lựa chọn phương thức học trực tuyến. Tuy nhiên, cách học này đã bộc lộ một số hạn chế nhất định. Theo thống kê sơ bộ của các địa phương ĐBSCL, mỗi tỉnh có hàng trăm đến cả nghìn học sinh gặp khó khăn khi học trực tuyến vì thiếu thiết bị học tập, mạng Internet.

Trường Mầm non Mặt trời nhỏ thí điểm cho trẻ học trực tuyến vào dịp Hè
Trường Mầm non Mặt trời nhỏ thí điểm cho trẻ học trực tuyến vào dịp hè

Năm học mới với nhiều trở ngại... 

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, TP. Cần Thơ đã khai giảng và bắt đầu năm học mới 2021 - 2022, bằng hình thức trực tuyến vào ngày 5/9. Hiện tại các khối trung học và sinh viên đã bắt đầu học, còn cấp tiểu học, mầm non vẫn chưa áp dụng hình thức học trực tuyến. Dù học trực tuyến không còn quá xa lại với học sinh, nhưng trên thực tế đang có rất nhiều trở ngại trong công tác giảng dạy và học tập, nhất là ở các vùng đặc thù. Những ngày bắt đầu năm học mới vừa qua, học sinh ở chợ nổi Cái Răng dường như thiệt thòi hơn các bạn cùng trang lứa, khi đa phần các em đang sống trên những chiếc ghe, nhà bè, việc học trực tuyến trở nên khó khăn vì thiếu thiết bị học tập và mạng Internet hạn chế.

Em Bùi Thị Cẩm Ly (sinh sống trên chợ nổi Cái Răng) đang học lớp 7, Trường THCS Lê Bình, quận Cái Răng, bộc bạch: "Hiện em sử dụng điện thoại để vào nhóm học. Nhưng mạng 3G trên sông nhiều lúc chập chờn, em lo lắng việc tiếp thu bài vở bị hạn chế. Em mong được học trên lớp hơn. Vì trên lớp tập trung nhiều hơn, học trực tuyến đôi khi có mấy bạn bật mic xong nói hoài",

Những ngày qua, tại An Giang, học sinh cũng bắt đầu học trực tuyến, nhưng theo nhiều phản ánh của phụ huynh, đường truyền internet không ổn định, tín hiệu chập chờn, giáo viên lẫn phụ huynh phải “xê cua” thêm sim 4G để bám theo lớp học.

Theo dõi con học mấy ngày qua, chị Phan Thị Chính (huyện Châu Thành) không khỏi lo lắng: “Con tôi đang học lớp 9, năm sau là chuyển cấp, mà học chút lát là con bé phải quơ quơ điện thoại lên vì không có sóng. Đành rằng không thể chọn cách khác, nhưng qua mùa này, chắc mấy đứa nhỏ bị bệnh thị lực nhiều lắm”.

Cùng với việc đường truyền không ổn định, là việc mua thiết bị khó khăn. Với nhiều gia đình, để con em tham gia học trực tuyến là cả vấn đề. Giá cả mua thiết bị cho đến chi phí lắp đặt mạng là đòi hỏi ngoài khả năng của những gia đình nghèo. Dịch bệnh không có thu nhập, nay vì chuyện học của con phải chi đến tiền triệu.

Ở các vùng nông thôn phần lớn phụ huynh làm thuê, làm ruộng, công nhân, nội trợ…Cuộc sống nhiều khó khăn, nên nhiều gia đình không có khả năng trang bị máy móc, phải cho con sang nhà bạn học ké, xài ké internet, thậm chí không thể học. Vì thế ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, nếu tình trạng dịch bệnh kéo dài, nguy cơ các em bỏ học là rất cao.

Qua thống kê sơ bộ của ngành Giáo dục các tỉnh Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau, hiện có khoảng 130.000 học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, gia đình khó khăn đang thiếu các thiết bị học trực tuyến. Việc dạy học trực tuyến không phải là mới, và là lựa chọn tối ưu trong tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều băn khoăn, bất tiện cho cả phụ huynh, học sinh và giáo viên. Với những khó khăn khách quan lẫn chủ quan, nỗ lực của tất cả các bên là chưa đủ để có được giờ học chất lượng và hiệu quả.

Học sinh học trực tuyến trên chợ nổi Cái Răng
Học sinh học trực tuyến trên chợ nổi Cái Răng

Nỗ lực khắc phục khó khăn

Ngay từ đầu năm học, ngành Giáo dục TP. Cần Thơ đã chủ động xây dựng các phương án tổ chức dạy cho các trường, cơ bản đã triển khai đồng bộ đến các đơn vị. Trong đó, những học sinh không có đủ điều kiện tham gia học trực tuyến, nhà trường sẽ tập hợp các em học chung, hoặc giáo viên giao tài liệu học tập, bài học nhưng phải tuân thủ nghiêm việc phòng, chống dịch Covid-19.

Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Cần Thơ cho biết, Sở cũng chỉ đạo các trường xây dựng “Thư viện điện tử”. Thay vì cho mượn sách, các trường sẽ cho học sinh mượn thiết bị thông minh đã qua sử dụng, hoặc trợ giúp mua giá rẻ để có thể tham gia lớp học trực tuyến, không để học sinh nào bị “bỏ rơi”, nhất là các em ở khu vực chợ nổi, vùng sâu, vùng xa.

"Các trường sẽ chủ động trong việc hỗ trợ các thiết bị học tập cho các em khi học trực tuyến. Em nào gặp khó khăn trong vấn đề học trực tuyến, thì đến khi trường học trực tiếp lại sẽ tăng cường củng cố, ôn tập, bồi dưỡng thêm các kiến thức trong quá trình học trực tuyến, để các em bắt kịp với các bạn có đầy đủ điều kiện hơn", ông Nghĩa cho biết thêm.

Theo ông Nguyễn Minh Luân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau, hiện tỉnh có khoảng 10.000 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có 500 học sinh hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Để các học sinh khó khăn bảo đảm duy trì việc học, những ngày qua, ngành Giáo dục Cà Mau tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa việc hỗ trợ học sinh trong năm học mới. Ngoài vở, xe đạp, học bổng, đơn vị đã đứng ra vận động được 500 điện thoại thông minh để hỗ trợ cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Với chiếc điện thoại thông minh được hỗ trợ sẽ có kết nối sẵn Internet, nên các em nhận về là học trực tuyến được ngay. Kinh phí Internet cũng được nhà mạng hỗ trợ hết học kỳ.

Hiện tại ngành Giáo dục các tỉnh cũng đang nỗ lực hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, để hạn chế thấp tình trạng các em phải bỏ học...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Dấu ấn từ cơ sở…

Dấu ấn từ cơ sở…

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 2 giờ trước
“Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS đã khá đầy đủ, vấn đề còn lại là ở việc thực thi. Do đó, khi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, điều tôi quan tâm nhất là triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đảm bảo đúng đối tượng, đúng địa bàn, chính xác và khách quan…”. Chia sẻ của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đầu tháng 4/2021, trong những ngày đầu khi Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chính là mục tiêu hàng đầu mà Người đứng đầu cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc hướng tới. Bởi vậy, trong 3 năm qua, ông đã để lại nhiều dấu ấn trong những chuyến công tác về cơ sở.
Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Sắc màu 54 - Thảo Linh - 2 giờ trước
Đã có những năm tháng, âm nhạc dân gian và những vũ điệu Tamya Arya, Dăm Dar của người Chu Ru vắng bóng trong các buôn làng. Nhưng hôm nay đã khác, mỗi khi buôn làng mở hội hay đón khách quý, âm vọng đại ngàn của người Chu Ru lại vang lên rộn rã...
Sóc Trăng: Người có uy tín là lực lượng nòng cốt trong các phong trào ở cơ sở

Sóc Trăng: Người có uy tín là lực lượng nòng cốt trong các phong trào ở cơ sở

Người có uy tín - Phương Nghi - 2 giờ trước
Những năm gần đây, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sóc Trăng đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong các phong trào an sinh ở cơ sở. Vai trò của Người có uy tín được phát huy đã góp phần quan trọng giúp đồng bào DTTS thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Thời sự - PV - 18:30, 02/05/2024
Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín - Trọng Bảo - 17:59, 02/05/2024
Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 1.119 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS của tỉnh Lào Cai.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Sức khỏe - Như Ý - 17:35, 02/05/2024
Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Sắc màu 54 - Lữ Phú - 17:30, 02/05/2024
Trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có một số cuốn sách cổ viết bằng chữ Thái hệ Lai Pao trên lá cây khá độc đáo. Tuy nhiên, những cuốn sách cổ này còn rất ít và số người biết đọc chữ Thái cũng không còn nhiều. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Thái là điều hết sức cần thiết.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Thời sự - PV - 17:25, 02/05/2024
Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
Bộ GD&ĐT công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Bộ GD&ĐT công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Giáo dục - T.Hợp - 15:45, 02/05/2024
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh và điểm tiếp nhận đăng ký dự thi. Trong trường hợp cần thiết, thí sinh có thể liên lạc tới tổng đài hỗ trợ theo số máy 1800 8000, nhánh số 2.
Quan tâm đến đội ngũ Người có uy tín bằng những việc làm thiết thực

Quan tâm đến đội ngũ Người có uy tín bằng những việc làm thiết thực

Người có uy tín - Nhóm PV (T/h) - 15:35, 02/05/2024
Xác định vai trò quan trọng của đội ngũ Người có uy tín tại cơ sở, bên cạnh thực hiện đầy đủ các chính sách cho Người có uy tín theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhiều địa phương còn có những cách làm sáng tạo để kịp thời động viên, chăm lo cho đội ngũ Người có uy tín. Từ đó, tạo điều kiện tốt nhất để họ góp sức xây dựng bản làng...