Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khu di tích Đèo Văn Long, tỉnh Lai Châu: Những điều còn ít người biết (Bài 1)

Trương Hữu Thiêm - 16:29, 20/04/2023

Trong lịch sử hình thành và phát triển hơn 1 thế kỷ của tỉnh Lai Châu cũ (nay là hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên), có gần một nửa thời gian (hơn 50 năm) vùng đất này nằm dưới quyền cai trị của cha con dòng dõi họ Đèo. Hiện nay, tại xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu cũ), còn đó khu di tích ghi dấu thời thống khổ của Nhân dân vùng ngã ba sông Đà nói riêng, Nhân dân hai tỉnh Điện Biên - Lai Châu nói chung...

Khu phế tích dinh thự Đèo Văn Long bên lòng hồ sông Đà (xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) hiện nay.
Khu phế tích dinh thự Đèo Văn Long bên lòng hồ sông Đà (xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) hiện nay.

Chuyện kể rằng, sau hàng loạt những trận đánh thăm dò, kéo dài trong nhiều năm (từ năm 1880 - 1887) năm 1888, về cơ bản thực dân Pháp đã chiếm được vùng núi Tây Bắc rộng lớn với vô vàn thứ tài nguyên (chì, thiếc, kẽm...) và sản vật béo bở (bông vải, sa nhân, cánh kiến, á phiện...).

Ngay sau khi chiếm được Lai Châu, thực dân Pháp dựng lên một bộ máy quan lại người bản xứ. Cha con tên chúa Thái Đèo Văn Long chia nhau cai quản các châu lỵ trong vùng. Dựa vào sự bảo trợ tinh thần, tài chính và nhất là sức mạnh quân sự của Pháp, Đèo Văn Long thả tay đàn áp và bóc lột thậm tệ dân ta. 

Trên dãy Pú Pom Xen (cạnh Tỉnh lộ 127 ngã ba Lai Hà - thị trấn Mường Tè hiện nay), khu đài tạ họ Đèo được khởi công xây dựng vào năm 1896, bằng xương máu của những người tù cộng sản, bằng mồ hôi và nước mắt của đồng bào các dân tộc Điện Biên - Lai Châu.

Đây là nơi ăn chơi trụy lạc của bọn thống trị, là nơi giam cầm, tra tấn dã man những người yêu nước. Nhân dân vùng ngã ba sông Đà - nhất là Nhân dân bản Chang và bản Chợ (xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn hiện nay) - bị bắt làm cuông nhốc, phục dịch cho gia đình Đèo Văn Long. Đèo Văn Long là người dân tộc Thái (Thái trắng), dòng dõi bang tá, là con trai thứ hai của Đèo Văn Trì (có tài liệu ghi Đèo Văn Trị), cháu nội của Đèo Văn Sinh (còn gọi Đèo Văn Seng); quê bản Nậm Dòn, xã Nậm Hàng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu (nay thuộc huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu).

Về gốc gác của Đèo Văn Sinh, y vốn mang họ Cầm và là con của Cầm Văn An, một nhà buôn có thế lực ở Quảng Đông - Trung Quốc. Do thất thế trong những vụ tranh chấp địa bàn làm ăn nên An đem vợ con trốn sang Việt Nam, nương náu ở Lai Châu rồi lấy con gái một tù trưởng họ Đèo trong vùng. Khi viên tù trưởng chết, cha con Đèo Văn An - Đèo Văn Sinh đã đoạt lấy chân tù trưởng bằng cả vũ lực lẫn âm mưu bẩn thỉu đổi họ nội sang họ ngoại. 

Từ năm 1869, Đèo Văn Sinh (tức Cầm Văn Sinh) giành được quyền cai quản vùng Sipsong Chuthai (mười hai xứ Thái) - vùng lãnh địa từ bờ Tây sông Đà sang một phần đất tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Đèo Văn Trì lúc mới 16 tuổi đã tham gia trận mạc, từng theo cha đi đánh dẹp những cuộc xâm lấn đất đai bởi người Shan (một DTTS vùng Vân Nam - Trung Quốc). Để thưởng công, triều đình Huế phong cho cha con Sinh - Trì chức quản đạo, nắm trong tay mọi quyền sinh quyền sát trên địa bàn 3 tỉnh: Phong Thổ (sử sách chép là Phòng Tô), Lai Châu và Sơn La.

Tháng 7/1885, Tôn Thất Thuyết (1839 Kỷ Hợi - 1913 Quý Sửu), chỉ huy lực lượng nổi dậy đánh úp quân Pháp tại Huế, nhưng thất bại. Vua Hàm Nghi (1871 Tân Mùi - 1944 Giáp Thân) và Tôn Thất Thuyết phải trốn sang Cam Bốt (Campuchia) và ra “Hịch Cần Vương” kêu gọi dân chúng vùng lên.

Để hưởng ứng, Đèo Văn Trì được cha ủy thác, đã đứng ra chiêu mộ và lãnh đạo các DTTS nổi dậy chống Pháp, đặt căn cứ ở Bình Lư (vùng đất đang tranh chấp giữa Đèo Văn Trì và Nguyễn Văn Quang - thân Pháp), một vị trí chiến lược quan trọng án ngữ trên đường Lào Cai - Lai Châu. Trong khi Đèo Văn Trì liên kết với Nguyễn Văn Giáp và Nguyễn Quang Bích, dựa vào sự ủng hộ của Nhân dân để chống Pháp, thì Nguyễn Văn Quang lại câu kết chặt chẽ với Pháp, được sự bảo trợ nhiều mặt từ quân Pháp.

Những hạng mục hoang tàn của khu phế tích dinh thự Đèo Văn Long hiện nay
Những hạng mục hoang tàn của khu phế tích dinh thự Đèo Văn Long hiện nay

Tháng 4/1886, một toán quân Pháp do Trung úy Aymerich chỉ huy tấn công vào Than Uyên (vùng đất hai huyện Than Uyên và Tân Uyên, tỉnh Lai Châu hiện nay). Trước sự chênh lệch về vũ khí và nhất là kinh nghiệm trận mạc, quân khởi nghĩa buộc phải rút về cứ địa Bình Lư (thuộc huyện Bình Lư, tỉnh Lai Châu hiện nay) để củng cố lực lượng. 

Tới tháng 11/1886, khoảng 500 quân Pháp do quan ba Olivier và Nguyễn Văn Quang chỉ huy đánh vào Bình Lư. Một lần nữa nghĩa quân buộc phải rút về Mường So (thuộc huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu hiện nay). Quân Pháp tuy giành chiến thắng chung cuộc, nhưng thiệt hại  cũng rất nặng nề, Trung úy Aymerich tử trận do những tay súng “thổ dân” ẩn hiện và nhanh như những con sóc trong các cánh rừng nhiệt đới nguyên sinh dày đặc. Tháng 1/1887, Thiếu tá Pelletier chỉ huy một cánh quân bản bộ tiến đánh dữ dội vào Mường So, quân khởi nghĩa đành rút về Sa Pa (tỉnh Lào Cai hiện nay).

Tháng 2/1887, quân Pháp truy kích đến Sa Pa, nghĩa quân rút về Lai Châu rồi từ đó hoạt động chống Pháp ở địa bàn Lai Châu và Sơn La. Trên đường mang quân bản bộ truy sát Đèo Văn Trì, Thiếu tá Pelletier đánh chiếm Phong Thổ và dùng nơi đây làm căn cứ hành quân khống chế toàn bộ vùng Bảo Hà - Bình Lư. Tháng 3/1887, quân Pháp chiếm huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai hiện nay) và ngay lập tức xây đồn Bát Xát (xin lưu ý là hệ thống đường sá trong vùng ngày ấy, không giống như ta hình dung bây giờ).

Lại nói về Đèo Văn Trì, sau mấy tháng củng cố binh lực, tháng 7/1887 Đèo Văn Trì dẫn đầu chừng 600 thuộc hạ đánh vào Luông Pra Băng (Lào). Tại đó, Trì hạ lệnh phóng hỏa kinh thành Luông Pra Băng, giết chết Phó vương Souvanna Phoma, khiến viên tướng Xiêm cùng đạo quân đồn trú phải chạy trốn. Hành động đó là sự “trả đũa” cho việc quân Xiêm vừa tiến hành “bình định” vùng Sầm Nưa và Sipsong Chuthai, bắt đi 4 người em trai của Đèo Văn Trì. Cả vua Oun Kham của Luông Pra Băng và Auguste Pavie (đại diện Pháp), đều phải lánh nạn. Đây là nguyên nhân trực tiếp khiến Luông Pra Băng xa lánh Xiêm và thông qua Pavie, yêu cầu được đặt dưới quyền bảo trợ của Pháp.

Do bị truy quét gắt gao, thêm vào đó là mâu thuẫn với Tôn Thất Thuyết (vì Tôn Thất Thuyết định mưu sát ông để giữ bí mật trên đường trốn sang Trung Quốc), nên họ tộc Đèo Văn Trì khuyên y đầu hàng người Pháp. Được môi giới bởi Auguste Pavie, đầu tháng 1/1888, Đèo Văn Trì chấp thuận đầu hàng và mở đường cho binh đoàn Pécnô tiến vào vùng Mường Thanh. Sự kiện này đánh dấu cuộc xâm lăng lần thứ nhất của quân Pháp vào thung lũng Mường Thanh vùng lòng chảo Điện Biên (ngày 23/1/1888) - Cuộc xâm lăng mà qua đó, Đèo Văn Trì lộ nguyên hình là kẻ “cõng rắn cắn gà nhà”.

Khu phế tích dinh thự Đèo Văn Long hiện nay
Khu phế tích dinh thự Đèo Văn Long hiện nay

Để bảo đảm cho sự trung thành lâu dài của Đèo Văn Trì, người Pháp khôi phục cho Trì quyền cai trị cha truyền con nối tại vùng đất Sipsong Chuthai (mười hai xứ Thái) bên bờ sông Đà. Không những thế, còn nâng y lên địa vị chúa Thái (vua Thái). Trên thực tế, động thái này, đồng nghĩa với âm mưu của người Pháp, để xứ Thái được quyền tự trị hạn chế trong một Đông Dương thuộc Pháp. Năm 1908 Đèo Văn Trì qua đời, cơ nghiệp được giao cho con cả là Đèo Văn Kháng.

Gần 20 năm sau (có tài liệu nói năm 1927), Kháng ốm chết, em trai là Đèo Văn Long thay anh nắm quyền chúa xứ (châu phen đin) kiêm Tỉnh trưởng Lai Châu. Ba con trai của Long, gồm: Đèo Văn Tài (Tri châu Mường Lay), Đèo Văn Phát (Tư lệnh ngụy quân xứ Thái) và Đèo Văn Ún (Tri châu Điện Biên, đóng bản doanh trên đồi C2, thuộc quần thể di tích Chiến thắng Điện Biên Phủ hiện giờ)...

 Ngày 5/12/1953 ta bắt đầu chiến dịch giải phóng Lai Châu, mở đầu cho cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954. Chưa đầy 1 tuần sau, ngày 10/12/1953, Đại đoàn 316 với vai trò lực lượng chủ công, được lệnh đánh thẳng vào thị trấn Lai Châu (nay là thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên); nơi có bản doanh của Đạo Quan binh thứ t­ư, đóng trên khu vực Đồi Cao. Trong cuộc rút chạy nhục nhã, thực dân Pháp mang theo Đèo Văn Long về Hà Nội với ý đồ, sau này sẽ đưa Long trở lại. Không ngờ kể từ đây, vĩnh viễn y trở thành tên lãnh chúa trọn kiếp lưu vong...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Mở phiên tòa xét xử cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh

Mở phiên tòa xét xử cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh

Thời sự - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Sáng 20/5, Tòa án Nhân dân tỉnh Lào Cai đã mở phiên tòa xét xử vụ án "Rửa tiền", 'Vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên và tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh và những người liên quan.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 21 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 21 năm 2024

Thời sự - Hồng Phúc - 4 giờ trước
Ngày 20/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 21 năm 2024. Tham dự có các đồng chí Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc UBDT.
Thừa Thiên Huế: Tập trung phát triển 210ha trồng cây dược liệu ở A Lưới

Thừa Thiên Huế: Tập trung phát triển 210ha trồng cây dược liệu ở A Lưới

Tin tức - Minh Thu - 4 giờ trước
Đó là thông tin được Ban Dân tộc Thừa Thiên Huế đưa ra tại Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Dự án đầu tư, hỗ trợ vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) do Bộ Y tế tổ chức tại Thừa Thiên Huế mới đây.
Tập đoàn VNPT và Trung ương Đoàn ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024

Tập đoàn VNPT và Trung ương Đoàn ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024

Khoa học - Công nghệ - Khánh Sơn - 7 giờ trước
Tiếp nối những kết quả hợp tác đã đạt được trong năm 2023 và để cụ thể hóa các nội dung đã ký kết giữa hai bên, mới đây, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Tập đoàn VNPT đã tổ chức Hội nghị ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024.
Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 10 giờ trước
Câu lạc bộ văn hóa cồng chiêng của người Cơ Ho - một dân tộc sinh sống lâu đời nhất ở Tp. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) vừa được hình thành và ra mắt tại xã Tà Nung, hứa hẹn có nhiều hoạt động hấp dẫn thu hút du khách.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vài năm trở lại đây, tình trạng trộm cắp cổ vật, đồ thờ tự tại các điểm di tích diễn ra với mật độ ngày càng tăng, số lượng cổ vật bị mất ngày càng nhiều. Điều này một lần nữa làm dấy lên những lo ngại về công tác bảo quản, bảo vệ di sản. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, khi vấn nạn “chảy máu”, buôn bán trái phép cổ vật ngày càng gia tăng, thì những cổ vật quý càng tiềm ẩn nguy cơ bị kẻ gian lấy trộm. Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"
Ngoại hạng Anh: Siêu phẩm của Hojlund giúp Man United đánh bại Brighton

Ngoại hạng Anh: Siêu phẩm của Hojlund giúp Man United đánh bại Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 10 giờ trước
Vòng 38 Ngoại hạng Anh, Man United hành quân đến làm khách tại sân của Brighton. Dù đã nỗ lực rất nhiều, nhưng đội chủ nhà không thể giành chiến thắng trong trận chia tay giải đấu cao nhất xứ sương mù.
Kinh tế - xã hội năm 2023 và đầu năm 2024 đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả tích cực

Kinh tế - xã hội năm 2023 và đầu năm 2024 đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả tích cực

Tin tức - Hoàng Quý - 10 giờ trước
Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội đã nghe trình bày Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.
Hơn 1.500 lượt ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Hơn 1.500 lượt ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 10 giờ trước
Trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã nghe Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 12 giờ trước
Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Vinamilk và sữa đặc Ông thọ tái hiện “Góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì năm 2024

Vinamilk và sữa đặc Ông thọ tái hiện “Góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì năm 2024

Sức khỏe - PV - 12 giờ trước
Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.