Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Thanh Huyền - 16:34, 11/09/2022

Ngày 10/9, tại tỉnh Thái Nguyên, đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên về lĩnh vực GD&ĐT của tỉnh, trong đó có giáo dục dân tộc.

Nhiều giải pháp phát triển GD&ĐT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã đưa đưa ra tại buổi làm việc
Nhiều giải pháp phát triển GD&ĐT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã được thảo luận tại buổi làm việc

Dự buổi làm việc có các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng: Hầu A Lềnh - Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT; Nguyễn Kim Sơn - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; Nguyễn Thanh Hải - Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên. Tham dự buổi làm việc còn có lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT, UBDT. 

Theo báo cáo của UBND tỉnh Thái Nguyên, thời gian qua, tỉnh luôn dành quan tâm đầu tư cho phát triển GD&ĐT. Nhằm định hướng và nâng cao chất lượng giáo dục cho cả giai đoạn, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh quyết nghị, thông qua chương trình phát triển GD&ĐT giai đoạn 2021 - 2025 với tổng số kinh phí trên 20.727 tỷ đồng.

Mạng lưới trường lớp các cấp học được củng cố, phát triển đều khắp, đáp ứng đủ nhu cầu học tập của học sinh. Thực hiện kế hoạch tinh giản biên chế, hiện nay, tổng số biên chế giáo viên thiếu so với định mức quy định của toàn ngành là 5.987 biên chế. Tỉnh đã ban hành và triển khai thực hiện hiệu quả Đề án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Tổng kinh phí thực hiện Đề án là trên 80 tỷ đồng.

Tỉnh đã hỗ trợ máy tính bảng và điện thoại thông minh trao tặng cho 4.771 học sinh thuộc đối tượng nghèo, cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bảo đảm 100% học sinh toàn tỉnh có đủ thiết bị học tập trực tuyến; đã hoàn thành Chương trình “Sóng và máy tính cho em” vào tháng 2/2022.

"Tôi đánh giá cao sự quan tâm của tỉnh đối với giáo dục dân tộc bằng việc chủ động bố trí nguồn lực, nhằm hỗ trợ học sinh DTTS có điều kiện học tập tốt nhất. Đề nghị tỉnh tiếp tục quan tâm đến giáo dục dân tộc, đặc biệt là đào tạo giáo viên dạy tiếng DTTS...”.

Bà Lê Thị Thanh Nhàn Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc

Tỉnh ban hành quy định vùng tuyển sinh vào các trường PTDT nội trú của tỉnh Thái Nguyên, bảo đảm công tác tuyển sinh cho các trường PTDT nội trú trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng trường PTDT nội trú, PTDT bán trú. Các trường đã làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, vận động con em Nhân dân đến lớp, đồng thời tổ chức tốt các hoạt động giáo dục và giáo dục đặc thù theo quy định.

Trong năm học, thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 và kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học cho cả giai đoạn, tỉnh đã ban hành Đề án “Bảo đảm cơ sở vật chất cho các trường mầm non, phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025”, tổng kinh phí dành cho Đề án là trên 2.800 tỷ đồng. Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia tiếp tục được tỉnh quan tâm chỉ đạo, đầu tư hiệu quả. Hiện nay, toàn tỉnh có 592/683 trường học các cấp đạt trường chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 86,68%.

Tỉnh kiến nghị Bộ GD&ĐT và các bộ, ngành liên quan quan tâm, tháo gỡ một số khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, trong đó có các nhiệm vụ liên quan đến thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với cấp THPT; ban hành các quy định, hướng dẫn đối với các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện; công tác tuyển sinh vào lớp 10; công tác kiểm định chất lượng giáo dục; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; việc xuất bản và phát hành tài liệu giáo dục địa phương; về xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ giáo dục...

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh mong muốn tỉnh Thái Nguyên cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực, quan tâm đến đối tượng học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, tạo cho cho các em có sự bình đẳng trong giáo dục
Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh mong muốn tỉnh Thái Nguyên cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực, quan tâm đến đối tượng học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, tạo cho cho các em có sự bình đẳng trong giáo dục

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đánh giá cao, bày tỏ ấn tượng trước những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, lĩnh vực GD&ĐT nói riêng. Bộ trưởng, Chủ nhiệm cho rằng, tỉnh đã dành nhiều sự quan tâm cho sự nghiệp GD&ĐT bằng việc ban hành, những cơ chế, chính sách đặc thù, trong đó có giáo dục vùng đồng bào DTTS.

Đồng tình với những giải pháp phát triển giáo dục của tỉnh trong thời gian tới, Bộ trưởng, Chủ nhiệm mong muốn, song song với phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực, quan tâm đến đối tượng học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, tạo cho cho các em có sự bình đẳng trong giáo dục. Ngành Giáo dục của tỉnh cần có giải pháp cơ cấu lại hệ thống trường lớp; quan tâm đến các Trường PTDT nội trú, PTDT bán trú; tổng kết mô hình giáo dục đặc thù để có hướng phát triển phù hợp.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm mong muốn tỉnh, Bộ GD&ĐT tăng cường phối hợp với UBDT triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, trong đó có dự án, tiểu dự án liên quan đến giáo dục, bảo đảm đúng đối tượng thụ hưởng, phát huy hiệu quả trong thực tiễn.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều điểm sáng trong việc ban hành cơ chế chính sách đặc thù trong phát triển GD&ĐT
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều điểm sáng trong việc ban hành cơ chế chính sách đặc thù trong phát triển GD&ĐT

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn ghi nhận, biểu dương những kết quả đạt được của tỉnh Thái Nguyên và đánh giá cao tỉnh đã dành sự quan tâm đến giáo dục. Đặc biệt tỉnh có nhiều điểm sáng trong việc ban hành cơ chế chính sách đặc thù trong phát triển GD&ĐT.

Về nhiệm vụ thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị tỉnh Thái Nguyên quan tâm triển khai hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông mới; phát triển, đổi mới mô hình đào tạo các trường PTDT nội trú, quan tâm đến giáo dục dân tộc. Tỉnh lưu ý triển khai kế hoạch đào tạo giáo viên, có sự phối hợp đặt hàng trong đào tạo giáo viên dạy các môn nghệ thuật. Tăng cường phát triển giáo dục vùng. Chuẩn hóa về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên. Phát triển hệ thống các trường ngoài công lập...

Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải trân trọng cảm ơn những ý kiến thảo luận, chỉ đạo, gợi mở của các đồng chí lãnh đạo đối với tỉnh Thái Nguyên trong phát triển sự nghiệp GD&ĐT nói riêng, kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung. Chia sẻ những khó khăn và định hướng phát triển của tỉnh thời gian tới, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên mong muốn các đồng chí lãnh đạo, các bộ, ngành tiếp tục quan tâm đến tỉnh Thái Nguyên trong việc thực hiện các chương trình, chính sách, nâng cao chất lượng giáo dục. Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên khẳng định sẽ phối hợp tốt với các bộ, ngành, vào cuộc quyết liệt để hoàn thành các chương trình, chính sách theo kế hoạch đã đề ra.

Thái Nguyên là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội và được xác định là một trong những trung tâm vùng của các tỉnh Trung du miền núi Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên trên 3.500 km2 với trên 90% diện tích tự nhiên là đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp. Tỉnh có 9 huyện, thành phố (trong đó có 4 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao) và 178 xã, phường và thị trấn, trong đó có 110 xã thuộc vùng DTTS và miền núi, được phân định thành 3 khu vực (I, II, III) theo trình độ phát triển (84 xã thuộc khu vực I, 12 xã thuộc khu vực II và 14 xã thuộc khu vực III; 142 thôn, xóm được công nhận là đặc biệt khó khăn); dân số trên 1,3 triệu người với 51 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 50 DTTS với dân số là 384.374 người, chiếm gần 29,87% dân số toàn tỉnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 1.119 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS của tỉnh Lào Cai.
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Sức khỏe - Như Ý - 4 giờ trước
Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - T.Hợp - 7 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống – nghề cói Kim Sơn, thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 11 giờ trước
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Giáo dục - T.Hợp - 12 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5/2024, cổng đăng kí trực tuyến kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 mở, phục vụ thí sinh đăng ký dự thi.
Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Giải trí - T.Hợp - 12 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3/5 đến ngày 5/5, Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6 bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng thực hiện.
Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Sự kiện - Bình luận - PV - 13 giờ trước
Cách đây vừa tròn 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam, minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Tin tức - Minh Nhật - 13 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay (2.5), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến cho đến 17 giờ ngày 10.5. Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn học sinh lớp 12 cách thức đăng ký và lưu ý để tránh sai sót.
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 14 giờ trước
Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.