Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Không để dịch COVID-19 bùng phát trong diện rộng

PV - 20:31, 09/08/2020

Đây là khẳng định của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tại cuộc họp diễn ra vào chiều 9/8, tại Trụ sở Chính phủ.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

* Cơ bản khống chế ổ dịch Đà Nẵng

Trước diễn biến tình hình dịch bệnh, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nêu rõ, qua đánh giá sơ bộ, dịch COVID-19 đã lây lan từ Đà Nẵng ra các địa phương khác nên khả năng mầm bệnh ở cộng đồng vẫn còn. Do đó, các địa phương phải luôn trong trạng thái sẵn sàng trên tinh thần cảnh giác, không để dịch bệnh xâm nhập vào các bệnh viện; nếu phát hiện cần khoanh vùng ngay lập tức, tập trung truy vết các ca nhiễm.

Trước diễn biến tình hình dịch bệnh tại Hà Nội, Bộ Y tế đã điều phối đội xét nghiệm về hỗ trợ Hà Nội để triển khai nhanh công tác xét nghiệm trên diện rộng. Theo đó, Bộ Y tế đã phân bổ cho 4 đơn vị trực thuộc, hỗ trợ Hà Nội xét nghiệm Realtime RT-PCR với 75.000 mẫu bệnh phẩm. Đồng thời, Sở Y tế thành phố Hà Nội đã giao cho 11 bệnh viện khẩn trương hoàn thiện quy trình, thủ tục để triển khai xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR.

Cùng với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đã vào cuộc mạnh mẽ, chắc chắn và quyết liệt theo đúng tinh thần chỉ đạo chung của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo.

Liên quan đến công tác xét nghiệm, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, đến nay, Bộ Y tế đã điều chỉnh 3 lần chiến lược xét nghiệm với xu hướng mở rộng đối tượng, xét nghiệm duy nhất bằng phương pháp Realtime RT-PCR nhằm chẩn đoán ca mắc COVID-19. "Các trường hợp có yếu tố dịch tễ, nghi ngờ hoặc có triệu chứng ho, sốt, khó thở… đều phải xét nghiệm", Quyền Bộ Trưởng Bộ Y tế nêu rõ.

Cùng với đó, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn tạm thời việc gộp mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho các cơ sở y tế dự phòng, cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc; qua đó đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm sàng lọc trong cộng đồng và người có nguy cơ nhiễm bệnh.

Chuyên gia Trần Đắc Phu, Cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế cộng đồng Việt Nam (PHEOC) cho biết, đến nay, Đà Nẵng đã và đang làm tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19; cơ bản khống chế ổ dịch tại Đà Nẵng, hạn chế tình trạng lây lan. Nhấn mạnh kiên định nguyên tắc “ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch”, Chuyên gia Trần Đắc Phu đánh giá cao việc ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện truy vết ca nhiễm; Đà Nẵng thành lập các tổ cộng đồng “đi từng ngõ, gõ từng nhà” đang hoạt động hiệu quả.

“Không chỉ ổ dịch tại Đà Nẵng, tất cả các địa phương cần phải chú ý đến công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt các tỉnh du lịch có lượng người đi lại nhiều. Chúng ta nên làm chậm quá trình bùng phát, tránh ảnh hưởng đến người mắc bệnh nền, có ổ dịch nào khoanh vùng lại để kiểm soát”, Chuyên gia Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

* Cùng chung tay chiến thắng dịch bệnh

Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, không chỉ riêng Đà Nẵng, Quảng Nam, tất cả các địa phương tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm người có liên quan đến các ca bệnh ở Đà Nẵng; người có tiền sử đi qua hoặc trở về từ Đà Nẵng; người có triệu chứng nhiễm bệnh. Qua báo cáo của ngành Y tế, hiện cả nước đã xuất hiện các ca nhiễm trong cộng đồng tại một số tỉnh, thành phố, chủ yếu có liên quan đến ổ dịch tại Đà Nẵng.

Thực hiện các biện pháp phòng dịch đã được quán triệt từ trước, đặc biệt đã được siết chặt trong thời gian gần đây, Phó Thủ tướng tin tưởng: "Không để dịch COVID-19 bùng phát trong diện rộng”.

Đánh giá cao hệ thống chống dịch, đặc biệt hệ thống nòng cốt của ngành Y tế, Công an, Quân đội đã khởi động trở lại nghiêm túc, Phó Thủ tướng yêu cần toàn bộ hệ thống duy trì liên tục, không được lơi lỏng trên tinh thần “luôn sẵn sàng”.

Qua thực tiễn công tác phòng, chống dịch bệnh tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Phó Thủ tướng mong muốn các địa phương phối hợp Bộ Y tế, sớm hình thành “sổ tay” hướng dẫn các địa phương khác trong trường hợp phát hiện ổ dịch mới tại các bệnh viện, thành phố khác.

Mặc dù năng lực xét nghiệm hiện nay tốt hơn so với những ngày đầu xuất hiện dịch bệnh song trong một thời gian ngắn không thể xét nghiệm cho người dân, do đó, Phó Thủ tướng lưu ý các cấp, ngành chú trọng phát hiện nhanh, truy vết, xét nghiệm tất cả trường hợp được cơ quan Y tế chỉ định.

Với nguy cơ lây lan dịch bệnh thường trực trên cả nước, các địa phương tuyệt đối cảnh giác, trong đó chú trọng nâng cao ý thức của người dân. Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương, các cơ quan báo chí tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin như: Sử dụng ứng dụng Bluezone (để phát hiện người tiếp xúc gần với người nhiễm qua điện thoại thông minh nhanh chóng, chính xác, ít tốn kém); ứng dụng NCOVI (để khai báo y tế và theo dõi sức khoẻ).

“Các ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp các biện pháp khác rất hiệu quả. Chúng ta kêu gọi ý thức của người dân cùng chung tay chiến thắng dịch bệnh”, Phó Thủ tướng nêu rõ.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với các địa phương theo dõi sát tình hình Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2020.

“Đây là kinh nghiệm đảm bảo an toàn trên diện rộng, khi các hoạt động cần thiết của xã hội phải thực hiện trong điều kiện dịch bệnh”, Phó Thủ tướng nhận định.

Trên tinh thần đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế tiếp tục theo dõi sát, lưu ý diễn biến tình hình dịch bệnh để đảm bảo quyền lợi cho các thí sinh chưa tham gia được đợt thi này trên tinh thần công bằng, nhân văn.

* Số lượng mắc COVID-19 theo cụm gia đình cao

Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến 18 giờ ngày 9/8, Việt Nam ghi nhận 841 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 317 trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài vào Việt Nam, 11 trường hợp tử vong, 395 trường hợp khỏi bệnh.

Từ ngày 23/7 đến nay, Việt Nam ghi nhận 397 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 42 trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài và 355 trường hợp hầu hết có yếu tố dịch tễ liên quan đến ổ dịch Đà Nẵng, tại 15 tỉnh, thành phố (Đà Nẵng, Quảng Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Hà Nội, Thái Bình, Bắc Giang, Đồng Nai, Hà Nam, Thanh Hóa, Quảng Trị, Hải Dương, Khánh Hòa).

Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN
Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

So với tình hình dịch bệnh giai đoạn trước, Bộ Y tế nhận định, các trường hợp lây nhiễm tại Đà Nẵng khá đa dạng với nhiều hình thức lây nhiễm khác nhau, phổ biến với hình thức lây nhiễm trong gia đình. Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng mắc theo cụm gia đình cao với 81 trường hợp trong 28 cụm gia đình, so với giai đoạn trước chỉ có 2 cụm gia đình nhỏ. Hiện tỷ lệ trẻ em mắc COVID-19 khoảng 2,7%, người già trên 60 tuổi khoảng 30,6%.

Sau Đà Nẵng, Quảng Nam trở thành điểm dịch nóng thứ 2 với 64 trường hợp mắc, chủ yếu là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đến thăm khám, điều trị tại cụm 3 bệnh viện tại Đà Nẵng. Hiện Quảng Nam đã phong tỏa một số khu vực có nguy cơ cao, tiến hành xét nghiệm trường hợp nghi nhiễm.

Tính đến ngày 8/8, cả nước đang cách ly 178.695 người, trong đó 5.252 người cách ly tại cơ sở y tế; 27.798 người cách ly tại khu cách ly tập trung; 145.645 người cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú. Cả nước đã thực hiện 564.642 xét nghiệm Realtime RT-PCR. Từ ngày 23/7-9/8, Đà Nẵng thực hiện 34.870 xét nghiêm; Hà Nội thực hiện 6.282 xét nghiệm; Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện 42.454 xét nghiệm./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Xem xét các nội dung, điều kiện đảm bảo cho kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Xem xét các nội dung, điều kiện đảm bảo cho kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc sáng nay (13/5). Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tập trung rà soát, xem xét các nội dung còn lại trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 và các điều kiện đảm bảo cho kỳ họp.
Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Kon Tum có rất nhiều nghề thủ công truyền thống độc đáo, gắn liền với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ, sinh hoạt đời sống cộng đồng, mang đậm nét văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập và phát triển, cũng có không ít nghề truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Trước thực tế này, cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, nhiều nghệ nhân ở các bản làng, bằng nhiều cách đã quyết tâm gìn giữ và truyền lửa đam mê cho thế hệ trẻ mai sau.
Hà Giang: Phát lộ số tiền sai phạm sau thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Hà Giang: Phát lộ số tiền sai phạm sau thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Pháp luật - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Thanh tra tỉnh Hà Giang đã ban hành Kết luận thanh tra số 02/KL-TTr ngày 18/3/2024 về việc chấp hành quy định của pháp luật trong tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB &XH) và các đơn vị trực thuộc. Qua thanh tra phát hiện sai phạm hơn 370 triệu đồng.
Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Kinh tế - PV - 1 giờ trước
Mạng lưới sạc được quy hoạch 150.000 cổng, hệ thống xưởng dịch vụ, showroom và nhà phân phối phủ khắp 63 tỉnh, thành mang tới sự thuận tiện tối đa cho người dùng xe điện…, là một trong những lý do khiến số lượng người “đếm ngược” đến ngày VinFast VF 3 mở cọc sớm tăng liên tục những ngày qua.
Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ

Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ

Gương sáng - Vàng Ni - 1 giờ trước
Sinh ra ở huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An, trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mẹ vướng vòng lao lý, bố làm thuê, nhưng Ốc Thị Quỳnh Anh không ngừng nỗ lực, vượt qua khó khăn, mặc cảm vươn lên giành được học bổng trị giá 1 tỷ đồng của trường Đại học Anh Quốc...
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Cao Bằng: Triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS” trên địa bàn tỉnh

Cao Bằng: Triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS” trên địa bàn tỉnh

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
UBND tỉnh Cao Bằng vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh nhằm động viên, khích lệ đồng bào DTTS tích cực tham gia vào các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tại địa phương trong giai đoạn hiện nay.
Tạm giữ hơn 500 sản phẩm thuốc lá điện tử

Tạm giữ hơn 500 sản phẩm thuốc lá điện tử

Pháp luật - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Công an Tp. Lào Cai phối hợp cùng Đội Quản lý thị trường số 1 - Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai, kiểm tra và thu giữ lô hàng hơn 500 máy và phụ kiện thuốc lá điện tử trên địa bàn phường Kim Tân, Tp. Lào Cai.
Kon Tum: Xử phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người làm dịch vụ lái xe hộ

Kon Tum: Xử phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người làm dịch vụ lái xe hộ

Pháp luật - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Phòng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh Kon Tum vừa lập biên bản vi phạm và tạm giữ phương tiện đối với một trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi lái xe dịch vụ chạy xe hộ cho người uống rượu, bia.
Khai mạc Hội nghị tập huấn điều tra, thu thập thông tin về thực trạng KT-XH 53 DTTTS năm 2024

Khai mạc Hội nghị tập huấn điều tra, thu thập thông tin về thực trạng KT-XH 53 DTTTS năm 2024

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 1 giờ trước
Sáng 13/5, tại Tp. Quy Nhơn (Bình Định), Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Tổng cục Thống kê (TCTK) tổ chức Hội nghị tập huấn điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội (KT-XH) của 53 DTTS năm 2024 và nghiệp vụ thống kê xã hội, môi trường.
Nam Đông (Thừa Thiên Huế) công nhận Người có uy tín trong đồng bào DTTS giai đoạn 2024 - 2028

Nam Đông (Thừa Thiên Huế) công nhận Người có uy tín trong đồng bào DTTS giai đoạn 2024 - 2028

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 1 giờ trước
UBND huyện Nam Đông đã ban hành Quyết định số 571/QĐ-UBND công nhận Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện giai đoạn 2024 - 2028.