Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Không chủ quan với bệnh sốt rét

Đông Hưng - 15:24, 24/05/2021

Những năm gần đây, bệnh sốt rét có xu hướng giảm nhưng nguy cơ sốt rét vẫn còn cao tại các vùng có sốt rét lưu hành, đặc biệt, tại các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Vì vậy, ngành Y tế các địa phương và người dân vẫn phải chủ động phòng, chống bệnh sốt rét.

Phòng dịch sốt rét và sốt xuất huyết là một trong những hoạt động thường xuyên của các y, bác sĩ Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn (Bình Định). (Ảnh TL)
Phòng dịch sốt rét và sốt xuất huyết là một trong những hoạt động thường xuyên của các y, bác sĩ Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn (Bình Định). (Ảnh TL)

Cần chủ động phòng bệnh

Theo đánh giá của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn (Bình Định) thì việc chỉ đạo và phòng chống bệnh sốt rét còn gặp nhiều khó khăn do chưa kiểm soát được nhiễm bệnh ở các đối tượng nguy cơ di biến động và chưa có biện pháp bảo vệ cho những người đi rừng, ngủ rẫy và giao lưu biên giới.

Theo thống kê của ngành Y tế, trong năm 2020, cả nước có 1.733 ca bệnh sốt rét (giảm 8.713 ca so với năm 2016), trong đó có 1 trường hợp tử vong. Riêng tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên có 1.175 ca, chiếm 67% số ca của cả nước. Đối với các địa phương có bệnh sốt rét lưu hành, chính quyền các cấp, đặc biệt là ngành y tế địa phương cần chủ động xây dựng kế hoạch, đáp ứng nhu cầu về nguồn lực cho công tác phòng, chống và loại trừ sốt rét ở địa phương mình, không để bùng dịch và diễn biến phức tạp.

Ngành Y tế Đắk Nông cho biết, trên địa bàn tỉnh có nhiều huyện nằm trong vùng sốt rét lưu hành như: Tuy Đức, Đắk R’lấp, Đắk Mil và Cư Jút. Riêng từ năm 2020 đến nay, đã có trên 50 trường hợp mắc sốt rét, nhiều ca sốt rét nặng. Các vùng giáp ranh biên giới hay vùng rừng núi đều có diễn biến phức tạp. Để “hạ nhiệt” tình trạng này, các nhân viên y tế đã phối hợp với các già làng, Người có uy tín trong cộng đồng đến tận các thôn, buôn khảo sát, theo dõi chặt chẽ diễn biến của các ca bệnh, đồng thời cấp phát màn, phun hóa chất, khoanh vùng các ổ dịch.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Krông Pa (Gia Lai) cấp phát và tẩm màn bằng hóa chất cho người dân. (Ảnh TL)
Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Krông Pa (Gia Lai) cấp phát và tẩm màn bằng hóa chất cho người dân. (Ảnh TL)

Trung tâm Y tế Tuy Đức và một số huyện khác ở Đắk Nông cũng đã triển khai các biện pháp can thiệp trực tiếp. Chú trọng công tác truyền thông trực tiếp để nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống bệnh sốt rét. Thực hiện tẩm màn bằng hóa chất cho người dân, phát kem xua muỗi và tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế thôn, buôn.

Lãnh đạo Sở Y tế Bình Định cũng cho biết, song song với việc phòng, chống COVID-19, ở các vùng có sốt rét lưu hành, cán bộ y tế địa phương vẫn phải bám sát các phương án phòng, chống bệnh sốt rét. Bác sĩ Bùi Ngọc Lân, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bình Định đánh giá: “Nếu không đầu tư nguồn lực tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống sốt rét thì dịch bệnh sốt rét có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên, trong đó có Bình Định. Ngành Y tế phải thường xuyên thực hiện công tác giám sát và phát hiện, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời”.

Thay đổi ý thức

Chị Rơ Lan Chung, nhân viên y tế thôn bản ở huyện Ia H'Drai (Kon Tum) cho biết: Khó khăn nhất là thay đổi thói quen của người dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Mỗi nhân viên y tế chúng tôi là một tuyên truyền viên hướng dẫn cụ thể cho từng nhà, từng người cách ngủ màn, cách bôi kem chống muỗi để phòng bệnh sốt rét. Trong bối cảnh hiện nay, ngành Y tế vừa phải căng mình phòng, chống dịch COIVID-19 nhưng cũng không được lơ là với các loại dịch bệnh khác.

Tại xã biên giới Bù Gia Mập (huyện Bù Gia Mập, Bình Phước) nơi giáp ranh với Tây Nguyên cũng là điểm nóng về sốt rét. Hàng loạt nhân viên y tế luôn thường trực tích cực hướng dẫn người dân cách phòng, chống sốt rét. Đặc biệt là tuyên truyền, vận động người dân thường xuyên dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, giữ gìn môi trường sống xung quanh sạch sẽ, ngủ giăng màn... Riêng tại Bù Gia Mập, năm 2020 xảy ra 56 ca mắc bệnh sốt rét, 4 tháng đầu năm 2021 đã ghi nhận 7 ca.

Không chủ quan với bệnh sốt rét 2
Cán bộ y tế kiểm tra mẫu test chẩn đoán nhanh bệnh sốt rét tại buôn Đrang Phốk, huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk). (Ảnh TL)

Theo đề xuất của TS. Hồ Văn Hoàng, Viện trưởng Viện sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn thì, phải tăng cường công tác chỉ đạo hệ thống y tế, tổ chức phòng chống và loại trừ sốt rét tại các địa phương. Tăng cường công tác giám sát dịch tễ sốt rét, chú trọng các vùng có nguy cơ xảy ra dịch, vùng xa, vùng sâu, vùng biên giới, vùng sốt rét kháng thuốc.... Bảo đảm uống thuốc điều trị đủ ngày, đủ liều. Củng cố mạng lưới y tế cơ sở thôn bản, làm tốt công tác tuyên truyền, truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng chống và loại trừ sốt rét…

Tin cùng chuyên mục
Hồng sâm bản địa- Cánh cửa mới cho dược liệu quốc gia và sinh kế nơi vùng cao Lai Châu

Hồng sâm bản địa- Cánh cửa mới cho dược liệu quốc gia và sinh kế nơi vùng cao Lai Châu

Hồng Sâm Lai Châu là sản phẩm hồng sâm đầu tiên được chế biến từ sâm Việt Nam, đang mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao giá trị dược liệu nội địa, đồng thời góp phần phát triển kinh tế địa phương, tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng núi cao Lai Châu.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Khó khăn không bằng lúc mới Đổi mới, chúng ta đủ bản lĩnh để thích ứng linh hoạt

Thủ tướng: Khó khăn không bằng lúc mới Đổi mới, chúng ta đủ bản lĩnh để thích ứng linh hoạt

Chiều 7/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với các bộ, ngành, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, hiệp hội, doanh nghiệp để chủ động thích ứng với tình hình mới về thương mại quốc tế. Cùng dự có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Chủ tịch Quốc hội tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc

Chủ tịch Quốc hội tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Sáng 7/4 (theo giờ địa phương), tại Tashkent, Uzbekistan, nhân dịp tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc Lạc Tang Giang Thôn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ truy điệu đồng chí Khamtay Siphandone

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ truy điệu đồng chí Khamtay Siphandone

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Ngày 7/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Việt Nam viếng và dự Lễ truy điệu đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Bản sắc và hội nhập - PV - 8 giờ trước
Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba. Câu ca ấy bao đời nay đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người dân đất Việt. Dù ở bất cứ nơi đâu, cứ đến ngày Giỗ Tổ, con dân đất Việt trên mọi miền Tổ quốc, kiều bào ta ở nước ngoài đều hướng về Đền Hùng (Phú Thọ), một lòng thành kính tri ân công đức tổ tiên.
Lãnh đạo và Nhân dân TP. Hồ Chí Minh dâng hương, tri ân công đức của Quốc Tổ Hùng Vương

Lãnh đạo và Nhân dân TP. Hồ Chí Minh dâng hương, tri ân công đức của Quốc Tổ Hùng Vương

Tin tức - Tào Đạt - 8 giờ trước
Ngày 7/4 (nhằm mùng 10/3 âm lịch), Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2025 với chủ đề “Nhớ ơn Quốc Tổ Hùng Vương”, tại Khu tưởng niệm Vua Hùng thuộc Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc (TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh).
Bình Dương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Bình Dương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Tin tức - Duy Chí - 9 giờ trước
Thể hiện lòng hiếu kính với tổ tiên, đặc biệt là tình cảm, nỗi nhớ cội nguồn của người dân phương Nam chưa có điều kiện được về thăm “đất Tổ”, đã mang sản vật, hương, quả dâng lên bàn thờ các Vua Hùng tại Cây Đa Hồn Việt – Bình Dương.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lãnh đạo và Nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ tổ chức dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Lãnh đạo và Nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ tổ chức dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Tin tức - Tào Đạt - 9 giờ trước
Sáng 07/4/2025 (mùng 10/3 âm lịch), lãnh đạo và Nhân dân tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã dâng hương, dâng hoa để tưởng nhớ, tri ân công ơn của các Vua Hùng và những bậc tiền nhân đã đặt nền móng cho dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam mãi trường tồn, rạng danh và thịnh vượng.
Nhân dân các dân tộc huyện Đăk Hà tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Nhân dân các dân tộc huyện Đăk Hà tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 9 giờ trước
Theo thông lệ hơn 10 năm nay, mỗi dịp mùng 10 tháng 3 (Âm lịch) hằng năm, huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương với ý nghĩa hướng về cội nguồn dân tộc. Hòa cùng ngày lễ của đất nước, cán bộ, Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện cũng thể hiện được đạo lý uống nước nhớ nguồn, hun đúc thêm truyền thống yêu nước và các giá trị nhân văn tốt đẹp của dân tộc.
Giỗ Tổ Hùng Vương và khát vọng hóa rồng

Giỗ Tổ Hùng Vương và khát vọng hóa rồng

Bản sắc và hội nhập - Minh Nhật - 9 giờ trước
Từ huyền thoại con Rồng, cháu Tiên đến khát vọng vươn mình hùng cường, thịnh vượng - dân tộc Việt Nam chưa bao giờ thôi khao khát khẳng định chính mình ở tầm vóc lớn hơn.
Đắk Lắk: Gói bánh chưng, giã bánh giầy dâng lên các vị Vua Hùng

Đắk Lắk: Gói bánh chưng, giã bánh giầy dâng lên các vị Vua Hùng

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 9 giờ trước
Ngày 7/4, tại Di tích lịch sử Quốc gia Đình Lạc Giao, Tp. Buôn Ma Thuột, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2025. Đây là dịp để Nhân dân hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công ơn Tổ tiên đã khai sinh đất nước.
Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về 4 chính sách đối với cán bộ khi bỏ cấp huyện, sắp xếp lại cấp xã

Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về 4 chính sách đối với cán bộ khi bỏ cấp huyện, sắp xếp lại cấp xã

Tin tức - Minh Nhật - 10 giờ trước
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà vừa thông tin về các chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động khi tổ chức chính quyền địa phương theo 2 cấp.