Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khôi phục lễ hội dân gian truyền thống cần thực chất và bền vững

Minh Nhật - Hoàng Minh - 13:40, 08/11/2023

Lễ hội dân gian truyền thống các dân tộc đang dần được khôi phục, hồi sinh trong mỗi cộng đồng dân cư, nhiều lễ hội gắn liền với phát triển du lịch, tôn vinh, quảng bá đặc trưng, thế mạnh của các ngành nghề, các di sản văn hóa, danh lam, thắng cảnh được tổ chức đã khẳng định giá trị văn hóa, sức sống và tầm quan trọng của lễ hội trong phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương trong cả nước. Tuy nhiên xu thế hiện nay môi trường tồn tại của lễ hội ngày càng có nhiều thay đổi. Hệ thống tín ngưỡng, tâm linh và các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc đang có những biến động, thậm chí đứng trước nguy cơ biến dạng, ngày càng mai một. Vì vậy, khôi phục lễ hội dân gian truyền thống là việc làm cần thiết, cấp bách, tuy nhiên cũng cần phải đi vào thực chất và bền vững.

Vòng đại xòe với 5000 diễn viên là nghệ nhân, quần chúng của TX.Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn thể hiện.
Vòng đại xòe với 5000 diễn viên là nghệ nhân, quần chúng của TX.Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn thể hiện.

Nỗi lo bị pha tạp

Theo thống kê, hiện nay cả nước ta có khoảng 8.000 lễ hội, trong đó có trên 7.800 lễ hội dân gian (chiếm gần 90%), phần lớn trong số đó là do cấp xã quản lý (chiếm 85% chủ yếu do làng, xã tổ chức). Nhìn vào số lượng lễ hội có thể thấy lễ hội dân gian ở nước ta rất đa dạng, phong phú, song hiện nay xu hướng đồng dạng hóa lễ hội đang trở nên phổ biến và khiến cho lễ hội dân gian đặc biệt ở dân tộc thiểu số (DTTS) phần nào trở nên nhạt nhòa, các lễ hội mất dần tính đặc sắc.

Lễ hội dân gian vốn gắn bó với từng làng quê, từng vùng, miền và mang tính đặc trưng, song hiện nay lại được tổ chức theo một khuôn mẫu, một trình tự, một kịch bản gần như nhau, tạo nên sự đơn điệu, kém hấp dẫn.

Một số lễ hội DTTS vẫn chưa được khôi phục, vẫn bị thất truyền và lực lượng nghệ nhân dân gian ngày càng mai một. Bên cạnh đó, sự chi phối của yếu tố thương mại và lợi nhuận trong tổ chức lễ hội cũng đang là một thách thức, rào cản lớn trong quá trình bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc.

Lễ hội được phục dựng để phục vụ, thu hút khách du lịch, nhiều yếu tố trong lễ hội được làm mới, xa lạ với truyền thống địa phương; cách thức tổ chức nhiều lễ hội dân gian chưa tốt, thậm chí lộn xộn, gây bất bình cho du khách và xã hội.

 Tái hiện lễ hội Tịch điền của Vua Hùng
Tái hiện lễ hội Tịch điền của Vua Hùng

Ví như sự kết hợp nhiều khi vụng về, chắp vá vội vàng các yếu tố của lễ hội dân gian trong các lễ hội du lịch hay sân khấu hóa nhiều loại hình nghệ thuật dân gian khó được du khách chấp nhận, rồi “hội chứng kỷ lục”, “hội chứng xin nâng cấp lễ hội” cũng khiến cho sự ganh đua xảy ra, dẫn đến lãng phí và cả sự mất đoàn kết trong cộng đồng. Điều này đang có nguy cơ khiến cho lễ hội bị sa đà vào xu hướng hình thức, pha tạp, lai căng, không còn thực chất là ngày hội của nhân dân...

Theo quan niệm của đồng bào các DTTS, mỗi dịp tổ chức lễ hội là mỗi dịp báo cáo với Giàng, các vị thần linh về những sự kiện đã hoặc sắp diễn ra của làng, gia đình hoặc dòng tộc hoặc của vùng. Đây thường là những sự kiện lớn, có sức lan tỏa rộng trong đời sống tâm linh của đồng bào. Đi kèm với các sự kiện bao giờ cũng có nghi lễ cúng bái, tiến hành theo đúng theo nghi thức truyền thống.

Tuy nhiên, hiện nay là nhiều không gian văn hóa, lễ hội của đồng bào đang dần bị hiện đại hóa. Một số lễ hội của đồng bào DTTS chưa xuất phát từ nhu cầu tự thân của chính cộng đồng. Thậm chí, có những lễ hội cộng đồng được các đạo diễn dàn dựng, hướng dẫn nghệ nhân thực hiện theo kịch bản, rồi khoác cho nó cái áo “lễ hội dân gian” để phục vụ du lịch và công tác tuyên truyền…Các lễ hội được phục dựng và tổ chức vào các dịp lễ kỷ niệm, các sự kiện văn hóa, xã hội phục vụ cho phát triển du lịch... nên các hoạt động lễ hội thường bị sân khấu hóa, người dân đến lễ hội để xem chứ chưa thật sự hòa mình vào các hoạt động lễ hội, chưa phát huy được vai trò là chủ nhân của lễ hội.

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên gắn liền với văn hóa đặc trưng, độc đáo
Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Cần phát huy vai chủ thể cộng đồng

Năm 2020, Bộ VH-TT&DL lựa chọn nhiều lễ hội truyền thống các DTTS cần được phục dựng, bảo tồn như: Lễ hội truyền thống dân tộc Lào, tỉnh Điện Biên; Lễ hội truyền thống dân tộc La Chí, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang; Lễ hội truyền thống dân tộc Nùng, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang; Lễ hội truyền thống dân tộc Thái, tỉnh Yên Bái; Lễ hội truyền thống tỉnh Bình Phước; Lễ hội truyền thống dân tộc Shi La, tỉnh Lai Châu; Lễ hội truyền thống dân tộc Gia rai, tỉnh Kon Tum...

Theo đó khi tổ chức phục dựng lễ hội, Sở VH-TT&DL và Sở VH-TT các tỉnh chú trọng việc chỉ đạo tổ chức phục dựng lễ hội truyền thống giàu bản sắc, được lưu giữ trong đời sống các dân tộc trên địa bàn. Các lễ hội cần diễn ra một cách dân dã, tự nhiên, phản ánh sinh hoạt văn hóa cộng đồng, do đồng bào chủ động tham gia mở hội và thụ hưởng những giá trị văn hóa do lễ hội mang lại một cách thiết thực, lành mạnh, tiết kiệm. Lễ hội dân gian truyền thống không nên tùy tiện, lạm dụng các hình thức sinh hoạt văn hóa mới làm phai nhòa bản sắc văn hóa dân gian.

Đồng thời chú ý phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, những Người có uy tín, các nghệ nhân văn nghệ dân gian tham gia vào hoạt động của lễ hội, kể cả trong hành lễ cũng như trong phần hội, tránh khiên cưỡng, áp đặt; tránh mang nặng yếu tố thương mại hoặc lợi dụng để hoạt động mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc và các tệ nạn xã hội khác trong đời sống xã hội, gây phản cảm và xa lạ với đồng bào DTTS.

Lễ hội làng Dâu (huyện Bình Lục, Hà Nam) - Nguồn: nhandan.com.vn
Lễ hội làng Dâu (huyện Bình Lục, Hà Nam) - Nguồn: nhandan.com.vn

Theo lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hóa nhận định: Đôi khi lễ hội có thể được sáng tạo thêm dựa trên nền tảng của truyền thống để tạo nên dấu ấn văn hóa của thế hệ mới, nhưng như thế không có nghĩa là “vay mượn” những điều không phù hợp, xa lạ với nếp cũ bởi đó chính là làm sai lệch lễ hội truyền thống. Hơn ai hết, chủ thể - cộng đồng dân cư ở nơi sở hữu lễ hội hiểu rõ về nhân vật mà mình thờ cúng, về nghi thức cần có và quy trình thực hành... Cũng chính vì vậy mà cộng đồng chủ thể đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho lễ hội diễn ra đúng bài bản mà vẫn an toàn

Bà Nguyễn Thị Phương Châm - PGS, TS Viện Nghiên cứu văn hóa chia sẻ: Lễ hội dân gian trước tiên phải giữ được tính đa dạng của lễ hội dân gian (đa dạng loại hình, đa dạng các thực hành nghi lễ, đa dạng các biểu đạt văn hóa gắn với đặc thù của từng lễ hội, từng cộng đồng địa phương) có như vậy khách du lịch mới có nhu cầu khám phá, trải nghiệm nhiều lễ hội khác nhau, ở nhiều vùng, miền, địa phương khác nhau; khắc phục tối đa tình trạng phục hồi, làm mới tràn lan lễ hội dân gian, đưa những yếu tố mới vào lễ hội một cách tùy tiện, không phù hợp, chạy theo hình thức. Việc phục hồi, sáng tạo, làm mới lễ hội nên được thực hiện bởi những chủ thể của lễ hội trong sự kết hợp chặt chẽ với các cơ quan văn hóa, các nhà chuyên môn để quá trình này đáp ứng đúng nhu cầu và nguyện vọng của người dân, đồng thời khắc phục thương mại hóa một cách quá mức ở các lễ hội dân gian, bố trí các hòm công đức phù hợp, quản lý chặt chẽ các hình thức dịch vụ trong lễ hội, tránh việc coi khách du lịch đến lễ hội như đối tượng để kiếm lợi - một trong những nguyên nhân khiến du khách không muốn trở lại điểm du lịch đó. Đặc biệt cần thiết củng cố yếu tố thiêng - yếu tố cốt lõi trong lễ hội dân gian, để lễ hội dân gian thực sự là điểm thiêng, điểm thăng hoa của cả cộng đồng địa phương.

Màn múa rắn trong lễ hội làng Trường Lâm (quận Long Biên). Ảnh: Linh Tâm
Màn múa rắn trong lễ hội làng Trường Lâm (quận Long Biên). Ảnh: Linh Tâm

Lễ hội dân gian chỉ hấp dẫn đó là văn hóa của người dân, do chính người dân sáng tạo ra, gìn giữ, thực hành và trao truyền. Quản lý nhà nước là cần thiết, nhưng không có nghĩa là giành lấy quyền quản lý hoàn toàn, “ngoài lề hóa” người dân với chính lễ hội của họ”.

Theo GS. Lê Hồng Lý - Viện Nghiên cứu văn hóa - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam: Khi kinh tế thị trường phát triển, nhiều địa phương đã sớm nhận ra tầm quan trọng của những sản phẩm văn hóa có thể đem lại lợi ích kinh tế, nhất là có thể phát triển du lịch từ lễ hội dân gian. Tuy nhiên, vì nhu cầu giới thiệu cái mới, cái lạ của các lễ hội của đồng bào DTTS nên nhiều đơn vị đã khai thác đến mức thái quá, muốn hút khách, “câu view”, đã cố tình làm quá lên hay khác đi, bỏ qua những ý nghĩa nhân văn nguyên bản.

Tại Hội nghị Tổng kết 10 năm bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống các DTTS vừa qua cũng đã chỉ rõ những kết quả đạt được, thực trạng, những hạn chế, yếu kém trong tổ chức, phục dựng và bảo tồn các lễ hội truyền thống thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá: một số lễ hội vẫn chưa khai thác được nhiều, vẫn bị thất truyền và lực lượng nghệ nhân dân gian ngày càng mai một. Bên cạnh đó, sự chi phối của yếu tố thương mại và lợi nhuận trong tổ chức lễ hội cũng đang là một thách thức, rào cản lớn trong quá trình bảo tồn các giá trị văn hóa cổ và bản sắc dân tộc...

Hát giao duyên trên sàn Hạn Khuống là nét đẹp văn hóa truyền thống được đồng bào dân tộc Thái ở Điện Biên gìn giữ và phát huy
Hát giao duyên trên sàn Hạn Khuống là nét đẹp văn hóa truyền thống được đồng bào dân tộc Thái ở Điện Biên gìn giữ và phát huy

Lễ hội dân gian truyền thống là một hình thức sinh hoạt văn hoá đặc biệt, đậm đà bản sắc văn hoá các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, mang tính cộng đồng, có sức hấp dẫn, lôi cuốn các tầng lớp nhân dân và trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hoá của đồng bào các dân tộc. Đặc biệt, lễ hội dân gian các dân tộc còn là “bảo tàng sống” chứa đựng các giá trị văn hoá-lịch sử phong phú, có sức lôi cuốn, hấp dẫn các tầng lớp nhân dân và đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hoá của đồng bào các dân tộc.

Hiện nay nhiều địa phương trên cả nước đang tích cực triển khai Dự án 6 về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tôc thiểu số gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, mong rằng trong quá trình triển khai cần quan tâm đến yếu tố chủ thể cộng đông trong bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống.

Việc phục dựng và tổ chức các lễ hội phải được thực hiện theo nguyên tắc bảo tồn có chọn lọc những phong tục, tập quán tốt đẹp của từng cộng đồng dân cư theo hướng lành mạnh, tiến bộ và tiết kiệm, không xảy ra những biến tướng, lệch lạc trong các lễ hội. Cần tiếp tục trú trọng việc khôi phục các giá trị văn hóa tinh thần tốt đẹp, phát huy giá trị văn hóa của lễ hội. Mở rộng chính sách, chế độ đãi ngộ với những người có công truyền dạy và phổ biến di sản văn hóa phi vật thể; tạo môi trường và động lực để các nghệ nhân dân gian tiếp tục truyền bá những giá trị văn hóa phi vật thể tới cộng đồng và xã hội.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 9 giờ trước
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.
Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Kinh tế - Minh Thu - 9 giờ trước
Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị kết nghĩa với các thôn, làng đồng bào DTTS ở tỉnh Gia Lai đã phát huy tinh thần trách nhiệm, bám nắm địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở cơ sở.
Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Pháp luật - Minh Nhật - 9 giờ trước
Ngày 10/5, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định đưa thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) ra khỏi danh sách xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Đây là 2 địa bàn được lựa chọn để chuyển hóa địa bàn trong năm 2023.
Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 9 giờ trước
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang tích cực triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Chương trình đã huy động sự vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân.
Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số

Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 9 giờ trước
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1255/QĐ-BVHTTDL về tổ chức hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một tại Yên Bái, Vĩnh Phúc và Trà Vinh.
Tin trong ngày - 10/5/2024

Tin trong ngày - 10/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”. Lào Cai siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa. Người gìn giữ và trao truyền nghệ thuật trình diễn múa Trống Đu của dân tộc Mường. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 9 giờ trước
Ngày 10/5, Ban Quản lý dự án Pháp ngữ (Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Quảng Bình) và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Bình tổ chức hội thảo giới thiệu dự án “Cải thiện khả năng tiếp cận đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trao quyền kinh tế, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ, nữ học sinh người DTTS Bru Vân Kiều xã Lâm Thủy, Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”.
Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Thể thao - PV - 10 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa ký văn bản giao Sở Văn hoá và Thể thao (VH&TT) chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, các ngành liên quan thống nhất đề xuất quy định nội dung và mức chi hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Xã hội - Lê Hường - 10 giờ trước
Ngày 10/5, Công an thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND thị xã tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào DTTS trên địa bàn thị xã.
Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Tin tức - Nguyệt Anh - 20:39, 10/05/2024
Cầu truyền hình "Làng Sen nuôi chí lớn" là chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) đã giúp thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận rõ nét, chân thực hơn về thời thơ ấu, những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, Danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta.
Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 20:31, 10/05/2024
Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV sẽ diễn ra từ ngày 14-16/5/2024 tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới (thị trấn A Lưới, huyện A Lưới).