Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khôi phục lại trang phục truyền thống của dân tộc Chơ Ro

PV - 14:02, 21/01/2019

“Các bạn trẻ dân tộc Chơ Ro chưa mất đi niềm yêu thích với các trang phục truyền thống. Qua trao đổi, lớp trẻ vẫn mong có được những bộ trang phục mới để mặc trong những dịp trọng đại nhất của đời mình. Từ những mong muốn này, chúng tôi tiếp tục sửa lại vài chi tiết nhỏ để trang phục thêm hoàn chỉnh”, ông Trần Tấn Vĩnh, nguyên Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh bà Rịa-Vũng Tàu, người con của dân tộc Chơ Ro chia sẻ.

Theo những tài liệu nghiên cứu dân tộc học, y phục truyền thống của người Chơ Ro gồm có váy dành cho nữ; khố dành cho nam giới. Váy và khố được dệt từ sợi bông hoặc được làm bằng vỏ cây. Người Chơ Ro chỉ mặc khố hoặc váy, để ngực trần, chỉ trừ những khi trời quá lạnh thì có thêm áo chui đầu buộc dây.

Ngoài trang phục chính, người Chơ Ro còn trang sức bằng nhiều hình thức khác như vòng kiềng, vòng cườm, căng tai bằng gỗ hoặc ngà voi, dây thổ cẩm cuốn quanh trán cho các chàng trai trẻ, khăn bịt đầu cho đàn ông trưởng thành...

Trang phục truyền thống của dân tộc Chơ Ro chủ yếu được sử dụng trong lễ hội. Ảnh: TL Trang phục truyền thống của dân tộc Chơ Ro chủ yếu được sử dụng trong lễ hội. Ảnh: TL

Trang phục của người Chơ Ro bắt đầu bị mai một vào khoảng những năm 50 thế kỷ trước. Trong quá trình định cư ở gần người Kinh, phụ nữ Chơ Ro không còn để ngực trần, đàn ông bỏ khố để mặc quần đùi, áo gilet kiểu người Pháp. Cho đến năm 1960, phụ nữ Chơ Ro đã quen với áo bà ba, quần đen. Trang phục truyền thống chỉ được may và mặc ở những dịp lễ hội.

Theo thời gian, phần lớn người Chơ Ro đã mặc hoàn toàn giống với người Kinh. Chỉ còn vài gia đình giữ được đôi ba chiếc váy truyền thống nhưng đều đã cũ, rách. Trong các ngày lễ hội truyền thống hoặc trong những hội diễn liên hoan văn nghệ, đồng bào Chơ Ro chỉ còn mặc những bộ trang phục được mua về từ Tây Nguyên.

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu hiện có hơn 9.000 người Chơ Ro, sinh sống tập trung ở xã Bàu Lâm (huyện Xuyên Mộc); thị trấn Ngãi Giao, các xã: Bàu Chinh, Kim Long, Bình Giã (huyện Châu Đức); xã Châu Pha và xã Hắc Dịch (huyện Tân Thành). Hiện nay, để tìm lại trang phục nguyên gốc của người Chơ Ro là rất khó, bởi ngay cả những người cao tuổi nhất trong cộng đồng cũng không còn ai lưu giữ được trang phục truyền thống của cha ông mình.

Khôi phục trang phục truyền thống cho thế hệ trẻ

Ông Nguyễn Hùng, Chủ nhiệm Nhà văn hóa dân tộc Bàu Chinh (huyện Châu Đức) cho biết, khi gặp các già làng để tìm hiểu trang phục truyền thống, mỗi người mô tả lại mỗi cách khác nhau nên mới có tình trạng mỗi vùng dân tộc Chơ Ro sử dụng trang phục khác nhau.

“Chính vì sự chưa thống nhất này nên trong công tác sưu tầm, phục chế các giá trị văn hoá Chơ Ro, chúng tôi vẫn băn khoăn vì chưa tìm được trang phục chính thống của đồng bào”, ông Đỗ Đình Quốc, Trưởng ban Dân tộc tỉnh cho hay.

Cộng đồng dân tộc Châu Ro ở Bà Rịa- Vũng Tàu hiện nay chỉ mặc trang phục truyền thống vào mỗi dịp lễ, Tết… Cộng đồng dân tộc Châu Ro ở Bà Rịa- Vũng Tàu hiện nay chỉ mặc trang phục truyền thống vào mỗi dịp lễ, Tết…

Theo một số nhà nghiên cứu, trên cơ sở khảo sát, điều tra, điền dã kết hợp phỏng vấn, so sánh, đối chiếu… đưa ra các dẫn chứng rằng, người Chơ Ro thuở xưa có kỹ thuật dệt vải giống như nhiều dân tộc ở khu vực nam Tây Nguyên. Điều này chứng tỏ, người Chơ Ro có trang phục cổ truyền riêng của dân tộc mình. Thế nhưng, do chiến tranh loạn lạc, họ sống rải rác thành từng nhóm nhỏ xen cư với người Kinh, lại liên tục di chuyển chỗ ở nên không còn lưu giữ được trang phục dân tộc.

Trong đề tài khoa học “Nghiên cứu và phục chế trang phục truyền thống của người Chơ Ro”, ông Trần Tấn Vĩnh, nguyên Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đưa ra một đề xuất độc đáo: Phục chế trang phục Chơ Ro làm đồng phục cho các học sinh Trường Dân tộc Nội trú tỉnh, giúp các em kế tục, giữ gìn di sản văn hóa của dân tộc mình trong sinh hoạt hàng ngày.

Những phác thảo đầu tiên gồm 12 mẫu đã được “cách tân”. Chẳng hạn chiếc váy dành cho nữ đã trở thành chiếc váy kín cùng áo tay lỡ mang dáng dấp của chiếc áo chui đầu ngày xưa. Trang trí trên cổ, vai, tay, ngực và thân áo là các dải hoa văn truyền thống của người Chơ Ro. Có khi trên ngực còn gắn kèm những tua chỉ màu vốn trước kia đã từng được trang trí dọc váy. Ngoài ra, còn có váy dành cho lễ hội với trang trí cầu kỳ hơn.

Với nam sinh, các mẫu đều kết hợp quần dài và khố đi cùng với nhiều kiểu áo từ không tay đến tay dài. Ngoài ra, trong Đề án thiết kế mẫu trang phục Chơ Ro còn có 2 mẫu cho người trung niên, một số mẫu túi thổ cẩm…

Với những cố gắng tìm tòi của Đoàn nghiên cứu, sự hỗ trợ của các đồng nghiệp, tấm thổ cẩm Chơ Ro mang sắc màu truyền thống tiếp tục được khôi phục và phát triển.

 BẰNG GIANG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Tin nổi bật trang chủ
Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Xã hội - Minh Nhật - 1 giờ trước
Mạng xã hội chưa bao giờ phát triển như hiện nay, cả về mức độ phổ biến và những tính năng kỹ thuật. Từ nhiều năm qua, nhiều hội, nhóm công khai có, kín có được thành lập trên mạng, thu hút rất nhiều thành viên (có những nhóm tới hàng trăm ngàn hội viên) lan truyền những nội dung phản cảm tiêu cực, kích động, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 1 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Công ty Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5/2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 1 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 1 giờ trước
Sau 3 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Bắc Kạn.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 1 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.