Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khơi dậy sức sống Bài chòi ở Quảng Ngãi

PV - 11:02, 11/12/2018

Từ sự kiện UNESCO công nhận nghệ thuật Bài chòi là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại (tháng 5/2018), di sản này đang dần hồi sinh, lấy lại sức sống. Những nghệ nhân, cán bộ công tác trong ngành văn hóa tại huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) tiếp tục nỗ lực để làm hồi sinh loại hình nghệ thuật này.

nghệ thuật Bài chòi Các học viên lớp Bài chòi tham gia biểu diễn tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

Nghệ nhân duy nhất

Bà Phạm Thị Lượng (xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi) là nghệ nhân duy nhất được phong tặng Nghệ nhân Bài chòi của huyện Mộ Đức, sau khi UNESCO công nhận Bài chòi là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.

Bà Lượng sinh ra trong gia đình thuần nông, quanh năm sống với ruộng đồng, bà học nghề đan võng để bán và hiện sống cùng con gái. Kể về niềm đam mê Bài chòi, bà Lượng cho biết: “Tôi có một người cô tham gia ca kịch phục vụ chiến trường trong Quân khu V. Sau này khi giải phóng, cô trở về mới tập tuồng, Bài chòi lại cho lớp trẻ, lúc này tôi chỉ mới 15 tuổi nhưng càng nghe càng thích hát nên đam mê từ đó... Những lớp học ca kịch, tuồng, Bài chòi mở ra hằng đêm cũng là lúc tôi đến học “lỏm” các bài hát”.

Về sau, bà Lượng được nhận tham gia các buổi biểu diễn tại xã nhà, nhiều người biết đến bà Lượng vì giọng hát ngọt ngào, dân dã, mượt mà như “hương đồng gió nội”. Theo nghề hát Bài chòi, tuồng,… đến nay đã hơn 50 tuổi, bà Lượng vẫn gắn bó với nghiệp hát. Thời điểm bà đi diễn nhiều nhất là ngày hội đại đoàn kết toàn dân tại các khu dân cư, tết hay các dịp lễ, đình làng,… bà chạy “show” cả sáng đến chiều theo đoàn Trung tâm Văn hóa huyện xuống các thôn, bản biểu diễn tuyên truyền đường lối, chính sách Đảng, Nhà nước.

Sau những ngày tất bật, bà trở về căn nhà nhỏ cấp 4 cùng đứa con gái bà đang cho theo học lớp dạy bài chòi của huyện.

Thế hệ trẻ huyện Mộ Đức giữ gìn và phát huy Bài chòi. Thế hệ trẻ huyện Mộ Đức giữ gìn và phát huy Bài chòi.

Bảo tồn và phát huy bài chòi

Nhiều nghiên cứu cho thấy, Bài chòi ra đời tại các tỉnh duyên hải miền Trung khoảng thế kỷ XVI, XVII. Bài chòi được diễn ra vào dịp tết đến, xuân về, tại các sân đình, miếu, làng… Bài chòi là sự kết hợp trò chơi giữa các chòi và nghệ thuật diễn xướng, hô bài của các nghệ nhân trong vai trò anh hiệu-người quản trò dẫn dắt, hô hát các con bài được đánh ra. Chính vì vậy, trong làng quê miền Trung có câu “Rủ nhau đi đánh Bài chòi/ Để con nó khóc cho lòi rốn ra…”

Ông Võ Việt Cường, Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Mộ Đức cho biết: “Nhiều năm trước và sau giải phóng, hát Bài chòi là món ăn tinh thần không thể thiếu trong các dịp lễ tết của cư dân Quảng Ngãi nói chung, Mộ Đức nói riêng. Đây không chỉ là nét đẹp đời sống tinh thần mà còn là hoạt động giải trí giúp vơi đi mệt nhọc trong lao động, sản xuất”.

Trong một thời gian dài, nghệ thuật dân ca Bài chòi đã dần lãng quên, mai một và có nguy cơ thất truyền. Vừa qua, Phòng Văn hóa-Thông tin huyện đã đề xuất UBND huyện Mộ Đức chi ngân sách hỗ trợ để tổ chức lớp dạy hát dân ca Bài chòi, các tổ chức chơi Bài chòi cho giáo viên, học sinh, cộng tác viên văn nghệ trên địa bàn huyện.

Lớp học gồm 48 học viên, do nghệ sĩ Thu Hương, Đoàn Nghệ thuật Bài chòi tỉnh Quảng Nam hướng dẫn, tổ chức trình diễn. Trong 1 tháng, học viên đã biết hát các bài “Quảng Ngãi tình quê”, “Ông xã Bà đội”, “Hò khoan”, “Lý vọng phu”,…Trong lớp học này có học viên Trần Thị Diễm Phúc, lớp 9, Trường THCS Nguyễn Bá Loan, có tố chất hát dân ca tốt và thuần thục các điệu lý, hát dân ca…

Trong bối cảnh xã hội hiện tại với nhiều loại hình nghệ thuật phát triển, bản thân loại hình nghệ thuật Bài chòi gặp nhiều khó khăn. Để Bài chòi thoát khỏi tình trạng mai một thì cần có nhiều hơn nữa sự quan tâm vào cuộc Nhà nước, các ngành, nghệ nhân và cả người dân. Những lớp thế hệ trước chính là những người thực hành nghệ thuật Bài chòi dân gian, được coi là “di sản sống” lần lượt qua đời vì tuổi tác.

Ông Võ Việt Cường cho biết: “Để giữ gìn và phát huy giá trị di sản Bài chòi, Phòng Văn hóa-Thông tin huyện đã đưa ra các giải pháp như tổ chức cho nghệ nhân Bài chòi tham gia trình diễn nghệ thuật Bài chòi thông qua cuộc thi, liên hoan dân ca, phát động rộng rãi phong trào sáng tác, đặt lời mới cho Bài chòi..”

Ngành Giáo dục cần xem xét đưa dân ca Bài chòi vào lớp học, đồng thời, tiếp tục tư liệu hóa toàn bộ di sản nghệ thuật Bài chòi sưu tầm được trong dân gian, gắn kết bài chòi với các hoạt động du lịch.

Đối với những nghệ nhân như bà Phạm Thị Lượng khi tuổi đã cao, cần sự quan tâm, chăm sóc, đồng thời, ghi chép, thu nhập lại từ nghệ nhân những câu hô Bài chòi truyền thống, dân gian để lưu trữ, tư liệu hóa.

NGUYỄN TRANG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Đã có những năm tháng, âm nhạc dân gian và những vũ điệu Tamya Arya, Dăm Dar của người Chu Ru vắng bóng trong các buôn làng. Nhưng hôm nay đã khác, mỗi khi buôn làng mở hội hay đón khách quý, âm vọng đại ngàn của người Chu Ru lại vang lên rộn rã...
Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Sắc màu 54 - Thảo Linh - 1 phút trước
Đã có những năm tháng, âm nhạc dân gian và những vũ điệu Tamya Arya, Dăm Dar của người Chu Ru vắng bóng trong các buôn làng. Nhưng hôm nay đã khác, mỗi khi buôn làng mở hội hay đón khách quý, âm vọng đại ngàn của người Chu Ru lại vang lên rộn rã...
Sóc Trăng: Người có uy tín là lực lượng nòng cốt trong các phong trào ở cơ sở

Sóc Trăng: Người có uy tín là lực lượng nòng cốt trong các phong trào ở cơ sở

Người có uy tín - Phương Nghi - 15 phút trước
Những năm gần đây, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sóc Trăng đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong các phong trào an sinh ở cơ sở. Vai trò của Người có uy tín được phát huy đã góp phần quan trọng giúp đồng bào DTTS thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Thời sự - PV - 18:30, 02/05/2024
Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín - Trọng Bảo - 17:59, 02/05/2024
Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 1.119 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS của tỉnh Lào Cai.
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Sức khỏe - Như Ý - 17:35, 02/05/2024
Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Sắc màu 54 - Lữ Phú - 17:30, 02/05/2024
Trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có một số cuốn sách cổ viết bằng chữ Thái hệ Lai Pao trên lá cây khá độc đáo. Tuy nhiên, những cuốn sách cổ này còn rất ít và số người biết đọc chữ Thái cũng không còn nhiều. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Thái là điều hết sức cần thiết.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Thời sự - PV - 17:25, 02/05/2024
Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
Quan tâm đến đội ngũ Người có uy tín bằng những việc làm thiết thực

Quan tâm đến đội ngũ Người có uy tín bằng những việc làm thiết thực

Người có uy tín - Nhóm PV (T/h) - 15:35, 02/05/2024
Xác định vai trò quan trọng của đội ngũ Người có uy tín tại cơ sở, bên cạnh thực hiện đầy đủ các chính sách cho Người có uy tín theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhiều địa phương còn có những cách làm sáng tạo để kịp thời động viên, chăm lo cho đội ngũ Người có uy tín. Từ đó, tạo điều kiện tốt nhất để họ góp sức xây dựng bản làng...
Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - T.Hợp - 14:15, 02/05/2024
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống – nghề cói Kim Sơn, thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Công tác Dân tộc - Khánh Thư - 11:20, 02/05/2024
Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 đặt mục tiêu đến năm 2045, các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân, cơ bản không còn hộ nghèo... Để hướng tới mục tiêu này, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và các bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai các nhiệm vụ trong Chiến lược, trên tinh thần khẩn trương nhưng cẩn trọng.