Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khoảng cách giới còn tồn tại dai dẳng trong cộng đồng dân tộc thiểu số

PV - 20:54, 04/08/2021

Các vấn đề bình đẳng giới đan xen với các yếu tố dân tộc thường khó giải quyết, đòi hỏi Việt Nam cần có cách tiếp cận toàn diện và những cam kết đầu tư nguồn lực tài chính trong những năm tới.

(Ảnh minh họa: TTXVN)
(Ảnh minh họa: TTXVN)

Khoảng cách giới trong các nhóm dân tộc thiểu số và giữa các nhóm dân tộc thiểu số với dân tộc Kinh vẫn tồn tại dai dẳng trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế-xã hội. Trong cộng đồng người dân tộc thiểu số, phụ nữ và trẻ em gái thường là những đối tượng thiệt thòi hơn về khả năng tiếp cận các cơ hội, do các chuẩn mực xã hội áp đặt vị trí thấp kém hơn cho họ.

Đây là nhận định được đưa ra trong hai báo cáo “Số liệu về phụ nữ và nam giới các dân tộc ở Việt Nam giai đoạn 2015-2019” và “Tóm tắt chính sách: Các vấn đề giới trong vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam" do Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Viện Khoa học-Lao động và Xã Hội (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), Vụ Dân tộc thiểu số (Ủy ban Dân tộc) và Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam công bố hôm nay, 4/8.

Báo cáo được công bố nhân kỷ niệm Ngày quốc tế về dân tộc thiểu số,  ngày 9/8.

Thành tựu nổi bật về bình đẳng giới

Nội dung hai báo cáo được công bố gồm số liệu về phụ nữ và nam giới các dân tộc ở Việt Nam giai đoạn 2015-2019, các kết quả phân tích giới và các khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Các nguồn số liệu, thông tin trong hai báo cáo nói trên được tính toán từ kết quả điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế-xã hội của 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam do Tổng cục thống kê phối hợp với Ủy ban Dân tộc thực hiện năm 2015 và năm 2019.

Hai báo cáo tập trung vào bảy chủ đề chính: Dân số; cơ sở hạ tầng và tài sản; lao động, việc làm, thu nhập; giáo dục và đào tạo; văn hoá và xã hội; y tế và vệ sinh môi trường; cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số.

Kết quả phân tích số liệu tách biệt giới tính trong giai đoạn 2015-2019 trong báo cáo cho thấy những thành tựu nổi bật về bình đẳng giới trong các vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Nhiều chỉ số về tài sản, tiếp cận các dịch vụ cơ bản đã cải thiện đáng kể.

Cụ thể, tỷ lệ hộ gia đình dân tộc thiểu số có kết nối Internet (wifi, cáp hoặc 3G) tăng 9,4 lần, từ 6,5% năm 2015 lên 61,3% năm 2019. Có thể nói đây là bước phát triển rất mạnh trong tiếp cận thông tin ở vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt chênh lệch giữa hộ gia đình dân tộc thiểu số do nam và nữ làm chủ hộ rất ít, chỉ 1,5%.

Bên cạnh đó, tỷ lệ đi học đúng tuổi của trẻ em dân tộc thiểu số tăng 15,2% trong giai đoạn 2015-2019, trong đó trẻ em gái (tăng 15,9%) tăng cao hơn trẻ em trai (tăng 14,5%). Tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,5% trong đó không có sự khác biệt giữa nam và nữ... Tỷ lệ tảo hôn của người dân tộc thiểu số cũng đã giảm 4,7%.

Khoảng cách giới còn tồn tại dai dẳng trong cộng đồng dân tộc thiểu số 1

Thu nhập bình quân một nhân khẩu/tháng của người dân tộc thiểu số năm 2018 đã tăng mạnh 1,8 lần so với năm 2014. Đặc biệt, thu nhập trung bình hàng tháng của hộ gia đình dân tộc thiểu số có chủ hộ là nữ luôn cao hơn so với chủ hộ là nam. Tỷ lệ chủ hộ gia đình là nữ năm 2019 cũng đã tăng 3,5% so với năm 2015.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, báo cáo cũng chỉ rõ một số vấn đề giới ảnh hưởng đến phụ nữ và trẻ em gái vẫn tiếp tục tồn tại trong vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống chung ở 53 dân tộc thiểu số tuy có giảm, song mức giảm chưa đồng đều và cá biệt vẫn tiếp tục tăng trong một số dân tộc.

Cần cách tiếp cận chính sách đa chiều

Ông Bùi Tôn Hiến, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho biết trong cộng đồng người dân tộc thiểu số, phụ nữ và trẻ em gái thường là những đối tượng thiệt thòi hơn về khả năng tiếp cận các cơ hội, các nguồn lực, do các chuẩn mực xã hội áp đặt vị trí thấp kém hơn cho họ, giới hạn họ ở các hoạt động sinh con và sản xuất hộ gia đình. Sự đan xen của nhiều hình thức phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính và dân tộc có ảnh hưởng phổ biến nhất.

Khoảng cách giới còn tồn tại dai dẳng trong cộng đồng dân tộc thiểu số 2

Báo cáo chỉ ra rằng lao động nữ dân tộc thiểu số làm các công việc không ổn định, dễ bị tổn thương, lao động gia đình không hưởng lương nhiều hơn so với lao động nam dân tộc thiểu số và lao động nữ người Kinh. Tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số từ 10-49 tuổi sinh con tại cơ sở y tế đạt 86,4%, tuy nhiên vẫn thấp hơn đáng kể so với phụ nữ Kinh là trên 99%.

Nhấn mạnh cách tiếp cận đa chiều, toàn diện để xây dựng một chiến lược can thiệp tổng thể và bền vững, bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam cho rằng các vấn đề bình đẳng giới đan xen với các yếu tố dân tộc thường khó giải quyết và đòi hỏi cách tiếp cận toàn diện cũng như cần những cam kết đầu tư nguồn lực tài chính trong những năm tới.

"UN Women tin rằng báo cáo này sẽ góp phần lấp khoảng trống về số liệu thống kê giới trong các dân tộc thiểu số Việt Nam và đóng góp vào tiến trình thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, phát triển bền vững ở các vùng dân tộc thiểu số," bà Elisa Fernandez Saenz nói.

Báo cáo vừa được công bố đã cung cấp một bức tranh rõ nét, đa chiều về thực trạng bình đẳng giới ở các vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Báo cáo chỉ ra các vấn đề giới nào đang được Chính phủ giải quyết tốt và vấn đề nào cần tiếp tục nỗ lực can thiệp về cả chính sách và chương trình. Các số liệu thống kê giới này sẽ là cơ sở cho quá trình xây dựng, thực hiện và giám sát các chính sách phát triển kinh tế-xã hội ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi hướng tới phát triển bền vững vào năm 2030.

Ông Lưu Xuân Thủy, Vụ trưởng Vụ dân tộc thiểu số - Ủy ban Dân tộc, tin rằng, những phân tích về bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số là thông tin nền tảng, hữu ích cho các bên liên quan để thiết kế các chính sách và chương trình can thiệp để đảm bảo phụ nữ dân tộc thiểu số không bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển bền vững của đất nước.

Đại diện đơn vị hỗ trợ tài chính, bà Lisa Doherty, Phó Ban phát triển, Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam cho biết Ireland tin rằng trao quyền và hỗ trợ phụ nữ đóng vai trò then chốt và Ireland luôn ưu tiên bình đẳng giới trong mọi hoạt động. Ưu tiên trọng tâm của Ireland tại Việt Nam là đảm bảo các chính sách và chương trình của Chính phủ hỗ trợ đối với dân tộc thiểu số, trong đó chú trọng đặc biệt đến các khía cạnh về giới và ưu tiên trao quyền cho phụ nữ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 4 giờ trước
UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 4 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 4 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 4 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 4 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Trang địa phương - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán nhân dịp đoàn có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Xã hội - Khánh Ngân - 4 giờ trước
Trung tá Hồ Lê Luận - Chính trị viên Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa cử cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn để hỗ trợ đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa vụ Đông xuân 2023 - 2024.
Cà Mau: Khai giảng lớp nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer

Cà Mau: Khai giảng lớp nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer

Tin tức - Như Tâm - 4 giờ trước
Ngày 8/5, Tại Tp. Cà Mau, tỉnh Cà Mau, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Trà Vinh tổ chức khai giảng lớp Bồi dưỡng Kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer trên địa bàn tỉnh năm 2024.