Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

"Kho báu" bên dòng Đa Nhim

Ngọc Ánh - Thảo Linh - 06:07, 19/12/2023

Với “kho báu” trên hai nghìn hiện vật, phản ánh một cách chân thực, khá đầy đủ và sinh động về đời sống vật chất, tinh thần lẫn tâm linh của các dân tộc Chu Ru, Cơ Ho, các thế hệ linh mục giáo xứ Ka Đơn, huyện Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng) cùng các nghệ nhân người Chu Ru đã tâm huyết, nỗ lực suốt thời gian dài để sưu tầm, gìn giữ, lưu truyền những tài sản vô giá ấy, giúp người thưởng lãm có một cái nhìn tổng quan về quá trình hình thành, phát triển, cũng như các giá trị văn hóa của các dân tộc bên dòng Đa Nhim.

Linh mục Trần Quốc Hưng Long (bên trái) đang giới thiệu các hiện vật cho du khách tham quan.
Linh mục Trần Quốc Hưng Long (bên trái) đang giới thiệu các hiện vật cho du khách tham quan.

Một buổi sáng đầu Đông tiết trời se lạnh, nắng rải vàng khoác lên mọi cảnh vật thiên nhiên giáo xứ Ka Đơn. Mùi hương dịu nhẹ của các loài hoa lá và cây cỏ, phảng phất lẫn vào các hiện vật đang được lưu giữ, trưng bày tại đây. Được sự hướng dẫn của Linh mục Trần Quốc Hưng Long, chúng tôi bước vào một không gian thoáng đạt của khu trưng bày của giáo xứ Ka Đơn với hàng ngàn hiện vật được sắp xếp công phu theo chủ đề mang đậm những nét đặc trưng văn hóa của các dân tộc Chu Ru, Cơ Ho.

Linh mục Trần Quốc Hưng Long, quản xứ giáo này cho biết: “Từ những thập niên 80, 90 của thế kỷ trước, các linh mục tiền nhiệm nối tiếp nhau thuộc giáo xứ Ka Đơn và các nghệ nhân trong vùng, đã rong ruổi đến các buôn làng, sưu tầm những hiện vật để thực hiện ước mong, thành lập một bảo tàng nhằm lưu giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa. Là thế hệ kế cận, chúng tôi tiếp tục duy trì những công việc sưu tầm và phát triển thêm về số lượng, chủng loại các hiện vật, giúp thế hệ trẻ hiểu thêm về đời sống văn hóa vật chất lẫn tinh thần của dân tộc mình để cùng nhau gìn giữ, phát huy”.

Linh mục Trần Quốc Hưng Long (bên trái) và cô gái người Chu Ru đang tập chơi đàn đá.
Linh mục Trần Quốc Hưng Long (bên trái) và cô gái người Chu Ru đang tập chơi đàn đá.

Thông qua các hiện vật như: cồng, chiêng, trống lớn, trống bé, kèn môi, kèn bầu, gùi, đàn đá, cây nêu, chóe, nhẫn bạc, gùi đựng lúa, gùi người, gùi đi chợ, gùi đi củi, túi đựng cơm, váy, khố, mền, địu, các dụng cụ đánh bắt cá, dụng cụ săn bắn, các sản phẩm gốm… giúp người tham quan hình dung được quá trình phát triển chân thực, sống động về đời sống vật chất và tinh thần cũng như các nghi lễ truyền thống nông nghiệp, nghi lễ đời người của đồng bào DTTS tại chỗ ở vùng đất Nam Tây Nguyên.

 Ngắm nhìn những bộ cồng chiêng, đàn đá đã bóng màu thời gian, người thưởng lãm có thể cảm nhận được những nhạc cụ một thời được các nghệ nhân tấu lên những thanh âm huyền diệu lan tỏa, bay bổng giữa núi rừng trùng điệp. Những tài sản vô giá đó đã giúp bao thế hệ người Chu Ru, Cơ Ho luôn cảm thấy thích thú và tự hào về dân tộc mình. Chị Ma Đông, một khách tham quan người dân tộc Chu Ru ở huyện Đơn Dương cho biết: “Khi vào đây, em biết được nhiều thứ về đời sống vật chất và văn hóa của cha ông mình. Em cùng mọi người cần phải gìn giữ, phát huy. Đồng thời sẽ giới thiệu bạn bè gần xa về đây tham quan để hiểu thêm về văn hóa của các dân tộc Chu Ru mình”.

(CĐ Dân tộc Tôn giáo Ban PV) "Kho báu" bên dòng Đa Nhim 2
Các em nhỏ Trường Tiểu học Ka Đơn tham quan Bảo tàng.
Các em nhỏ Trường Tiểu học Ka Đơn tham quan Bảo tàng.

Không chỉ khách thập phương tham quan, sau thời gian học tập, các em học sinh trên địa bàn xã Ka Đơn nói riêng, huyện Đơn Dương nói chung thường xuyên ghé thăm không gian trưng bày hiện vật văn hóa tại giáo xứ Ka Đơn. Các em được trải nghiệm qua thực tế bao điều bổ ích. Những kiến thức trực quan này, bồi bổ cho các em học sinh hiểu thêm về đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của các dân tộc anh em bên dòng Đạ Nhim. Từ đó, các em nỗ lực hơn trong học tập.

Cô giáo Đặng Thị Công, trường Tiểu học Ka Đơn 2 vui vẻ cho biết: “Được tham quan bảo tàng, các em rất thích thú. Các em học sinh phần lớn là con em đồng bào DTTS, nên khi được tìm hiểu để hiểu thêm về văn hóa của cha ông mình gắn liền với đời sống hàng ngày, sẽ giúp các em phát triển toàn diện”.

Cũng tại nơi đây,  thường diễn ra các buổi biểu diễn công chiêng và các trò chơi dân gian, thi giã gạo, làm rượu cần, … mang đậm nét văn hóa của đồng bào các DTTS trong vùng và những vùng lân cận. Đây cũng là dịp để các nghệ nhân có điều kiện học hỏi, thi thố tài năng, đồng thời như một thông điệp nhắc nhở bao thế hệ trên vùng đất này cần phải lưu giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa trường tồn đó.

 Nghệ nhân Ưu tú Ma Bio ở xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương cho biết: “Ngoài công việc không ngừng sưu tầm để bồi bổ thêm cho bảo tàng những hiện vật quý giá, chúng tôi là những nghệ nhân phải có trách nhiệm truyền dạy cho thế hệ trẻ những bài chiêng hay, những vũ điệu, lời ca mang đậm văn hóa Churu để không bị mai một theo thời gian”.

Linh mục Trần Quốc Hưng Long (bên phải) đang giới thiệu các hiện vật cho khách tham quan.
Linh mục Trần Quốc Hưng Long (bên phải) đang giới thiệu các hiện vật cho khách tham quan.

Mặc dù cuộc sống hiện đại len lỏi khắp mọi nóc nhà, buôn làng, nhưng thật cảm phục và trân trọng biết bao, những thế hệ người đồng bào các DTTS anh em nơi đây, đã bằng cả tấm lòng nhiệt huyết của mình, dày công sưu tầm, bồi bổ các di sản văn hóa, hiện vật văn hóa để lại cho hậu thế một “kho báu” vô giá.

 Với mỗi hiện vật mang trong mình sắc thái riêng, ẩn chứa bao giá trị văn hóa cũng là chứng tích sống động về sự hình thành, phát triển của cư dân bản địa trên vùng đất này nhằm góp phần, chung tay lưu truyền cho thế hệ mai sau về bức tranh văn hóa của các dân tộc anh em thêm đa hương, nhiều sắc, trên vùng đất Nam Tây Nguyên hùng vĩ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Hạn hán, nắng nóng kéo dài khiến cho hàng nghìn người dân ở các xã biên giới tỉnh Đắk Lắk thiếu nước sinh hoạt. Để giúp người dân vùng biên qua cơn khát, các đơn vị bộ đội đóng quân ở khu vực biên giới đã huy động nguồn lực khoan giếng làm công trình nước sinh hoạt tập trung, chở từng bồn nước khu dân cư hỗ trợ người dân.
Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 1 giờ trước
Ngày 17/5, UBND huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Cư M’gar lần thứ IV - năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn dự và chỉ đạo Đại hội. Tham dự Đại hội còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, lãnh đạo huyện và 150 đại biểu chính thức đại diện cho gần 95 nghìn người đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.

"Lấp khoảng trống" cho những trái tim non ớt...

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 1 giờ trước
Thiếu cha, vắng mẹ, cuộc sống khó khăn… đường tương lai của những đứa trẻ kém may mắn ở miền sơn cước Tương Dương (Nghệ An) như dài hơn, chông gai và nhọc nhằn hơn. Đáng trân trọng thay, khi đang có rất nhiều em đã được các tổ chức, đoàn thể địa phương nhận đỡ đầu, hỗ trợ bằng cả tinh thần lẫn vật chất, việc làm này đã “lấp đầy khoảng trống” những trái tim non ớt của những đứa trẻ miền sơn cước...
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tặng quà gia đình chính sách tại Điện Biên

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tặng quà gia đình chính sách tại Điện Biên

Tin tức - Văn Hoa - Mai Hương - 1 giờ trước
Trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), ngày 17/5, Cụm thi đua số 4 - Bộ Công an tổ chức chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tặng quà gia đình chính sách tại Điện Biên.
Hiệu quả từ Chương trình MTQG 1719 ở Đắk Nông

Hiệu quả từ Chương trình MTQG 1719 ở Đắk Nông

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 1 giờ trước
Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình 1719), tỉnh Đắk Nông đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân. Sau gần bốn năm thực hiện với các giải pháp đồng bộ, đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Đắk Nông đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Bằng lăng tím tô điểm phố phường Hà Nội

Bằng lăng tím tô điểm phố phường Hà Nội

Du lịch - Tào Đạt - 2 giờ trước
Trong cái nắng tháng 5, các góc phố, con đường ở Hà Nội khoác lên mình chiếc áo mới với sắc tím mộng mơ của hoa bằng lăng.
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.
50 năm bản hùng ca Chiến thắng Đăk Pék

50 năm bản hùng ca Chiến thắng Đăk Pék

Tin tức - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Tối 16/5, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đăk Glei (Kon Tum) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đăk Pék và giải phóng hoàn toàn huyện Đăk Glei (16/5/1974 - 16/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Lê Ngọc Tuấn; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; các cựu chiến binh từng tham gia trận đánh cứ điểm Đăk Pék, cùng đông đảo Nhân dân địa phương
Bừng sáng những buôn làng bên cung đường Trường Sơn Đông

Bừng sáng những buôn làng bên cung đường Trường Sơn Đông

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Gần 9 năm qua, đường Trường Sơn Đông đi qua địa bàn huyện Krông Pa (Gia Lai) được đưa vào sử dụng đã khẳng định tầm quan trọng là "đòn bẩy" để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giúp các buôn làng đồng bào DTTS dọc theo tuyến đường này thêm sức sống mới.
Ninh Thuận nhân rộng các mô hình giảm nghèo bền vững

Ninh Thuận nhân rộng các mô hình giảm nghèo bền vững

Kinh tế - Minh Thu - 2 giờ trước
Với nguồn lực từ ba chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), thời giạn qua, tỉnh Ninh Thuận đã chú trọng công tác giảm nghèo bằng nhiều mô hình hiệu quả, bước đầu đã đem lại một số kết quả đáng ghi nhận.
Đắk Lắk: Hơn 800 tỷ đồng vốn đầu tư công được kéo dài thời gian thực hiện

Đắk Lắk: Hơn 800 tỷ đồng vốn đầu tư công được kéo dài thời gian thực hiện

Trang địa phương - Lê Hường - 2 giờ trước
Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Nghị quyết 03/NQ-HĐND ngày 3/5/2024 về việc cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023 sang năm 2024 nguồn vốn ngân sách địa phương.
Nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống

Nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống

Khoa học - Công nghệ - Minh Nhật - 2 giờ trước
Ngày 16/5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng báo chí khoa học công nghệ năm 2023 và phát động Giải báo chí khoa học công nghệ năm 2024. Ban Giám khảo đánh giá nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống.