Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khi bác sĩ cũng là một tuyên truyền viên

Hà Văn Đạo - 07:28, 09/11/2022

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đầu tư phát triển y tế cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong những năm qua, nhiều y, bác sĩ người DTTS của tỉnh Đắk Lắk đã được tăng cường về cơ sở và đã phát huy vai trò quan trọng trong công tác khám, chữa bệnh và bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Bác sĩ Y Nghin , Trưởng Trạm Y tế xã Ea Trang (huyện Ma Đ’rắk, Đắk Lắk) là một điển hình.

Bác sĩ Y Nghin khám chữa bệnh cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng giáp ranh xã Ea Trang
Bác sĩ Y Nghin khám chữa bệnh cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng giáp ranh xã Ea Trang

Vượt qua gian khổ 

Tốt nghiệp ngành Bác sĩ đa khoa năm 2001, bác sĩ Y Nghin (hiện là Trưởng Trạm Y tế xã Ea Trang) mang tất cả nhiệt huyết của mình về xã Ea Trang với khát khao sẽ làm nên cuộc "cách mạng" trong nhận thức của người dân về chăm sóc sức khỏe.

Xã Ea Trang trước đây không lâu còn là xã nghèo nàn, lạc hậu. Bác sĩ bám trụ với các buôn tại đây không chỉ đi khám bệnh mà còn như một tuyên truyền viên đặc biệt kết nối các làng, các dân tộc, tôn giáo lại với nhau để cùng xây dựng đời sống mới cho bà con. Gắn bó với việc vượt đèo, lội suối đi "bắt bệnh" cho các buôn vùng giáp ranh suốt hơn 20 năm qua, bác sĩ Y Nghin nghiệm ra rằng: "Chỉ có lòng kiên trì bám trụ thì mới có thể gắn bó và xoay chuyển nhận thức của bà con nơi đây được. Nói về khó khăn của vài chục năm trước trên vùng đất này thì kể mãi không hết. Khi đó, nhận thức của người dân còn rất hạn chế, chưa chủ động đến các cơ sở y tế. Thầy thuốc, bác sĩ phải đến từng nhà, có hôm đi từ sáng sớm đến tối mịt. Đường đất đi như đánh vật, nhất là những tháng mùa mưa. Người dân ở đây còn phải dùng cáng bằng tay để chuyển bệnh nhân".

Nhớ như in những đêm vượt đèo hiểm trở để đến bản cứu chữa bệnh cho đồng bào, bác sĩ Y Nghin chia sẻ thêm: "Năm 2001, bà con nơi đây vẫn còn phải dùng đèn dầu, cơ sở vật chất còn tạm bợ lắm. Có những ca xử lý vết thương cho người dân ngay tại buôn rất vất vả. Sau mỗi ngày làm việc là người mệt lả đi. Có nhiều hôm phải nghỉ ở nhà dân nên dần dần bác sĩ gần gũi với dân như người trong nhà. Những lúc ở lại nhà dân, chúng tôi còn tranh thủ tuyên truyền bà con không nên sống co cụm trong buôn, trong xã mà phải đi ra ngoài học hỏi các cách làm ăn kinh tế mới, đồng thời thay đổi tư duy, phải nhận thức rõ được rằng chỉ y học mới giúp nâng cao sức khỏe, chữa khỏi nhiều bệnh cho bản thân và cộng đồng…".

Bác sĩ Y Nghin tư vấn cho đồng bào dân tộc thiểu số cách chăm sức sức khỏe
Bác sĩ Y Nghin tư vấn cho đồng bào dân tộc thiểu số cách chăm sức sức khỏe

Khó khăn càng bủa vây nhưng quyết tâm của bác sĩ Y Nghin lại càng cao hơn. Ông tâm tình: Cũng có lúc đã có ý định chuyển đi nơi khác nhưng không đi nổi. Mình sinh ra ở đây, là dân tộc Ê Đê trên vùng đất này nên sự gắn bó càng sâu bền chắc rễ. Hơn thế nữa, những tiếng kêu thảng thốt của các sản phụ khi trở dạ; những ánh mắt đờ đẫn của cánh trai tráng khi vết thương bị nhiễm trùng; những bà mẹ "nhí" nheo nhóc cùng con thơ… như có sức hút mạnh mẽ kéo đôi chân mình ở lại.

Mỗi chuyến về buôn, bác sĩ Y Nghin đều lồng ghép nhiều hình ảnh sinh động về việc ăn, ở hợp vệ sinh để tuyên truyền cho đồng bào. Vì chính việc không thực hiện tốt điều này đã sinh ra nhiều bệnh như tiêu chảy, hô hấp… 

Nhìn thấy tận mắt sự tận tụy, nhiệt tình và "bàn tay vàng" của bác sĩ Y Nghin khi thăm khám cho bệnh nhân, chữa khỏi bệnh cho hàng ngàn bà con bằng thuốc nên đồng bào  đã dần tin vào y học. Bác sĩ Y Nghin trở thành một điển hình về lòng nhân ái, sự nhẫn nại và là vị cứu tinh cho đồng bào ở vùng heo hút này mỗi khi đau bệnh.

Đồng cảm, thương yêu bà con 

Ông Y Thanh và nhiều người dân trong các buôn ở xã Ea Trang đi từ ngỡ ngàng đến khâm phục bác sĩ Y Nghin. Ông Y Thanh bộc bạch: "Chẳng ruột thịt gì mà cái bụng Y Nghin rất tốt. Khám bệnh xong còn khuyên nhủ đủ chuyện trong cuộc sống. Chuyện gì thấy cũng hay, cũng có lý. Có nhiều gia đình đông con quá, nhà nghèo nên càng chán nản chẳng muốn làm gì, chỉ uống rượu. Đến lúc nghe lời bác sĩ Y Nghin đã quyết tâm lao động để vươn lên thoát nghèo, nuôi thêm con lợn, con gà, không để ruộng rẫy bỏ hoang… thế là khát vọng thoát nghèo thành hiện thực".

Bác sĩ Y Nghin trong những phút giải lao
Bác sĩ Y Nghin trong những phút giải lao

Bác sĩ Y Nghin còn cùng các nhân viên y tế vận động bà con buôn làng tham gia bảo hiểm y tế và khám bệnh định kỳ. Vậy nên giờ đây, khi ốm đau, bà con trong các buôn đã chủ động tìm đến trạm y tế để khám. Trẻ nhỏ cũng được người lớn đưa đến trạm y tế tiêm vaccine phòng các loại dịch bệnh. Phụ nữ mang thai đến ngày sinh không tự sinh đẻ trong rẫy hay nhà mình mà đến trạm y tế để được các y, bác sĩ giúp "vượt cạn", mẹ tròn, con vuông.

Nói về cuộc sống hôm nay đã đổi thay, bác sĩ Y Nghin chia sẻ: "Vùng đất này đã khá hơn so với xưa kia thôi, nhưng cũng còn nhiều gian nan lắm. Xã Ea Trang dân số hiện có hơn 6.000 người nhưng có đến 15 dân tộc cùng chung sống, trong đó chủ yếu là Ê Đê, Mông, Tày, Nùng, Thái, Kinh…

"Bí quyết" vận động bà con là phải thấu hiểu. Hiểu về phong tục, về thói quen của đồng bào để có cách nói, cách làm sao cho họ khát khao xây dựng đời sống mới và đoàn kết chặt chẽ hơn với các dân tộc anh em. Cụ thể như, người Mông vẫn còn thói quen lập gia đình rất sớm (tảo hôn), sau đó thì đua nhau sinh đẻ nhiều. Vì thế, việc xoay chuyển ý nghĩ của người Mông về nạn tảo hôn phải dùng nhiều đến "cái tình". "Có nhiều em đang tuổi học sinh đã lấy vợ, lấy chồng rồi đẻ con. Khi được thầy thuốc hỏi thì họ vô tư trả lời rằng, lấy chồng chứ không để lâu là ế. Thói quen xưa nay vậy rồi. Lúc đó mình mà cứ cứng nhắc đưa Luật Hôn nhân và Gia đình ra nói không có tác dụng mà phải nhẹ nhàng phân tích kỹ về những mặt không thuận lợi khi tảo hôn, những ảnh hưởng cho thế hệ tương lai… Cứ phải "mưa dầm" cho "thấm đất" từng chút một như vậy mới được. Điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn, kiên trì thực sự của nhân viên y tế", bác sĩ Y Nghin chia sẻ.

Tại nhiều buôn, có những thời điểm dù bác sĩ Y Nghin đã hẹn lịch đến khám bệnh, tư vấn buổi sáng nhưng đến ngày khám bà con lại quên mất. Vậy là bác sĩ lại phải cuốc bộ đến tận rẫy để thăm khám cho đồng bào. "Nếu nản lòng hay tự ái thì không thể kéo bệnh nhân lại gần với thầy thuốc được. Đặc biệt, ở xã Ea Trang còn có một số bệnh nhân bị bệnh phong nên nhiệm vụ của nhân viên y tế trong việc xóa bỏ tâm lý kỳ thị cũng là việc làm vô cùng quan trọng", bác sĩ Y Nghin tâm sự.

Cán bộ y tế Trạm Y tế Ea Trang tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS
Cán bộ y tế Trạm Y tế Ea Trang tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS

Chia vui về một số thành quả đã đạt được, bác sĩ Y Nghin cho biết: "Với nhân viên y tế chốn non sâu này, phải thương bệnh nhân bằng tình thương vô bờ bến, coi họ như người nhà mình vậy. Thấy được cái hay, cái tốt của dân tộc này để nói cho dân tộc khác học tập lẫn nhau, còn cái xấu thì chung tay xóa bỏ. Giống như trước đây, một số người nghĩ bệnh cùi (phong) nguy hiểm nhưng nay đã chữa khỏi rồi, không còn lây nữa. Ở xã này còn mấy bệnh nhân nữa thôi, các thế hệ con cháu của họ khỏe mạnh bình thường rồi".

Với các bệnh nhân phong, bác sĩ Y Nghin thường xuyên đến thăm hàng tháng để nắm tình hình, động viên, khích lệ họ kịp thời, vì thế mà bà con rất an tâm, vượt lên nỗi đau bệnh tật để sống hòa đồng với các dân tộc khác, tôn giáo khác. 


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ghi nhận hơn 16.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết trong cả nước

Ghi nhận hơn 16.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết trong cả nước

Theo thống kê của Bộ Y tế, đến nay cả nước ghi nhận hơn 16.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 1 ca tử vong. Các chuyên gia nhận định rằng sốt xuất huyết không còn là bệnh phát triển theo chu kỳ mà năm nào cũng có số ca mắc cao do biến đổi khí hậu, môi trường và đặc điểm dân cư.
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 6 giờ trước
Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Kinh tế - Giang Lam - 6 giờ trước
Với sự năng động, sáng tạo của mình, những năm gần đây, nhiều ông lang, bà mế ở Tuyên Quang đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá nhiều bài thuốc dân gian, gia truyền quý. Hành trình đưa dược liệu xuống phố của họ cũng nhiều điều thú vị.
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 7 giờ trước
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 10 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 10 giờ trước
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 10 giờ trước
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 11 giờ trước
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 11 giờ trước
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Thời sự - Thanh Nguyên - 11 giờ trước
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt với chủ đề “Đường lên Điện Biên”. Những thời khắc lịch sử của dân tộc tại chiến trường Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được tái hiện qua 70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm mang đến cho người xem những ấn tượng sâu sắc.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 13 giờ trước
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.