Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang địa phương

Khánh Hòa: Tăng cường phát huy vai trò “cầu nối” của Người có uy tín trong thực hiện chính sách dân tộc

Mai Hương - 20:36, 18/11/2022

Thời gian qua, bằng uy tín, kinh nghiệm và sự hiểu biết, Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở tỉnh Khánh Hòa luôn gương mẫu đi đầu, tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào chấp hành chủ trương, đường lối quả Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời là ‘cầu nối” chuyển tải tâm tư, nguyện vọng của bà con đến với cấp ủy, chính quyền địa phương. Đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển chung của tỉnh.

Chế độ cung cấp thông tin, bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín được tỉnh Khánh Hòa chú trọng triển khai.
Việc cung cấp thông tin, bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín luôn được tỉnh Khánh Hòa chú trọng triển khai.

Người uy tín phát huy vai trò “đầu tàu” 

Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiện có 88 Người có uy tín trong đồng bào DTTS, trong đó, Người có uy tín là dân tộc Raglay có 74 người, dân tộc Ê Đê có 7 người, dân tộc Co Ho (nhóm Trin) có 5 người, dân tộc Nùng có 1 người, dân tộc Kinh có 1 người; 48/88 Người có uy tín là đảng viên.

Theo ông Võ Nam Thắng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Khánh Hòa, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS của tỉnh, là những nhân tố tích cực, gương mẫu chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương. Người có uy tín có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống và sản xuất, có ý thức trong gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc, được cộng đồng trong thôn tín nhiệm, bình chọn.

Đơn cử như tại xã Ba Cụm Bắc, huyện miền núi Khánh Sơn, nhiều năm nay, bà Tro Thị Kẽm, sinh năm 1957, dân tộc Raglai, luôn là “đầu tàu” trong tuyên truyền, vận động Nhân dân xây dựng đời sống văn hóa mới. Từng công tác ở Hội Phụ nữ xã nhiều năm, nên bà Kẽm thấu hiểu hoàn cảnh của chị em phụ nữ; nhà nào có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, đau ốm bệnh tật, bà đều kịp thời nắm được thông tin và thăm hỏi, kêu gọi giúp đỡ kịp thời.

Đặc biệt, để phòng chống tảo hôn, trẻ em bỏ học giữa chừng, bà Kẽm cùng đội ngũ già làng, trưởng bản, Người có uy tín khác trên địa bàn xã, đã chủ động đến từng nhà có con gái, con trai đang tuổi dậy thì hoặc những cháu học sinh bỏ học để tuyên truyền, vận động. Nhờ đó, tình trạng trẻ vị thành niên tảo hôn ở Ba Cụm Bắc đã giảm hẳn so với 10 năm trước đây. Từ đầu năm 2022 đến nay, xã Ba Cụm Bắc chưa ghi nhận trường hợp nào tảo hôn.

“Các cháu cũng trên 16 tuổi nên việc tuyên truyền, vận động các cháu hiểu về hậu quả của tảo hôn khá khó khăn. Nhiều cháu gái vẫn chưa hiểu hết về việc làm mẹ lúc còn nhỏ tuổi... Chúng tôi chuyển hướng vận động phụ huynh của các cháu”, bà Kẽm chia sẻ.

Phần lớn Người có uy tín trong đồng bào DTTS của tỉnh Khánh Hòa tuổi đã cao (trong 88 Người có uy tín của tỉnh hiện có 57 người trên 60 tuổi; lớn nhất là 83 tuổi, trẻ nhất là 37 tuổi).
Phần lớn Người có uy tín trong đồng bào DTTS của tỉnh Khánh Hòa tuổi đã cao (trong 88 Người có uy tín của tỉnh hiện có 57 người trên 60 tuổi; lớn nhất là 83 tuổi, trẻ nhất là 37 tuổi).

Bà Tro Thị Kẽm là một trong những “đầu tàu”, bằng uy tín, sự hiểu biết và lòng nhiệt huyết của mình đã và đang cống hiến cho sự phát triển chung ở vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Khánh Hòa. 

Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh, đội ngũ Người có uy tín không chỉ đóng góp vai trò tích cực trong việc tham gia các hoạt động xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở địa phương, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, mà còn tích cực trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến đồng bào DTTS; đặc biệt là tuyên truyền các chính sách dân tộc mà đồng bào được thụ hưởng.

Trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, Người có uy tín là nòng cốt giúp cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào tích cực tham gia phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống và vươn lên làm giàu chính đáng. Nhiều Người có uy tín là tấm gương đi đầu trong việc khai thác và phát huy tiềm năng lợi thế về đất đai, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, tạo ra những mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình và cộng đồng, góp phần thúc đẩy công tác giảm nghèo ở địa phương.

Động viên kịp thời

Theo ông Võ Nam Thắng, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Khánh Hòa, ghi nhận những đóng góp của Người uy tín trong 10 năm qua (2011- 2021), UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 12 Người có uy tín trong đồng bào DTTS của tỉnh.

Ban Dân tộc tỉnh Khánh Hòa gặp mặt Người có uy tín trong đồng bào DTTS của thị xã Ninh Hòa.
Ban Dân tộc tỉnh Khánh Hòa gặp mặt Người có uy tín trong đồng bào DTTS của thị xã Ninh Hòa.

Ngoài ra, những Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS còn được cấp huyện, cấp xã khen nhân dịp sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua tại địa phương. Mới đây nhất, 88 Người có uy tín trên địa bàn tỉnh đã được tôn vinh tại Hội nghị biểu dương Người có uy tín trong đồng bào DTTS năm 2022, được tổ chức hôm 26/10 vừa qua.

Để kịp thời động viên, khích lệ, UBND tỉnh đã giao Ban Dân tộc phối hợp chặt chẽ với các sở ngành, địa phương thường xuyên chăm lo đời sống tinh thần lẫn vật chất cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Từ năm 2021 đến nay, tỉnh đã tổ chức 2 chuyến tham quan (một chuyến nội tỉnh, một chuyến ngoại tỉnh) để 92 Người có uy tín được đi giao lưu học tập. Trước đó, trong 10 năm (2011-2021), toàn tỉnh đã tổ chức 20 chuyến tham quan (7 chuyến do cấp tỉnh tổ chức và 13 chuyến do cấp huyện tổ chức) cho 440 lượt Người có uy tín đi tham quan, giao lưu, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh bạn.

“Hàng năm, tỉnh và các huyện đều tổ chức thăm hỏi tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán; tổ chức đón tiếp Đoàn Người có uy tín của các tỉnh bạn đến thăm, giao lưu với tỉnh Khánh Hoà… Trong 10 năm qua, tỉnh đã tổ chức thăm, tặng quà cho 1.103 lượt Người có uy tín nhân dịp Tết Nguyên đán hàng năm; thăm hỏi, tặng quà cho 14 lượt Người có uy tín nhân dịp Tết của đồng bào DTTS; thăm hỏi, động viên 62 lượt Người có uy tín bị ốm đau; 23 gia đình Người có uy tín gặp khó khăn, hoạn nạn; thăm viếng 8 trường hợp Người có uy tín và thân nhân Người có uy tín qua đời; hỗ trợ 22 Người có uy tín gặp khó khăn do bị ảnh hưởng của dịch Covid-19”, ông Thắng cho biết.

Ban Dân tộc tỉnh Khánh Hòa gặp mặt, tặng quà và trao tặng Bằng khen cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS của thị xã Ninh Hòa.
Ban Dân tộc tỉnh Khánh Hòa gặp mặt, tặng quà và trao tặng Bằng khen cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS của thị xã Ninh Hòa.

Cùng với hỗ trợ, động viên kịp thời, tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện đầy đủ chế độ cung cấp thông tin cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Trong 10 năm (2011- 2021), Ban Dân tộc và UBND cấp huyện đã tổ chức 15 hội nghị phổ biến, cung cấp thông tin cho 338 lượt Người có uy tín; mở 32 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về các chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương cho 975 lượt người tham gia; 100% người có uy tín được cấp Báo Dân tộc và Phát triển, Báo Khánh Hoà.

“Được hỗ trợ, động viên kịp thời, đội ngũ Người có uy tín trong tỉnh đã phát huy được vị trí, vai trò của mình. Người ó uy tín trong đồng bào DTTS đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội và ổn định trật tự, an toàn xã hội tại địa phương; thực sự là lực lượng nòng cốt trong vùng đồng bào DTTS trên tất cả các lĩnh vực, đời sống, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đặc biệt trong lĩnh vực công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở địa phương”, ông Thắng khẳng định.

Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Khánh Hòa trao tặng Bằng khen cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS của thị xã Ninh Hòa.
Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Khánh Hòa trao tặng Bằng khen cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS của thị xã Ninh Hòa.

Theo Trưởng ban Dân tộc tỉnh Khánh Hòa, thời gian tới, tỉnh sẽ có những giải pháp để sớm tháo gỡ một số hạn chế lâu nay để tiếp tục phát huy vai trò “đầu tàu” của Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Một trong những hạn chế nội tại, là phần lớn Người có uy tín tuổi đã cao (trong 88 Người có uy tín của tỉnh hiện có 57 người trên 60 tuổi; lớn nhất là 83 tuổi, trẻ nhất là 37 tuổi). Điều này khiến cách tiếp cận thông tin của Người uy tín còn chậm, việc am hiểu pháp luật còn hạn chế, ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và việc tham gia các hoạt động chung của Người có uy tín trên địa bàn tỉnh.

“Hơn nữa, Người có uy tín thường xuyên tham gia các hoạt động tuyên truyền, hoà giải, địa bàn chủ yếu ở vùng núi, địa hình khó khăn nhưng không được hỗ trợ chi phí hoạt động. Đây là một khó khăn đối với Người có uy tín trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Vì vậy, rất cần có sự điều chỉnh, bổ sung về chính sách để tiếp tục phát huy vai trò Người có uy tín trong đồng bào DTTS”, ông Thắng mong muốn.

Toàn tỉnh Khánh Hòa có 35 DTTS đang sinh sống với trên 72.000 người, chiếm 5,8% dân số toàn tỉnh, nhiều nhất là dân tộc Raglai. Những năm qua, đời sống của người dân được nâng cao rõ rệt, kết cấu hạ tầng được cải thiện, bộ mặt nông thôn miền núi thay da đổi thịt, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS còn 28,9%.

Ý kiến độc giả
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Bất chấp mưa giông, hàng nghìn người đổ về xem đua thuyền rồng trên Đất Tổ

Bất chấp mưa giông, hàng nghìn người đổ về xem đua thuyền rồng trên Đất Tổ

Photo - PV - 5 giờ trước
Bất chấp mưa giông, rét, hàng nghìn người dân vẫn nô nức đổ về khu vực hồ Văn Lang (Tp. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) theo dõi, cổ vũ giải bơi chải Việt Trì mở rộng chào mừng lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
Xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông làm 32 người chết trong ngày đầu kỳ nghỉ lễ

Xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông làm 32 người chết trong ngày đầu kỳ nghỉ lễ

Xã hội - Hồng Phúc - 6 giờ trước
Cục Cảnh sát Giao thông cho biết, ngày 5/4, toàn quốc xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông, làm chết 32 người, bị thương 22 người.
Phú Yên: Huy động nguồn vốn xã hội hóa xóa nhà tạm, nhà dột nát

Phú Yên: Huy động nguồn vốn xã hội hóa xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 6 giờ trước
Với mục tiêu xóa hơn 1.600 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025, bên cạnh nguồn lực của Nhà nước, các cấp ngành của tỉnh Phú Yên đã huy động tối đa các nguồn xã hội hóa để hoàn thành mục tiêu như kế hoạch tỉnh đề ra.
Việt Nam đón khách quốc tế đông kỷ lục trong quý I/2025

Việt Nam đón khách quốc tế đông kỷ lục trong quý I/2025

Du lịch - Anh Trúc - 6 giờ trước
Việt Nam đón hơn 6 triệu lượt khách quốc tế trong quý I/2025. Đây là lượng khách quốc tế trong một quý cao nhất từ trước đến nay.
Thu hồi gần 9.800 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế trong 6 tháng

Thu hồi gần 9.800 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế trong 6 tháng

Tin tức - Anh Trúc - 6 giờ trước
Bộ Tư pháp cho biết, 6 tháng qua, cơ quan chức năng đã thi hành xong 2.061 việc, với số tiền hơn 9.781 tỷ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn Campuchia

Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn Campuchia

Tin tức - Tào Đạt - Tiến Vinh - 6 giờ trước
Từ ngày 3 đến ngày 8/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang đã thành lập các Đoàn công tác đi thăm, tặng quà, chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây các lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn Campuchia.
Kon Tum: Xóa gần 1.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Kon Tum: Xóa gần 1.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Trang địa phương - Ngọc Chí - 11 giờ trước
Tính đến nay, đã có gần 1.900 hộ dân của tỉnh Kon Tum, chủ yếu là đồng bào DTTS thoát cảnh phải sinh sống trong những căn nhà tạm, nhà dột nát, nhờ chương trình xóa nhà tạm được tỉnh triển khai nhanh chóng.
Khai thác giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch

Khai thác giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch

Du lịch - PV - 11 giờ trước
Tỉnh Lâm Đồng có 47 dân tộc, với hơn 378 ngàn người đồng bào DTTS - chiếm tỷ lệ 24,54% dân số toàn tỉnh; bao gồm có các dân tộc gốc Tây Nguyên (Cơ Ho, Mạ, Chu Ru, Mnông...), các DTTS từ các tỉnh di cư vào sinh sống (Hoa, Tày, Nùng, Thái, Mường, Mông...). Mỗi dân tộc đều lưu giữ những giá trị văn hóa độc đáo, làm phong phú và góp phần tạo nên bức tranh đa sắc màu, đa bản sắc văn hóa truyền thống của Lâm Đồng, là nguồn tài nguyên đặc sắc để phát triển du lịch.
Thủ tướng chủ trì phiên họp thường kỳ và Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với địa phương

Thủ tướng chủ trì phiên họp thường kỳ và Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với địa phương

Thời sự - PV - 11 giờ trước
Sáng 6/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng.
Kon Tum: Mưa to, gió lốc gây thiệt hại nhiều tài sản của người dân xã Đăk Na

Kon Tum: Mưa to, gió lốc gây thiệt hại nhiều tài sản của người dân xã Đăk Na

Trang địa phương - Ngọc Chí - 11 giờ trước
Ông Nguyễn Thanh Thủy - Chủ tịch UBND xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) cho biết, chiều 5/4, trên địa bàn xã có mưa to và gió lốc đã gây thiệt hại nhiều tài sản của người dân và các công trình công cộng trên địa bàn xã.