Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khánh Hòa: Người dân không mặn mà nhận khoán bảo vệ rừng

T.Nhân - 22:50, 26/04/2023

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi có chính sách hỗ trợ giao khoán bảo vệ rừng tự nhiên cho đồng bào DTTS và người Kinh nghèo sinh sống ổn định ở các địa phương miền núi. Tuy nhiên, tại Khánh Hòa đang gặp khó khăn trong việc thực hiện chính sách này, do người dân không mặn mà. Các ngành chức năng đang nỗ lực tìm giải pháp để người dân yên tâm nhận khoán bảo vệ rừng.

Diện tích rừng tự nhiên ở Khánh Hòa lớn nên công tác tuần tra, bảo vệ rừng gặp không ít khó khăn.
Diện tích rừng tự nhiên ở Khánh Hòa lớn nên công tác tuần tra, bảo vệ rừng gặp không ít khó khăn.

Qua rà soát, tổng diện tích rừng tự nhiên do UBND cấp xã quản lý có thể giao khoán bảo vệ theo chương trình này trong toàn tỉnh Khánh Hòa là 4.710,61ha thuộc 3 địa phương: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và Ninh Hòa. Để thực hiện việc giao khoán, bảo vệ rừng, các địa phương đã tuyên truyền, vận động, niêm yết công khai diện tích rừng giao khoán bảo vệ. Thế nhưng đến nay, hầu hết người dân không quan tâm và chưa có hộ dân nào đăng ký nhận khoán bảo vệ rừng.

Theo tìm hiểu, nguyên nhân khiến người dân không mặn mà là do rừng giao khoán nhỏ lẻ, manh mún; mức hỗ trợ bảo vệ rừng còn thấp... Các địa phương đã tuyên truyền, vận động, niêm yết diện tích rừng giao khoán bảo vệ, thế nhưng đến nay chưa có hộ dân nào đăng ký nhận khoán bảo vệ rừng.

Xã Ninh Tây là địa phương duy nhất ở thị xã Ninh Hòa có đủ điều kiện để thực hiện việc giao khoán bảo vệ rừng tự nhiên, do UBND xã quản lý cho người dân. Ông Sử Hồng Quốc Tịnh, Chủ tịch UBND xã Ninh Tây cho biết: Qua rà soát, diện tích rừng tự nhiên chưa được Nhà nước giao, cho thuê thuộc quản lý của UBND xã Ninh Tây khoảng 3.000ha tại khu vực Bến Lễ (thôn Sông Búng) và Hà Giang (thôn Buôn Đung). Để thực hiện chính sách trên, xã đã nhiều lần họp dân, tuyên truyền, vận động đăng ký nhận khoán bảo vệ diện tích rừng này nhưng vẫn chưa có hộ nào đăng ký.

Trao đổi với một số hộ dân, chúng tôi được biết lý do họ không đăng ký là diện tích rừng nhận khoán cách xa nơi ở, rất khó thường xuyên đi rừng bảo vệ, trong khi trách nhiệm khi rừng bị xâm hại rất lớn. Ngoài ra, kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng ở mức 400.000 đồng/ha/năm là rất thấp nên người dân không nhận bảo vệ rừng. Y Thanh, một người dân thôn Sông Búng, xã Ninh Tây chia sẻ: Rừng cách nơi ở hàng chục cây số, nếu chúng tôi nhận khoán thì không thể thường xuyên đi kiểm tra. Nếu có người phá rừng thì rất khó phát hiện. Ngoài ra, trường hợp cháy rừng thì việc chữa cháy rất khó khăn. Trong khi, mức hỗ trợ thấp mà trách nhiệm lại cao nên người dân chúng tôi không dám nhận.

Còn tại huyện Khánh Vĩnh, qua rà soát của Hạt Kiểm lâm địa phương và UBND cấp xã, diện tích rừng tự nhiên đảm bảo tiêu chí giao khoán hơn 1.343,6ha, thuộc 8 xã: Khánh Đông, Khánh Bình, Khánh Hiệp, Khánh Nam, Khánh Phú, Liên Sang, Sơn Thái, Khánh Thượng. Tuy UBND các xã đã niêm yết công khai diện tích giao khoán, nhưng các hộ đều không có nhu cầu đăng ký nhận giao khoán bảo vệ rừng. Nguyên nhân là do diện tích rừng tự nhiên do UBND cấp xã quản lý manh mún, phân tán, người dân khó tổ chức thực hiện bảo vệ. UBND huyện Khánh Vĩnh đang tiếp tục chỉ đạo các địa phương rà soát, niêm yết diện tích, vận động người dân đăng ký nhận khoán để được hỗ trợ từ chính sách này.

Tương tự, UBND huyện Khánh Sơn cũng đã chỉ đạo các xã, thị trấn phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành rà soát hiện trạng diện tích rừng tự nhiên do UBND cấp xã quản lý, với tổng diện tích được xác định khoảng 367ha để xây dựng kế hoạch giao khoán bảo vệ rừng. Cũng vì những lý do trên nên không có nhu cầu nhận khoán bảo vệ rừng. Đến nay, trên địa bàn huyện chưa triển khai thực hiện nội dung này.

Để tìm ra giải pháp tháo gỡ những khó khăn để thực hiện chủ trương giao khoán bảo vệ rừng tự nhiên, các cấp, ngành đã làm việc với các địa phương có rừng giao khoán và cách tốt nhất là đẩy mạnh tuyên truyền. Theo ông Trần Minh Thu, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Khánh Hòa, nguyên nhân người dân chưa mặn mà đăng ký nhận khoán bảo vệ rừng có thể do việc tuyên truyền chính sách chưa đầy đủ, người dân chưa hiểu rõ về chính sách hỗ trợ. Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm địa phương phối hợp với UBND các xã, tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân đăng ký nhận khoán bảo vệ rừng.

“Phải tuyên truyền đầy đủ nội dung chính sách để người dân nhận thức đúng về việc hỗ trợ khoán bảo vệ rừng. Như việc tuần tra, bảo vệ rừng nhận khoán, ngoài hộ đăng ký, còn có lực lượng của xã, kiểm lâm địa phương; hay như chế độ hỗ trợ, ngoài mức 400.000 đồng/ha/năm, hộ dân còn được hỗ trợ gạo…”, ông Thu nhấn mạnh.

Phải tuyên truyền đầy đủ nội dung chính sách để người dân nhận thức đúng về việc hỗ trợ khoán bảo vệ rừng. Như việc tuần tra, bảo vệ rừng nhận khoán, ngoài hộ đăng ký, còn có lực lượng của xã, kiểm lâm địa phương; hay như chế độ hỗ trợ, ngoài mức 400.000 đồng/ha/năm, hộ dân còn được hỗ trợ gạo…”. Ông Thu nhấn mạnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hành trình vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc

Hành trình vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc

78 năm qua, từ Nha Dân tộc thiểu số đến Ủy ban Dân tộc – Cơ quan công tác dân tộc đã làm tốt sứ mệnh tham mưu, xây dựng để Nhà nước ban hành hệ thống chính sách phát triển vùng DTTS và miền núi. Việc triển khai hiệu quả chính sách dân tộc đã tạo cơ hội phát triển bình đẳng giữa các dân tộc, qua đó không ngừng củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
Tin nổi bật trang chủ
Hành trình vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc

Hành trình vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc

78 năm qua, từ Nha Dân tộc thiểu số đến Ủy ban Dân tộc – Cơ quan công tác dân tộc đã làm tốt sứ mệnh tham mưu, xây dựng để Nhà nước ban hành hệ thống chính sách phát triển vùng DTTS và miền núi. Việc triển khai hiệu quả chính sách dân tộc đã tạo cơ hội phát triển bình đẳng giữa các dân tộc, qua đó không ngừng củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Thể thao - Minh Thu - 19:13, 03/05/2024
Ngày 3/5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và ông Kim Sang-sik (Quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí Huấn luyện viên (HLV) trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam. Theo đó, hai bên thống nhất bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 - 31/3/2026).
Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Thời sự - Minh Thu - 19:11, 03/05/2024
Ngày 3/5, Đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm dẫn đầu đã làm việc với Sở Y tế Đồng Nai nhằm nắm tình hình, hỗ trợ tỉnh xử lý vụ ngộ độc sau ăn bánh mì của tiệm bánh Cô Băng (do bà Nguyễn Thị Khánh Băng làm chủ) tại địa chỉ khu phố 2, phường Xuân Bình, TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Mưa đá gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng tại Sơn La

Mưa đá gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng tại Sơn La

Tin tức - Minh Thu - 19:08, 03/05/2024
Thông tin từ ông Lò Văn Đoàn, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La ngày 3/5 cho biết, tối và đêm 2/5, trên địa bàn đã xuất hiện giông kèm mưa đá.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thời sự - Minh Nhật (T/h) - 14:18, 03/05/2024
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Tin tức - PV - 13:25, 03/05/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Du lịch - Tào Đạt - 10:31, 03/05/2024
“Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 10:22, 03/05/2024
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 10:02, 03/05/2024
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 09:40, 03/05/2024
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 09:36, 03/05/2024
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.