Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khẳng định vị thế của Việt Nam trong hội nhập kinh tế

PV - 15:06, 06/01/2023

Với việc chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007, đến nay, Việt Nam có hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực. Trong đó chúng ta tham gia vào 17 Hiệp định Thương mại tự do (FTA); thiết lập quan hệ kinh tế với khoảng 230 nước và vùng lãnh thổ, cũng như là đối tác chiến lược của 17 quốc gia,...


Sản xuất tại Công ty Ván ép cơ khí xây dựng Nhật Nam, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. (Ảnh TIỂU MY)
Sản xuất tại Công ty Ván ép cơ khí xây dựng Nhật Nam, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. (Ảnh TIỂU MY)

Vị thế này đang và sẽ tạo ra những động lực vượt trội giúp đất nước hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởng, tiếp tục đổi mới toàn diện, vững bước tiến lên phát triển trong giai đoạn mới bằng nhiều thành tựu to lớn sau 36 năm đổi mới và 16 năm gia nhập WTO.

Với vị thế và uy tín quốc tế ngày càng được khẳng định, Việt Nam đang bước sang một giai đoạn tham gia, liên kết kinh tế quốc tế bằng một tâm thế hoàn toàn mới, tự tin hội nhập liên kết kinh tế toàn cầu gắn với tự lực, tự cường nhằm nâng tầm vị thế của nền kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế.

Thành tựu đáng mừng

Giai đoạn 2020-2022 xảy ra nhiều biến động khiến nền kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, rủi ro, đi kèm suy thoái và khó khăn. Thế nhưng, tại báo cáo rà soát thống kê thương mại thế giới năm 2020 của WTO đã ghi nhận trong số 50 quốc gia có nền thương mại hàng hóa lớn nhất thế giới, Việt Nam được xem có mức tăng trưởng lớn nhất khi dịch chuyển từ vị trí 39 (năm 2009) lên vị trí tốp 20 (năm 2020) nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.

 Theo đánh giá và xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), trong 10 năm, chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam đã cải thiện 13 bậc, từ 68/131 (năm 2007) lên 55/137 (năm 2017). Về thương mại, nếu như năm 2006 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam chỉ đạt 84,7 tỷ USD (trong đó, xuất khẩu đạt 39,8 tỷ USD và nhập khẩu là 44,9 tỷ USD) thì đến hết năm 2022, lần đầu tiên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa vượt mốc 700 tỷ USD, đạt hơn 732,5 tỷ USD, tăng khoảng 9,5% so năm 2021 (668,5 tỷ USD). Trong đó, xuất khẩu đạt khoảng 371,5 tỷ USD tăng khoảng 10,6%, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao (kế hoạch tăng 8%).

Đặc biệt cán cân thương mại cũng được cải thiện rõ rệt, từ việc nhập siêu nhiều năm liên tiếp, đến năm 2016 luôn đạt thặng dư với mức giá trị tăng dần qua các năm, từ 1,77 tỷ USD (năm 2016) tăng lên 19 tỷ USD (năm 2020). Năm 2022 ghi nhận là năm thứ 7 liên tiếp Việt Nam xuất siêu với thặng dư thương mại hơn 11 tỷ USD, góp phần tích cực nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế. Bên cạnh đó, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu cũng có sự cải thiện liên tục theo hướng tích cực khi giảm xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, công nghiệp, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Theo đó, tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng từ 80,3% (năm 2016) lên mức 89,2% (năm 2021). Số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD tăng nhanh từ 9 mặt hàng năm 2006 lên 36 mặt hàng vào năm 2022. Trong đó có 8 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư FDI, từ việc thu hút 64 tỷ USD vốn FDI (năm 2008), đến hết năm 2022, con số này đã đạt gần 439 tỷ USD với 36.278 dự án đến từ hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ,...

Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (Thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam-VCCI) Nguyễn Thị Thu Trang cho rằng, những kết quả trên đạt được phần lớn nhờ việc mạnh dạn mở cửa nền kinh tế Việt Nam với việc gia nhập WTO và tham gia vào các FTA. Thông qua các FTA giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn, tạo sự chuyển hướng cũng như đa dạng các mối quan hệ thương mại; giúp khẳng định vị thế là một trong những quốc gia có trao đổi thương mại và thu hút vốn FDI lớn nhất thế giới, cải thiện thứ hạng tăng trưởng của nền kinh tế với cơ cấu kinh tế-xã hội giữ được sự ổn định và phát triển. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Thu Trang cũng chỉ ra: "Cơ hội trong tiến trình hội nhập bao giờ cũng đan xen với những thách thức, đòi hỏi hàng hóa Việt Nam phải vươn lên tầm thế giới. Hội nhập và các FTA chỉ là điều kiện, "bệ phóng" để chúng ta phát triển hiệu quả theo hướng bền vững. Để khai thác được các ưu đãi đó thì nội lực của nền kinh tế và doanh nghiệp phải được cải thiện".

Tận dụng mọi cơ hội

Có thể nói, các FTA đã và đang mở rộng cánh cửa thị trường cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, là cơ hội kết nối, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19, các FTA thế hệ mới như EVFTA, CPTPP, UKVFTA, RCEP đã trở thành "liều thuốc" tiếp sức cho kinh tế Việt Nam phục hồi sau đại dịch; bởi phần lớn dòng chảy thương mại hàng hóa của Việt Nam đến từ các đối tác trong FTA và việc giao dịch thương mại với các thị trường này là một trong những động lực lớn cho tăng trưởng sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với các thị trường đối tác FTA đạt 480 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm 2020 và chiếm gần 72% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với toàn thế giới. Trong đó, xuất khẩu đạt 212,9 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm 2020, chiếm 63% kim ngạch xuất khẩu; nhập khẩu đạt 267,2 tỷ USD, tăng 26,7%, chiếm 80% kim ngạch nhập khẩu.

Mặc dù các kết quả thực thi FTA từ góc độ xuất khẩu là rất tích cực, nhưng theo Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) Nguyễn Thị Cẩm Trang, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa tận dụng được các FTA như kỳ vọng. Chẳng hạn, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trung bình đi các thị trường FTA luôn thấp hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung. Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong hai năm 2020-2021, tăng trưởng xuất khẩu đi các thị trường FTA là 10,3%/năm, thấp hơn so với mức 13%/năm của xuất khẩu đi toàn thế giới. Tỷ lệ sử dụng ưu đãi thuế quan FTA đang có xu hướng giảm (từ mức kỷ lục 39,7% năm 2017 giảm dần xuống mức 32,7% năm 2021) và diễn tiến không ổn định với từng FTA. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp dường như chưa có chiến lược cụ thể cho việc tận dụng các ưu đãi. 

Kết quả khảo sát của VCCI năm 2022 cũng cho thấy, hơn 46% số doanh nghiệp được hỏi cho biết gặp trở ngại về năng lực cạnh tranh; hơn 40% doanh nghiệp thiếu thông tin cụ thể về các cam kết và cách thức áp dụng FTA; gần 47% doanh nghiệp lo ngại các yếu tố biến động của thị trường. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tiếp tục tìm hiểu, khai thác tối đa các lợi thế từ FTA và ứng dụng chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại, phát triển thương hiệu; đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra sản phẩm chất lượng cao đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường thế giới,...; nhất là việc phải theo dõi sát diễn biến thị trường, chủ động đánh giá các tác động đến sản xuất, xuất nhập khẩu để kịp thời có sự điều chỉnh, ứng phó thích hợp.

Phải nhìn nhận thực tế, từ sau khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế đến nay, tăng trưởng xuất khẩu tuy nhanh nhưng chưa bền vững, rất dễ bị tổn thương bởi các cú sốc từ bên ngoài. Hơn nữa, phần lớn sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là gia công; các doanh nghiệp FDI thích ứng và tận dụng ưu đãi từ FTA tốt hơn. Ngoài ra, những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn của Việt Nam đều hạn chế về năng suất, diện tích, khả năng khai thác (nông, lâm, thủy sản và khoáng sản) hoặc phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ, nguyên liệu hay thị trường ngoài nước nên giá trị gia tăng thấp (dệt may, da giày). Do đó, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập Nguyễn Thị Thu Trang đề xuất, Chính phủ cần tiếp tục thúc đẩy hỗ trợ thông qua những cơ chế, chính sách ưu đãi; ban hành ngay các văn bản quy phạm pháp luật để thực thi, cụ thể hóa các cam kết hội nhập nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp chớp thời cơ, cơ hội trong thương mại quốc tế một cách toàn diện, đồng bộ. Hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế đi liền với tăng trưởng bền vững, góp phần mở rộng quan hệ thương mại trong tương lai.

 Mặt khác, đứng trước "cánh cửa" hội nhập, sự chủ động của mỗi doanh nghiệp là điều hết sức quan trọng. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ cam kết trong các FTA, có sự chuẩn bị, hành động phù hợp để tận dụng tối đa các cơ hội cũng như xử lý các thách thức nếu xảy ra. Quan trọng nhất, doanh nghiệp cần tập trung nâng cao năng lực để có đủ nền tảng, sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập, nhưng cũng cần đề cao các yêu cầu chất lượng, phòng vệ thương mại, tránh để hàng hóa bị trả về vì không đáp ứng tiêu chuẩn hoặc bị khởi kiện,... 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Tiếp tục thể chế chủ trương của Đảng về công tác dân tộc

Tiếp tục thể chế chủ trương của Đảng về công tác dân tộc

Đảng ta luôn xác định, vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng; các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, giúp nhau cùng phát triển. Việc thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc là một đảm bảo quan trọng cho thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Chủ trương đó đã được thể chế hóa bằng các nghị quyết, nghị định, quyết định và văn bản quy phạm pháp luật để triển khai trong thực tiễn.
Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Du lịch - Tào Đạt - 2 giờ trước
“Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 3 giờ trước
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Chuyên đề - Song Vy - 3 giờ trước
Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) có trụ sở chính đặt tại ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, H.Châu Thành, Hậu Giang vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) liên quan nhân sự cấp cao thuộc NSH Petro.
Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Xã hội - T. Nhân- H. Trường - 3 giờ trước
Trước đây, Quảng Ngãi là một trong những địa phương có số lượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) rất lớn. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, đến nay tình trạng TH&HNCHT đã chấm dứt, những “lời ru buồn” trên non cao đã thưa dần.
Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Xã hội - Thúy Hồng - 3 giờ trước
UBND huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị và toàn bộ Nhân dân trên địa bàn huyện về việc mặc trang phục truyền thống các DTTS trên địa bàn huyện vào dịp Ngày hội Háng Pò năm 2024.
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Du lịch - Vũ Mừng - 3 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, đã có 142.800 lượt khách đến Hà Giang, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023, công suất buồng phòng đạt 75 - 80%. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Bắt 2 đối tượng tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép

Bắt 2 đối tượng tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép

Pháp luật - Vũ Mừng - 3 giờ trước
Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh Hà Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam phục vụ điều tra đối với 2 đối tượng có hành vi tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép.