Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Tín dụng chính sách xã hội giúp trên 36.800 hộ dân thoát nghèo

Mai Hương - 18:15, 27/06/2022

Sau 20 năm triển khai thực hiện chính sách tín dụng xã hội qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), huyện Ba Vì đã góp phần giúp trên 36.800 hộ thoát nghèo, 192 lượt hộ nghèo người DTTS thiếu đất sản xuất được vay vốn ưu đãi để chuyển đổi nghề, phát triển sản xuất, tạo việc làm cho trên 23.300 lao động.

Quang cảnh Hội nghị
Quang cảnh Hội nghị

Sáng ngày 27/6/2022, huyện Ba Vì đã tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Báo cáo tại Hội nghị, Giám đốc NHCSXH huyện Ba Vì, Hoàng Văn Tứ cho biết, trong 20 năm thực hiện tín dụng chính sách theo Nghị định số 78 của Chính phủ, huyện Ba Vì đã tập trung nguồn lực tín dụng qua NHCSXH. Từ 2 chương trình tín dụng nhận bàn giao ban đầu, đến nay, huyện Ba Vì đang triển khai 13 chương trình tín dụng chính sách cho vay, theo dõi và quản lý 17.370 khách hàng vay vốn.

Tổng doanh số cho vay trong 20 năm đạt 2.497 tỷ đồng, bình quân giải ngân 124,8 tỷ đồng/năm. Tổng dư nợ cho vay trên địa bàn huyện đến 31/5/2022 đạt 852,6 tỷ đồng...Theo đó, đã có trên 109.200 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ NHCSXH. Trong đó có trên 36.800 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. 192 lượt hộ nghèo là người DTTS thiếu đất sản xuất được vay vốn ưu đãi để chuyển đổi nghề, phát triển sản xuất; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 1.600 ngôi nhà cho hộ nghèo. Qua đó góp phần giúp cho trên 25.700 lượt hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho trên 23.300 lao động. 

Đặc biệt từ năm 2020 đến nay, nguồn cho vay hỗ trợ Covid-19 từ ngân sách TP. Hà Nội  phân bổ đã giúp cho trên 1.500 lao động trên địa bàn huyện có vốn để tạo việc làm, phục hồi sản xuất, ổn định cuộc sống. Trên 9.700 lượt hộ sống tại vùng khó khăn được vay vốn phát triển sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh thương mại. Trên 16.300 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập. Hỗ trợ xây dựng và cải tạo gần 41.400 công trình nước sạch và công trình vệ sinh môi trường nông thôn.

Đặc biệt, trong tháng 5/2022, thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP về triển khai gói hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid-19, đã có 65 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để mua máy tính và thiết bị phục vụ học tập trực tuyến….

Vốn tín dụng chính sách đã góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm và xây dựng nông thôn mới; góp phần nâng mức thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện từ 2,8 triệu đồng/người (năm 2003) lên 53 triệu đồng/người/năm (theo kết quả điều tra cuối năm 2020); giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện cuối năm 2021 xuống còn 0,82%;

Ông Nguyễn Đức Hải, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam phát biểu tại Hội nghị
Ông Nguyễn Đức Hải, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Đức Hải, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam lưu ý, huyện Ba Vì cần tập trung nguồn lực, nhất là nguồn vốn ngân sách huyện ủy thác qua NHCSXH để tổ chức triển khai tốt các chương trình tín dụng chính sách xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn.


Ông Nguyễn Đức Hải, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam (đứng thứ năm từ trái qua) trao tặng Giấy khen của Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc
Ông Nguyễn Đức Hải, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam (đứng thứ năm từ trái qua) trao tặng Giấy khen của Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Đức Hải, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam đã trao Giấy khen của Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam cho 2 tập thể và 11 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong 20 năm triển khai thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ; UBND huyện Ba Vì đã khen thưởng 20 tập thể, 40 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong 20 năm triển khai thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cách TP.Kon Tum khoảng 60 km về hướng bắc, làng Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, Kon Tum) nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. Sâu trong khu rừng tại huyện Đăk Tô (Kon Tum) có một cây Sao cát hàng trăm năm tuổi đang được lực lượng chức năng luân phiên bảo vệ. Và câu chuyện giữ rừng của họ cũng đầy cam go, nguy hiểm.
Tin nổi bật trang chủ
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Photo - Vũ Mừng - 1 phút trước
Từ lâu thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa cây cảnh. Không ít du khách mới đặt chân tới đây lần đầu, đã phải gật gù đồng ý, Vị Khê là mảnh đất của những “kỳ hoa, dị thảo”…
Để Tà Cạ phát triển bền vững…

Để Tà Cạ phát triển bền vững…

Phóng sự - An Yên - 13 phút trước
Đến Tà Cạ (Kỳ Sơn, Nghệ An) hôm nay, thật khó để hình dung đâu từng là thảm họa thiên tai dịp cuối năm 2022. Ngược dòng Huồi Giảng – tâm lũ dữ năm nào, đồng bào Mông, Thái, Khơ mú ở các bản Hòa Sơn, Sơn Hà, Bình Sơn 1 đã kịp kiến thiết lại những đổ vỡ, ngổn ngang. Tà Cạ đang hồi sinh và phát triển từng ngày bằng những nỗ lực của chính người dân, của cấp ủy chính quyền và sự chung tay của cả cộng đồng.
“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 15 phút trước
Chương trình cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết thắng” là sự kiện đặc biệt, là lời tri ân sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 16 phút trước
Dù mới ở tuổi đôi mươi, nhưng những người trẻ này đã có tình yêu đặc biệt với văn hóa dân tộc mình. Họ tận dụng mạng xã hội để quảng bá văn hóa dân tộc, giữ gìn nét đẹp của dân tộc và từ đó giúp nhiều người khác hiểu và trân quý văn hóa của đồng bào DTTS trong “vườn hoa 54 dân tộc anh em”.
Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp

Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp "Rực rỡ sắc màu Tây Bắc"

Sắc màu 54 - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Yên Bái (7/5/1945 - 7/5/2024), 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 5/5, tại Quảng trường 19/8 trung tâm Km5, thành phố Yên Bái đã diễn ra Festival múa sạp “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc” năm 2024.
Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào là một trong những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Hiện nay, ở nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lao Châu, Sơn La... đồng bào Mông đã duy trì việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp đầu Xuân mới và trở thành điểm nhấn du lịch với du khách trong và ngoài nước.
Thảo dược quý của đồng bào Cơ Tu

Thảo dược quý của đồng bào Cơ Tu

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Ra zéh, tên gọi của một loại chè dây mọc hoang trong rừng, được người Cơ Tu ở xã Ba, xã Tư, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đưa về bản làng, biến thành một cây dược liệu mang lại thu nhập cao, giúp đồng bào thoát nghèo.
Bình Định: Thành lập 4 Câu lạc bộ “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”

Bình Định: Thành lập 4 Câu lạc bộ “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 1 giờ trước
Nhằm đẩy mạnh tuyên truyền xoá bỏ nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định đã thành lập 4 câu lạc bộ (CLB) “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” tại các trường dân tộc bán trú và nội trú trên địa bàn tỉnh.
Sầu riêng chết hàng loạt, người dân Bình Phước lo lắng

Sầu riêng chết hàng loạt, người dân Bình Phước lo lắng

Kinh tế - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Khoảng 2 tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên, khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay, đã có khoảng 200 ha sầu riêng ở địa phương bị chết.
Quảng Ninh: 2 người thương vong do bị sét đánh vào thuyền nan

Quảng Ninh: 2 người thương vong do bị sét đánh vào thuyền nan

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Ngày 6/5, đại diện UBND phường Hà An, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra mưa dông, xuất hiện sấm sét đánh trúng thuyền nan đang đánh bắt thủy sản, làm 2 người thương vong.
Sóc Trăng: Huyện Thạnh Trị tổ chức điểm cấp huyện, Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Sóc Trăng: Huyện Thạnh Trị tổ chức điểm cấp huyện, Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 1 giờ trước
Ngày 6/5, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Dương Sà Kha - Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch Ủy Ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Ban Chỉ đạo Đại hội cấp tỉnh; bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Đại hội cấp tỉnh; ông Lý Rotha - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực, Ban Tổ chức Đại hội, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành trong tỉnh và đại diện lãnh đạo các huyện, thị, thành phố; các vị chức sắc, các tôn giáo của huyện. Đặc biệt là sự có mặt của 100 đại biểu chính thức, đại diện cho đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện Thạnh Trị.