Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hướng đi mới trong bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Minh Nhật - Hoàng Minh - 17:55, 27/11/2023

Trải qua lịch sử hàng trăm năm, các làng nghề không chỉ hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc mà còn chứa đựng những giá trị về cảnh quan thiên nhiên, kiến trúc hay di tích lịch sử. Khai thác tiềm năng của làng nghề để phát triển du lịch đang được coi là một trong những hướng đi triển vọng vừa nâng cao thu nhập, vừa giúp lưu giữ nét đẹp của các làng nghề.

Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện cả nước có 5400 làng nghề, trong đó có khoảng 2000 làng nghề truyền thống, mang trong mình những giá trị kinh tế, lịch sử, văn hóa lâu đời. Sự tác động của quá trình đô thị hóa, hoạt động di cư và hoạt động kinh tế, xã hội của địa phương khiến không ít làng nghề đứng trước nguy cơ bị mai một.

Hướng đi mới bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
Cánh đồng muối làng nghề làm muối Tuyết Diêm - Phú Yên

Trải qua lịch sử hàng trăm năm, các làng nghề không chỉ hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc mà còn chứa đựng những giá trị về cảnh quan thiên nhiên, kiến trúc hay di tích lịch sử. Tên nghề gắn chặt với tên làng, in đậm dấu ấn văn hóa một thời như nón lá Phú Thọ, đồng Đại Bái, lụa Vạn Phúc, gốm Bát Tràng, thổ cẩm An Giang … Chính vì vậy, sự mai một của các làng nghề không chỉ làm mất đi những sản phẩm truyền thống lâu đời mà còn kéo theo những lễ hội, trò chơi, trò diễn, tri thức nghề dân gian quý giá mất theo. Vì vậy, việc bảo tồn các làng nghề truyền thống có vai trò rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay.

Làng dệt lanh thổ cẩm Lùng Tám

Làng dệt lanh thổ cẩm Lùng Tám thuộc xã Lùng Tám, Quản Bạ (tỉnh Hà Giang). Đây là làng dệt thủ công nổi tiếng nhất tại Tây Bắc.

Đối với người Mông sinh sống nơi cổng trời Quản Bạ - Hà Giang, sợi lanh là sợi kết nối với thế giới tâm linh và nguồn cội. Người dân nơi đây quan niệm, phụ nữ Mông đi lấy chồng phải có bộ quần áo lanh trong người, để khi bước vào cửa nhà chồng tổ tiên mới nhận và đi làm dâu mới không bị ốm đau.

Khi một người sang thế giới bên kia mà không có một bộ quần áo lanh thì cả làng và dòng họ sẽ không làm ma cho, người chết sẽ không tìm được đường về với tổ tiên và tổ tiên cũng không tìm được người chết.

Dệt lanh là nghề truyền thống, mang ý nghĩa tâm linh quan trọng đối với người H'Mong ở Quản Bạ (Ảnh: Mai Vân).
Dệt lanh là nghề truyền thống, mang ý nghĩa tâm linh quan trọng đối với người H'Mong ở Quản Bạ (Ảnh: Mai Vân).

Phải trải qua 41 công đoạn hoàn toàn thủ công, hết sức tỉ mỉ và kiên nhẫn, tấm vải lanh thổ cẩm Lùng Tám mới thành hình nên dáng... Công đoạn dệt kéo dài hàng tháng trời, vì việc dệt vải thường chỉ được làm khi đã xong việc đồng áng, bếp núc. Vải dệt xong tiếp tục luộc với nước tro vài lần, giặt sạch, phơi khô rồi lại đặt giữa khúc gỗ tròn và tấm đá lăn cho đến khi mềm và phẳng.

Vải lanh được nhuộm chàm bằng kỹ thuật độc đáo của người Mông. Thường tấm vải sẽ được nhuộm nhiều lần để cho ra màu ưng ý nhất. Màu vải lanh không rực rỡ nhưng nền nã và khác biệt.

Người Mông cũng sử dụng một số loại lá, gỗ, rễ cây, củ… để cho ra các màu sắc khác, hoàn toàn tự nhiên và bền bỉ theo thời gian.

Những họa tiết tỉ mỉ được vẽ bằng sáp ong, biểu hiện cho thế giới vũ trụ của người Mông (Ảnh: Mai Vân).
Những họa tiết tỉ mỉ được vẽ bằng sáp ong, biểu hiện cho thế giới vũ trụ của người Mông (Ảnh: Mai Vân).

Cuối cùng là công đoạn vẽ họa tiết. Để làm nên những hoa văn rất riêng trên vải, người Mông dùng bộ bút vẽ (được chế tạo một cách thủ công) chấm vào sáp ong nấu chảy và kẻ lên vải, ban đầu là đường thẳng, rồi đến hình tam giác, trôn ốc, hình đồng tiền, chữ thập, chân chim… Đây là những họa tiết biểu hiện cho thế giới vũ trụ của người Mông.

Kỳ công là thế, một bộ váy áo truyền thống của người Mông có khi phải mất cả năm trời mới hoàn tất nên cũng không lạ khi ngày nay, kỹ thuật se sợi, dệt vải, nhuộm chàm, vẽ họa tiết kiểu truyền thống ngày càng ít thu hút những người Mông trẻ chuộng nhịp sống hiện đại.

Dệt vải lanh không chỉ là nghề truyền thống, mà còn là phương thức giúp đồng bào Mông nơi Quản Bạ có thu nhập ổn định, cuộc sống tốt đẹp hơn.

Làng gốm Bát Tràng Gia Lâm - Hà nội

Ở làng gốm Bát Tràng, những linh vật tượng trưng cho các năm được các nghệ nhân làm hoàn toàn thủ công. Những sản phẩm được bán với số lượng có hạn, gắn liền với tên tuổi của người nghệ nhân tạo ra nó. Đây là một trong những hướng đi tạo dựng thương hiệu cho các nghệ nhân, vốn quý nhất của các làng nghề.

Hướng đi mới bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống 1
Những sản phẩm được bày bán tại Làng gốm Bát Tràng

Làng gốm sứ Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm) là một trong những điểm đến tại Hà Nội luôn hấp dẫn du khách. Sau khi dịch Covid-19, hoạt động du lịch tại Thủ đô cũng như Bát Tràng sôi động trở lại. Hiện tại, Bát Tràng đang nỗ lực đổi mới cách làm du lịch trong đó phối hợp với nhiều đơn vị xây dựng thêm sản phẩm, hình thức du lịch để thu hút du khách hơn.

Làng lụa Hà Đông - Hà Nội

Ghé thăm Hà Nội phồn hoa đô thị, hãy du lịch làng lụa Vạn Phúc nơi điểm xuyết tinh hoa văn hóa Việt còn đang được gìn giữ, vốn đã rất nổi tiếng và đã đi vào thơ ca nhạc họa. Nổi tiếng khắp cõi xưa nay về lụa, chẳng ai không biết đến lụa Vạn Phúc trứ danh từng được đánh giá là sản phẩm thủ công tinh xảo nhất xứ Đông Dương.

Hướng đi mới bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống 2
Làng lụa Hà Đông - Hà nội

Trải qua nhiều thế hệ, lụa Vạn Phúc vẫn giữ được nét đẹp truyền thống và đang đi đầu trong ngành dệt nước ta. Lụa làng Vạn Phúc được đánh giá là đẹp và bền. Hoa văn trên lụa rất đa dạng, trang trí đối xứng với nhau, đường nét không rườm ra, phức tạp mà luôn tạo cảm giác phóng thoáng, dứt khoát.

Làng nghề nón lá Phú Thọ

Làng nghề làm nón lá ở Phú Thọ đã có thời gian đứng trước nguy cơ bị xóa sổ do thị trường bị thu hẹp, đầu ra không ổn định, nhưng nhờ có hướng đi mới, đến nay các làng nghề này vẫn bảo tồn và phát triển tốt. Sản phẩm nón lá hàng ngày được các thế hệ của làng làm ra và theo du khách xuất ngoại, đem lại việc làm và thu nhập ổn định cho người dân địa phương.

Hướng đi mới bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống 3
Làng nghề làm nón truyền thống Sai Nga - Phú Thọ

Lãnh đạo thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê cho biết, những năm gần đây, thực hiện xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch gắn với làng nghề truyền thống, người dân làng nghề nón lá Sai Nga của thị trấn đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu cho sản phẩm hàng hóa và phục vụ du khách. Hiện làng nghề nón lá Sai Nga đã trở thành một điểm đến yêu thích của du khách, đặc biệt đối với du khách quốc tế. Chiếc nón từ làng đã đi khắp mọi miền đất nước theo các chương trình quảng bá xúc tiến du lịch của tỉnh và được du khách chọn mua về làm quà tặng.

Nhờ tự tìm hướng đi mới, hiện làng nghề nón lá Sai Nga duy trì và phát triển trên 500 hộ làm nghề. Với nỗ lực trong việc bảo tồn và phát triển, nghề làm nón lá Sai Nga, huyện Cẩm Khê đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, đây là nền tảng để làng nghề tiếp tục phát huy tiềm năng về du lịch.

Làng tranh dân gian Đông Hồ - Bắc Ninh

Làng tranh Đông hồ Bắc Ninh từ lâu đã nổi tiếng với những sản phẩm tranh đông hồ có giá trị và đặc sắc. Đây cũng là nơi thu hút hàng ngàn du khách ghé thăm mỗi năm để tìm hiểu đôi nét về làng nghề truyền thống tại Bắc Ninh - làng tranh Đông hồ.

Chợ tranh hoạt động tấp nập bắt đầu từ tháng Chạp với 5 phiên chợ. Tranh Đông Hồ được bán cho các lái buôn, gia đình để treo chủ yếu trong ngày Tết nhằm cầu chúc những điều tốt đẹp.
Hướng đi mới bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống 3
Phòng trưng bày làng tranh Đông Hồ - Bắc Ninh

Đến với làng tranh Đông Hồ bạn còn có thể tìm hiểu ra quy trình để tạo ra được một bức tranh Đông Hồ đơn giản trước khi bạn có thể mua làm kỷ niệm.

Làng nghề kim hoàn kế Môn (Thừa Thiên – Huế)

Làng Kế Môn (thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) là làng nghề kim hoàn nổi tiếng hơn 300 năm nay. Vị tổ của làng nghề là ông Cao Đình Độ, người làng Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.

Hướng đi mới bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống 5
Sản phẩm làng nghề Kim hoàn Kế Môn

Sản phẩm kim hoàn ở Kế Môn nổi tiếng có chất lượng tốt hơn với kỹ thuật tay nghề tinh xảo, chạm khắc cầu kỳ và đa dạng đồ trang sức như vòng, kiềng, nhẫn, lắc, dây chuyền, khuyên tai bằng vàng hoặc bạc.

Làng nghề đúc đồng Phước Kiều - Quảng Nam

Làng nghề đúc đồng Phước Kiều thuộc xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, đây là một trong số những làng nghề truyền thống nổi tiếng của đất Quảng. Theo ghi chép lịch sử, làng nghề này được hình thành từ thế kỷ 16, khi ông Dương Khổng Lộ quê ở tỉnh Lạng Sơn trên bước đường đi làm ăn đã đặt chân đến phủ Điện Bàn khai khẩn 10 mẫu đất hoang để làm nghề đúc đồng, rồi đổi tên là làng Phước Kiều. Danh tiếng của làng nghề đã không còn bó hẹp trong địa phận của tỉnh mà đã vươn ra xa khắp tỉnh thành trong cả nước, từ miền trung du phía Bắc đến vùng rừng núi xa xôi.Ngày nay, người thợ đúc đồng Phước Kiều đã tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm phục vụ cho việc tết lễ, hội hè và vật dụng sinh hoạt hàng ngày như chuông đồng, chiêng, kiểng, mõ, phèng la, lư hương, chân đèn, bình cổ…

Hướng đi mới bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống 6
Những Sản phẩm làng nghề đúc đồng Phước Kiều

Làng đá mỹ nghệ Non Nước - Đà Nẵng

Trải qua hơn 300 năm hình thành và phát triển, nghề đá mỹ nghệ ở Non Nước đã mang một diện mạo với những sản phẩm tốt. Đến thăm làng nghề đá Non Nước, bạn không chỉ được khám phá một địa điểm du lịch Đà Nẵng vô cùng hấp dẫn với không gian yên bình dưới chân núi Ngũ Hành Sơn mà còn được chiêm ngưỡng sự tài khéo, công phu của những nghệ nhân. Nằm chễm trệ tại cùng núi Ngũ hành sơn, lại còn có sự tác động của nền văn hoá nghệ thuật champa, làng đá mỹ nghệ như một người con tinh thần của hai nền văn hoá Việt-Chăm. Chính vì thế mà những tác phẩm trở nên đắt giá về cả kinh tế lẫn hình tượng nghệ thuật. 

Hướng đi mới bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống 6
Làng nghề đá mỹ nghệ ở Non Nước - Đà Nẵng

Từng sản phẩm được làm ra đều là thành quả lao động rất công phu và tỉ mỉ của những nghệ nhân tài hoa của làng nghề. Qua nhiều thế hệ, làng nghề non nước giờ đây vẫn luôn được gìn giữ và phát triển rộng rãi để tạo ra các sản phẩm mang giá trị nghệ thuật cao, phát huy nét đẹp của một làng nghề truyền thống của Việt Nam, giới thiệu với các bạn bè quốc tế, để họ hiểu hơn về nền văn hóa, nghệ thuật của nước ta cùng sự chân chất và chăm chỉ của người dân miền Trung.

Làng dệt thổ cẩm Châu Giang - An Giang

An Giang không chỉ đẹp về cảnh sắc mà còn là nơi lưu giữ nhũng nét đẹp truyền thống, đậm đà văn hóa dân tộc Việt. Đây cũng chính là một trong những điểm thu hút khách du lịch của tỉnh thành miền Tây thuộc đồng bằng sông Cửu Long.

Hầu như nhà nào cũng có những khung cửi để dệt những tấm vải may trang phục cho gia đình và để bán, làm cho thổ cẩm Chăm ngày càng thăng hoa,trong đó có thổ cẩm Châu Giang.

Dệt Thổ Cẩm là một nghề truyền thống lâu đời của người Chăm ở Tân Châu(An Giang). Nguyên liệu để dệt là tơ sợi và nhuộm bằng màu tự nhiên từ mủ cây, vỏ cây và trái cây, làm cho màu sắc trên sản phẩm rất đặc biệt và bền. Hoa văn được dệt lên các đồ vật đều có ý tưởng sáng tạo từ truyền thống đến hiện đại càng làm tăng thêm giá trị nghề dệt nơi đây...

Hướng đi mới bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống 8
Làng dệt thổ cẩm Châu Giang - An Giang

Giải pháp cho bảo tồn, gìn giữ làng nghề truyền thống

Làng nghề truyền thống tích hợp nhiều giá trị văn hóa, mang tiềm năng phát triển du lịch. Vấn đề là làm thế nào để đánh thức những tiềm năng này. Đây không phải là bài toán đơn giản. Nó cần có sự tham gia của cả ngành văn hóa, các địa phương, doanh nghiệp và sự đoàn kết, quyết tâm của người dân làng nghề. Chỉ khi sống được với nghề thì làng nghề mới có thể tồn tại và lưu giữ những nét đẹp của cha ông.

Để bảo tồn và phát huy các làng nghề và nghề truyền thống cần xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, hỗ trợ các tìm kiếm thị trường tiêu thụ, kết hợp giữa truyền thống và công nghệ hiện đại, phát triển du lịch gắn với làng nghề truyền thống...

Ông Nguyễn Trung Thành - Phó Chủ tịch HĐQT Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt chia sẻ: "Không có cách nào khác bằng tôn vinh sự đóng góp của họ, tạo ra sự ảnh hưởng của họ với cộng đồng. Đặc biệt với làng nghề, đó là các doanh nghiệp nhỏ, những hộ kinh doanh nhỏ nên chọn thương hiệu cá nhân và để họ tự kể câu chuyện của họ và chạm tới trái tim của khách hàng chính là hướng đi để bảo tồn và phát triển làng nghề".

Tháng 7/2021, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, nhằm bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề, gìn giữ và phát huy những giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của làng nghề Việt Nam. Chương trình cũng xác định phát triển làng nghề với du lịch. Đây là hướng đi triển vọng được nhiều quốc gia trong khu vực ứng dụng từ lâu. Họ đã rất thành công trong việc vừa bảo tồn được các làng nghề vừa thu hút khách du lịch, tạo ra các giá trị gia tăng khác.

Đối với các làng đã có nghề, Chương trình khôi phục, bảo tồn, lưu giữ nét văn hóa truyền thống trong sản phẩm, bí quyết nghề, đồng thời thiết kế những sản phẩm mới phù hợp với thị trường, nâng cao năng lực sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ cảnh quan, môi trường làng nghề.

Đối với các làng chưa có nghề thì thúc đẩy phát triển ngành nghề sản xuất, kinh doanh các sản phẩm theo nhu cầu của thị trường, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương thông qua các hình thức du nhập, học tập, phổ biến, nhân rộng từ các mô hình, làng nghề, làng nghề truyền thống đang hoạt động có hiệu quả…

Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống là một việc làm có ý nghĩa và cần thiết. Vì vậy, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng vươn lên của mỗi làng nghề truyền thống, cần sự chung tay hỗ trợ nhiều hơn của các cấp, ngành và địa phương. Có như vậy, nghề và làng nghề truyền thống mới thực sự tồn tại và phát triển.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.
Tin nổi bật trang chủ
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.
Khám phá Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Khám phá Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Du lịch - Minh Nhật - 19:38, 09/05/2024
Tin vui cho những ai yêu thích thiên nhiên và khám phá, Vườn Quốc Gia Cúc Phương chính thức mở "Tour tham quan bằng xe điện xem đom đóm và động vật hoang dã ban đêm". Đây là cơ hội để du khách hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, tận hưởng bầu không khí trong lành và trải nghiệm những điều kỳ thú mà màn đêm Cúc Phương mang lại.
Hà Tĩnh: Giải cứu thành công 2 nạn nhân bị dụ dỗ ra nước ngoài với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao”

Hà Tĩnh: Giải cứu thành công 2 nạn nhân bị dụ dỗ ra nước ngoài với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao”

Xã hội - Thế Mạnh - Thanh Nguyên - 19:35, 09/05/2024
Ngày 9/5, tại Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh), BĐBP Hà Tĩnh phối hợp với Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh tại Hà Nội giải cứu thành công 2 nạn nhân là công dân Việt Nam bị lừa bán ra nước ngoài, với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao” và đưa các nạn nhân về đến Việt Nam an toàn.
Lào Cai: Siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa

Lào Cai: Siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa

Du lịch - Minh Nhật (t/h) - 19:32, 09/05/2024
Hình ảnh những du khách nước ngoài thuê xe máy trải nghiệm du lịch Sa Pa không còn xa lạ, nhưng vẫn còn những người đi xe không đúng quy định Việt Nam, dẫn tới nguy cơ mất an toàn giao thông.
Nhiều ảnh đẹp Việt Nam chụp từ trên cao lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards

Nhiều ảnh đẹp Việt Nam chụp từ trên cao lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards

Sắc màu 54 - Thanh Thuận - 19:28, 09/05/2024
Vượt qua hơn 124.000 người tham gia từ 174 quốc gia, với hơn 470.000 bức ảnh được gửi dự thi, một số tác giả Việt Nam đã xuất sắc lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards hạng mục Aerial Photography (ảnh chụp từ trên cao).
Lộc Ninh (Bình Phước): Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Lộc Ninh (Bình Phước): Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 19:21, 09/05/2024
Sáng 9/5, huyện Lộc Ninh long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024. Đây là huyện được chọn tổ chức đại hội điểm của tỉnh Bình Phước.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chư Pưh (Gia Lai): Bồi dưỡng kiến thức, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán

Chư Pưh (Gia Lai): Bồi dưỡng kiến thức, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán

Chính sách dân tộc - Ngọc Thu - 19:16, 09/05/2024
Trong 2 ngày (9 - 10/5), UBND huyện Chư Pưh, Phòng Dân tộc huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tập huấn, phổ biến, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán. Tham gia lớp tập huấn, có 150 học viên là già làng, trưởng thôn, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS.
Bình Định: Phấn đấu mỗi năm giảm 2% - 3% số cặp tảo hôn

Bình Định: Phấn đấu mỗi năm giảm 2% - 3% số cặp tảo hôn

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 19:13, 09/05/2024
Nhằm chuyển đổi nhận thức, hành vi trong hôn nhân của người dân, góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đang đẩy mạnh triển khai Kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024.
HLV Mai Đức Chung trở lại dẫn dắt Đội tuyển nữ Việt Nam

HLV Mai Đức Chung trở lại dẫn dắt Đội tuyển nữ Việt Nam

Thể thao - Hoàng Minh - 19:10, 09/05/2024
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) vừa công bố bản hợp đồng dẫn dắt Đội tuyển Bóng đá nữ Việt Nam kéo dài 2 năm với Huấn luyện viên (HLV) Mai Đức Chung.
Gia Lai: Ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với tín dụng đen”

Gia Lai: Ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với tín dụng đen”

Tin tức - Ngọc Thu - 19:05, 09/05/2024
Ngày 9/5, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai đã tổ chức truyền thông tín dụng an toàn góp phần hạn chế “tín dụng đen” cho 100 cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Phú Thiện và ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với tín dụng đen”.
Ở nơi “bới cát lấy tiền”

Ở nơi “bới cát lấy tiền”

Kinh tế - Thảo Linh - 18:03, 09/05/2024
Ở vùng đất pha cát - xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng có đủ các loại rau thương phẩm được trồng, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, sinh trưởng và phát triển tốt. Vụ này nối tiếp vụ kia đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào DTTS.