Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hương cốm mùa Thu

Tản văn của Cao Xuân Thái - 17:05, 09/08/2021

Tôi giữ mãi trong lòng hương trời mùa Thu trong veo của riêng mình. Nhớ nhất là vào đêm Trung thu, trăng tròn vành vạnh, lung linh đèn sao, chúng tôi quây quần bên bà ăn cốm, chấm với chuối tiêu chín cuốc, ăn bánh cốm, chè cốm tự tay bà làm ra. Những câu chuyện ngày xửa ngày xưa bà kể chảy suốt cuộc đời chẳng bao giờ hết được, lung linh đẹp như cổ tích...

Cánh đồng lúa nếp nặng trĩu bông
Cánh đồng lúa nếp nặng trĩu bông (Ảnh minh họa)

Từ nhà tôi đi ra cánh đồng bằng một bờ đất nhỏ, cỏ gà hai bên xanh um. Năm nào cũng vậy, sau vụ chiêm xuân là bà nội tôi lại cày ải dăm sào đất ruộng màu mỡ nhất để chuẩn bị cấy lúa nếp. Lúa nếp này khi thu hoạch về để làm cốm vào rằm tháng Tám, số còn lại để đồ xôi vào những lần giỗ chạp, gói bánh chưng cuối năm...

Khi mảnh ruộng đã được cày bừa kỹ, bùn nhuyễn, bùn sền sệt, mạ cũng đủ tuổi, bà huy động cháu con về cấy lúa. Thực ra 5 sào đất, công xá chẳng là bao, nhưng bà muốn mọi người tụ tập về, cấy xong, cả nhà làm một bữa tươi, hỏi han, trò chuyện với con cháu vậy thôi. Bữa cơm phải có xôi, thịt gà, cá rán, rau, củ của nhà do tay bà nấu. Trong bữa cơm bà thường nhắc đứa này, đứa nọ làm ăn ở xa. Nói chung đứa nào bà cũng thương, tình cảm bà giữ kín trong lòng.

Thời tiết giao mùa thường nắng lắm, mưa nhiều. Những ngày nóng không ngủ được, bà thường mở cửa sổ nhìn ra cánh đồng để ngọn gió đêm thổi về cho căn phòng bớt ngột ngạt. Lúa bén chân rì rào. Ruộng đủ nước là bà mua cá giống về thả. Những con cá chép cỡ ngón tay cái, trắng bạc quẫy đuôi nước bắn tung toé trong chiếc chậu nhôm. Bà cẩn thận, nhẹ nhàng đổ tất cả chúng xuống chiếc chuôm ở góc ruộng. Chúng vẫy vùng một lúc, nhiều con đã phóng ra ruộng lúa.

Từ ngày thả cá, mảnh ruộng của bà tôi lúc nào cũng ăm ắp nước. Làm cỏ, bón thúc, chúng tôi lại sang giúp bà, độ chừng một buổi là xong. Ruộng lúa xanh bời bời, cá ăn phù du, đớp côn trùng tí tóp, lao xao khắp cả mặt ruộng. Độ vài ba tháng chúng đã lớn vổng lên, đuôi vàng choé. Thích nhất là lúc lúa trổ cờ, nhiều con hung hăng quẫy đuôi nhảy lên đớp hoa lúa. Mỗi lúc cơn gió mạnh ào qua, cả cánh đồng dậy hương ngan ngát. Hoa lúa rụng lả tả trên khắp mặt nước, cũng là lúc bầy cá mở hội, chúng tranh nhau đớp mồi bì bũm làm cả ruộng lúa trở nên sống động... Những lúc như vậy bà vui lắm. Nhớ một lần bà trò chuyện: Cá chép mà ăn hoa lúa là nhanh lớn lắm, thịt lại chắc và thơm...

Những bông lúa nếp chắc mẩy hạt được lựa cắt mang về để làm cốm
Những bông lúa nếp chắc mẩy hạt được lựa cắt mang về để làm cốm (Ảnh minh họa)

Tuổi già, đêm ít ngủ, bà tôi thường ra sân, mắt ngước lên bầu trời đầy sao, nghe tiếng động mơ hồ của đàn cá ăn đêm, tiếng rì rào của đồng lúa đang thời kỳ ngậm sữa. Trước rằm tháng Tám vài ngày, bông lúa đã uốn câu vào mẩy, làm cốm vào thời điểm này là tốt nhất. Bà tôi cầm cái nhắt (dụng cụ cắt lúa nhỏ bằng con dao bổ cau) đi ra đồng chọn những bông lúa to, nhiều hạt, cắt nhẹ nhàng, xếp đầy vào chiếc xoỏng (dụng cụ đựng rau củ) độ 5 cân mang về. Bà gọi con cháu sang làm cốm. Than nghiến còn lại từ năm trước, bà nhóm lên quạt đều, khi than đỏ rực, bà cẩn thận lấy từng bó lúa nhỏ đã bó sẵn bằng sợi lạt giang, đặt trên bếp lò.

Khi lúa vừa chín tới, bà lấy ra xếp đều vào chiếc nong đặt bên cạnh. Bà bảo chúng tôi lau sạch sẽ chiếc máng gỗ, chày giã. Chiếc máng gỗ dài cỡ 2 mét, bằng thân cây gỗ nghiến nặng trịch, được ông thợ mộc đục đẽo rất cẩn thận. Bà xếp đầy những bông lúa nếp đã được nướng chín. Bốn anh chị em chúng tôi, mỗi người cầm một chiếc chày dài gần hai mét, đứng đối diện nhau, vung chày nện đều đều xuống lòng máng. Chúng tôi vô cùng thích thú, ngỡ mình là nghệ sĩ tài hoa, đang biểu diễn bộ gõ và giai điệu của núi rừng, làng bản được tấu lên: Cụp ... cùm ... cum. Cụp ... cùm ... cum... đều đều náo nhiệt vang xa.

Công đoạn làm cốm
Công đoạn làm cốm

Bà tôi bảo giã cốm cũng phải có nghệ thuật, chủ yếu là cảm nhận của lực cánh tay, điều chỉnh thế nào đó để hạt cốm còn nguyên vẹn ... Bụi cám bay mờ ảo, hương cốm thơm đến là quyến rũ ... Khi cốm được giã xong, bà lấy ra sàng, xảy cẩn thận, những hạt cốm xanh lơ, dẻo, mềm ngắm nhìn thật thích mắt. Bà cẩn thận gói từng gói nhỏ bằng lá chuối tươi để giữ hương thơm, giữ màu cho hạt cốm. Bà bảo, để đúng đêm rằm, dâng lên tổ tiên ông bà, đợi lúc trăng tròn mới được phá cỗ... Bà còn làm thêm các loại bánh: Bánh cốm nhân đậu xanh, bánh sừng bò, chè cốm... Vào mùa cốm, cả làng tôi vang lên tiếng chày vui như ngày hội.

Bẵng đi chừng nửa tháng, bà bảo chúng tôi tháo nước để gặt lúa nếp, cũng là để cá dồn về chiếc chuôm cuối ruộng. Gặt lúa xong, chúng tôi chuẩn bị bắt cá cho bà làm mắm. Lúc này bắt cá là quá dễ dàng. Chỉ cần tháo kiệt nước, toàn bộ số cá trong cái chuôm ấy trơ ra. Thiếu nước, chúng mở mang, há mồm ngáp ngáp, hoặc giẫy đành đạch loạn xạ làm bùn non bắn lên tung toé. Đem về nhà, bà rán cho chúng tôi một bữa. Cá rán giòn, chấm muối tiêu, ngon không tả được bằng lời. Số còn lại chừng 20 - 30 cân, bà bảo chúng tôi bỏ vào 3 cái xoỏng bằng tre, dày mắt, gài buộc chắc chắn, rồi đem ra suối ngâm. Chúng tôi chọn chỗ nước chảy, sâu nhất, lấy đá hộc chèn lên, nối mấy cái xoỏng bằng sợi dây gai to bằng ngón tay út, buộc vào gốc cây gần bờ. Đúng ba ngày ba đêm, mọi cặn bã trong bộ phận tiêu hóa của chúng được thải ra ngoài hết. Bà tôi bắt đầu thực hiện quy trình làm mắm.

Việc đầu tiên là xử lý cá. Bà nhẹ nhàng nhấc từng con, uốn cong lại, dùng thanh nứa nhỏ, nhọn sắc một đầu, chích vào giữa ức của con gá, tự nhiên mật đắng của nó bắn ra... Bà làm thuần thục, thoăn thoắt, điệu nghệ khiến chúng tôi vô cùng thán phục. Hết số cá, bà xếp lần lượt vào mấy chiếc vại sành đã chuẩn bị sẵn. Cứ một lớp cá lại một lớp muối, thính, riềng xay nhỏ, cái rượu, lá cơm đỏ... Lần lượt như vậy cho đến hết. Bà đóng nắp, đậy kín từng vại sành để ở góc bếp, năm sau mới đem ra dùng. Kỳ lạ là con cá còn nguyên vẹn, săn lại, không bị nát, đỏ au, ăn trực tiếp cũng được, hoặc là sốt lên chấm với xôi nếp! 

Hương cốm mùa thu
Hương cốm mùa thu

Những ký ức đẹp ấy, tôi giữ mãi trong lòng như như một món quà vô giá theo tôi suốt cuộc đời!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

“Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Tin nổi bật trang chủ
Hành trình vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc

Hành trình vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc

78 năm qua, từ Nha Dân tộc thiểu số đến Ủy ban Dân tộc – Cơ quan công tác dân tộc đã làm tốt sứ mệnh tham mưu, xây dựng để Nhà nước ban hành hệ thống chính sách phát triển vùng DTTS và miền núi. Việc triển khai hiệu quả chính sách dân tộc đã tạo cơ hội phát triển bình đẳng giữa các dân tộc, qua đó không ngừng củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Thể thao - Minh Thu - 19:13, 03/05/2024
Ngày 3/5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và ông Kim Sang-sik (Quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí Huấn luyện viên (HLV) trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam. Theo đó, hai bên thống nhất bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 - 31/3/2026).
Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Thời sự - Minh Thu - 19:11, 03/05/2024
Ngày 3/5, Đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm dẫn đầu đã làm việc với Sở Y tế Đồng Nai nhằm nắm tình hình, hỗ trợ tỉnh xử lý vụ ngộ độc sau ăn bánh mì của tiệm bánh Cô Băng (do bà Nguyễn Thị Khánh Băng làm chủ) tại địa chỉ khu phố 2, phường Xuân Bình, TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Mưa đá gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng tại Sơn La

Mưa đá gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng tại Sơn La

Tin tức - Minh Thu - 19:08, 03/05/2024
Thông tin từ ông Lò Văn Đoàn, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La ngày 3/5 cho biết, tối và đêm 2/5, trên địa bàn đã xuất hiện giông kèm mưa đá.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thời sự - Minh Nhật (T/h) - 14:18, 03/05/2024
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Tin tức - PV - 13:25, 03/05/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Du lịch - Tào Đạt - 10:31, 03/05/2024
“Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 10:22, 03/05/2024
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 10:02, 03/05/2024
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 09:40, 03/05/2024
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 09:36, 03/05/2024
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.