Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hòn Đất (Kiên Giang): Đảm bảo an toàn cho học sinh đến trường mùa lũ

PV - 15:21, 09/10/2018

Hiện nay đang là mùa nước lũ, việc đảm bảo an toàn cho học sinh đến trường là rất cần thiết. Để giảm bớt nỗi lo cho học sinh, phụ huynh mỗi khi qua sông đến lớp, ngành Giáo dục huyện Hòn Đất đã chỉ đạo các trường phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương thực hiện nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho các em trong mùa lũ.

Hòn Đất Học sinh điểm trường lẻ Láng Cơm, xã Bình Giang được nhà trường và Hội Phụ huynh đưa, đón qua sông bằng vỏ máy để đến lớp.

Năm học 2018-2019, huyện Hòn Đất có 70 đơn vị trường học công lập và ngoài công lập với trên 30.000 em học sinh các cấp từ bậc học mầm non đến trung học phổ thông. Ngoài việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học để phục vụ năm học mới, vấn đề đảm bảo an toàn cho học sinh được các trường đặt lên hàng đầu. Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn huyện Hòn Đất chưa có trường học nào bị ngập nước. Tuy nhiên, nước lũ dâng cao ở một số xã đầu nguồn khiến một số tuyến đường bị ngập nước, gây khó khăn cho giáo viên và học sinh trong việc đi lại, đơn cử như điểm trường Láng Cơm của xã Bình Giang, điểm trường lẻ Thuận Tiến xã Bình Sơn hay Hiệp Tân, xã Mỹ Hiệp Sơn.

Ông Phạm Minh Hoàng, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hòn Đất cho biết: Ngành Giáo dục huyện Hòn Đất đã chủ động phân công cán bộ phụ trách địa bàn theo dõi chặt chẽ diễn biến của lũ để có biện pháp phòng tránh kịp thời. Phòng Giáo dục cũng phối hợp với chính quyền địa phương thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở các chủ phương tiện đò ngang đưa học sinh qua sông phải trang bị thêm áo phao, phao cứu sinh, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các em. Vào những giờ cao điểm, tại các bến phà, đò ngang, phải tăng cường phương tiện đưa đón các em, tuyệt đối không chở người quá tải đề phòng đắm đò.

Thầy giáo Phạm Văn Quyền, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bình Giang 1, xã Bình Giang, huyện Hòn Đất cho biết: Đa phần các phụ huynh học sinh làm nghề nông, công việc bận rộn nên không có thời gian đưa con đến lớp. Vì vậy, Ban Giám hiệu nhà trường đã phối hợp với chính quyền địa phương, Hội Phụ huynh học sinh tổ chức đưa các em qua những đoạn sông nước chảy xiết bằng vỏ máy để đến lớp và trở về nhà.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn khi lưu thông trên sông, nhà trường đã vận động các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân hỗ trợ áo phao cho các em. Theo đó, Hội Đồng đội của trường cũng đã tích cực vận động gây quỹ, kịp thời hỗ trợ tập sách, dụng cụ học tập để các em yên tâm đến lớp. Thông qua các hoạt động ngoại khóa, Hội Đồng đội các trường cũng đã lồng ghép hướng dẫn cho các em kỹ năng phòng chống đuối nước, hướng dẫn cách mặc áo pháo an toàn khi đi trên các phương tiện thủy.

Em Nguyễn Thị Minh Thư, học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Bình Giang 1, xã Bình Giang, huyện Hòn Đất cho biết: Đường từ nhà em đến trường gần 3km, hiện nước ngập sâu nên em không đạp xe đi học được. Hơn 1 tuần qua, em được các cô chú và nhà trường đưa qua sông để đến lớp nên rất an tâm. Mặc dù em biết bơi nhưng khi qua sông bằng vỏ máy, em vẫn phải mặc áo phao để đảm bảo an toàn tính mạng.

Bên cạnh các động thái tích cực của ngành Giáo dục huyện, một số bà con sống gần khu vực các điểm trường lẻ cũng tạm gác công việc gia đình để tham gia đưa đón học sinh vào hai buổi sáng-chiều. Ông Huỳnh Văn Cộ ở tổ nhân dân tự quản số 8, ấp Láng Cơm đã gần 10 năm làm công việc đưa đón học trò cho biết, năm nay thấy lũ về sớm và diễn biến phức tạp nên tôi rất lo. Để đảm bảo an toàn cho học sinh đi học trong mùa lũ, tôi đã sửa chữa vỏ máy, chuẩn bị phương tiện có sức chứa trên 30 người, mua thêm nhiên liệu dự trữ để hằng ngày đưa các cháu qua sông hoàn toàn miễn phí.

Tuy nhiên, tại một vài bến đò ngang qua sông, các chủ đò vẫn chưa trang bị áo phao, phao cứu sinh đầy đủ cho học sinh và khách qua sông. Một số chủ phương tiện có trang bị áo phao nhưng đã cũ kỹ, hư hỏng chưa được thay thế mới, điều này sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu chẳng may xảy ra sự cố.

THU HƯƠNG - THẾ HẠNH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
Tin nổi bật trang chủ
Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Phóng sự - Phạm Tiến - 7 giờ trước
Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 7 giờ trước
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Người có uy tín - Ngọc Lê - 18:45, 04/05/2024
Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.
Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Sức khỏe - Minh Nhật - 15:17, 04/05/2024
Thời tiết nắng nóng dễ làm thực phẩm ôi thiu, hư hỏng, do đó người dân cần chú ý từ khâu lựa chọn thực phẩm, bảo quản, đến chế biến thức ăn.
Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín - Quỳnh Trâm - 14:30, 04/05/2024
Tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chung tay xây dựng quê hương; tiên phong đi đầu trong các phong trào thi đua để bà con tin tưởng làm theo... là công việc mà những Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở Thanh Hóa đã và đang miệt mài thể hiện để xứng đáng với sự tín nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tin yêu của người dân.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng chỉ đạo 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thủ tướng chỉ đạo 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thời sự - PV - 14:00, 04/05/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, trong tháng 5 và thời gian tới cần tập trung chuẩn bị thật tốt việc phục vụ Hội nghị Trung ương, kỳ họp Quốc hội sắp tới và triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 13:47, 04/05/2024
Cơ quan công tác dân tộc các địa phương xác định năm 2024 là năm “nước rút” để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Việc hoàn thành các mục tiêu của Chương trình không chỉ góp phần để vùng DTTS và miền núi cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng mà còn tạo nền tảng để địa bàn “lõi nghèo” bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 13:18, 04/05/2024
Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Thanh Nam - 13:12, 04/05/2024
Giải Đua ngựa Shanrila Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) được diễn ra với sự tham gia thi đấu của 64 nài ngựa, đến từ 5 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái. Đây là sự kiện thể thao Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).
Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Phóng sự - An Yên - 13:04, 04/05/2024
Lên Kỳ Sơn – huyện rẻo cao xứ Nghệ, đã không ít du khách từng cảm thấy mình “lạc lối”. Cũng bởi, nơi ấy không chỉ có “cổng trời” Mường Lống bảng lảng sương bay, tháp cổ Yên Hòa huyền bí, đỉnh Puxailaileng trên dãy Trường Sơn…; mà còn là những lễ hội Pu nhạ thầu, chọi bò, hoa mận, chợ phiên… thấp thoáng sau những cánh rừng pơ mu, sa mu tuyệt đẹp. Càng cuốn hút và hấp dẫn hơn khi đó là bản sắc văn hóa độc đáo lâu đời của cộng đồng các DTTS Mông, Thái, Khơ mú nơi đây.