Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách dân tộc: Những đòi hỏi từ thực tiễn (Bài 4)

Hiếu Anh - 14:17, 15/07/2022

Như nội dung thông tin đã được đề cập trong 3 bài báo trước về vấn đề Hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách dân tộc đã đăng tải trên baodantoc.vn đã khẳng định hoạt động kiểm tra, giám sát của Quốc hội, MTTQ, HĐND các cấp và vai trò giám sát của cộng đồng có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đất nước; trong đó có việc thực hiện chính sách dân tộc, các chương trình Mục tiêu quốc gia ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tuy nhiên, trên thực tiễn công tác này vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế cần phải được tháo gỡ, để phát huy vai trò, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, giám sát.

đoàn giám sát của HĐND tỉnh Bắc Kạn kiểm tra tại cơ sở
Đoàn giám sát của HĐND tỉnh Bắc Kạn kiểm tra tại cơ sở

Cần tăng cường hậu giám sát

Có thể nói, bên cạnh những kết quả đạt được, thì vấn đề được đặt ra là, công tác kiểm tra giám sát liệu đã đi đến cùng vấn đề được giám sát hay chưa?  Để nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm tra, giám sát thì khâu “hậu giám sát” cần được chú trọng. 

 "Hậu giám sát” được hiểu là, những công việc phải làm của chủ thể giám sát và đối tượng chịu sự giám sát, sau khi chủ thể giám sát tiến hành hoạt động giám sát và ban hành nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát, tức là hậu quả pháp lý sau giám sát đã được xác định, có cơ sở để thực hiện.

 Về phía chủ thể giám sát, đó là việc theo dõi, đôn đốc, xem xét, đánh giá kết quả thực hiện, tái giám sát (nếu thấy cần thiết), và đưa ra các chế tài đảm bảo việc thực hiện các kết luận giám sát đạt hiệu quả cao nhất. Về phía đối tượng chịu sự giám sát, là việc nâng cao trách nhiệm, áp dụng các biện pháp để khắc phục những hạn chế, bất cập theo kết luận của các chủ thể giám sát đưa ra, tạo chuyển biến tích cực nhất trong thực tế.

Pháp luật hiện hành đã quy định khá cụ thể, chặt chẽ và chế tài đủ mạnh về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, kết luận, kiến nghị sau giám sát; nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Vấn đề hiệu quả thực hiện cơ bản chỉ còn phụ thuộc vào công tác tổ chức thực hiện, vào trách nhiệm của các cơ quan liên quan, là các chủ thể tiến hành giám sát và các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát; trong đó, đặc biệt là trách nhiệm của các chủ thể tiến hành giám sát.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Vũ Tiến Thản, nguyên Vụ trưởng Vụ Phục vụ hoạt động giám sát, Văn phòng Quốc hội cho biết, để công tác giám sát đi vào đời sống,thời gian tới, Quốc hội và HĐND các cấp cần chú trọng và đẩy mạnh hoạt động hậu giám sát, nâng cao tính hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động hậu giám sát của Quốc hội vẫn còn những hạn chế; nhiều nghị quyết, kết luận, kiến nghị sau giám sát không được cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát thực hiện triệt để, thực hiện chưa đầy đủ, hoặc chỉ thực hiện mang tính hình thức, dẫn đến các vấn đề nổi lên về kinh tế-xã hội chậm được khắc phục, cản trở sự phát triển chung của đất nước, làm cho hiệu quả giám sát chưa cao.

Nâng cao phản biện của các đoàn thể

Không chỉ cần chú trọng vào giám sát của Quốc hội, HĐND các cấp, để kịp thời phát hiện, điều chỉnh chính sách dân tộc phù hợp, các tổ chức đoàn thể thời gian tới cần nâng cao vai trò trong phản biện chính sách. 

Lắng nghe người dân để công tác giám sát thực sự phát huy hiệu quả
Lắng nghe người dân để công tác giám sát thực sự phát huy hiệu quả

Theo đó, các tổ chức đoàn thể cần  tham mưu Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị của Đảng, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó quan tâm bố trí cán bộ làm công tác Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội có năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, có đủ khả năng thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội; Bí thư cấp ủy các cấp ở địa phương nên trực tiếp có trách nhiệm chỉ đạo công tác giám sát, phản biện xã hội.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, cần có cơ chế tài chính phù hợp, hiệu quả để huy động đông đảo trí tuệ của các chuyên gia, nhà khoa học, người giàu kinh nghiệm thực tiễn tham gia giám sát, phản biện xã hội.

Đề xuất về vấn đề này, ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, thời gian tới, MTTQ  đề nghị MTTQ các cấp và các tổ chức hội thành viên cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế về giám sát, phản biện xã hội; trong đó, đề nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh các quy định pháp luật về giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, giám sát của Nhân dân (cần thiết có văn bản quy phạm pháp luật mang tầm luật là cơ sở pháp lý cho công tác giám sát); xây dựng, bổ sung các quy định cụ thể các vấn đề, nội dung cần thiết phải có giám sát, phản biện xã hội, nhất là vấn đề quan trọng, liên quan mật thiết và có tác động trực tiếp đến đời sống nhân dân, những vấn đề dư luận xã hội và người dân quan tâm.

Đồng thời, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cần làm tốt hơn nữa công tác hướng dẫn, kiểm tra và bồi dưỡng chuyên môn về công tác giám sát, phản biện xã hội cho cán bộ MTTQ các cấp, tập trung vào hướng dẫn lựa chọn chủ đề giám sát, phản biện xã hội phải là những vấn đề cụ thể, liên quan trực tiếp đến đời sống Nhân dân, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của Nhân dân.

Ý kiến độc giả
Tin cùng chuyên mục
Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cùng Bộ Dân tộc và Tôn giáo thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây đồng bào Khmer tại Hậu Giang

Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cùng Bộ Dân tộc và Tôn giáo thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây đồng bào Khmer tại Hậu Giang

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào Khmer, chiều 13/4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cùng Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, chúc Tết các vị Hòa thượng, Thượng tọa, sư sãi Phật giáo Nam tông Khmer và đồng bào Khmer tại chùa Pô Thi Vongsa ở ấp 4, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Tin nổi bật trang chủ
Những dấu hiệu nhận biết ung thư thực quản sớm

Những dấu hiệu nhận biết ung thư thực quản sớm

Sống khỏe - Như Ý - 5 phút trước
Ung thư thực quản là tình trạng các tế bào của thực quản phát triển bất thường và không kiểm soát. Dấu hiệu ung thư thực quản ở giai đoạn khởi phát thường diễn ra âm thầm và dễ nhầm lẫn với những vấn đề tiêu hóa thông thường, như khó nuốt, ợ nóng hoặc đau họng kéo dài. Việc hiểu rõ các dấu hiệu cảnh báo không chỉ giúp phát hiện bệnh kịp thời mà còn tăng khả năng điều trị hiệu quả. Dưới đây là những dấu hiệu phát hiện ung thư thực quản sớm mời các bạn tham khảo.
Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cùng Bộ Dân tộc và Tôn giáo thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây đồng bào Khmer tại Hậu Giang

Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cùng Bộ Dân tộc và Tôn giáo thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây đồng bào Khmer tại Hậu Giang

Tin tức - Tào Đạt - 20:55, 13/04/2025
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào Khmer, chiều 13/4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cùng Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, chúc Tết các vị Hòa thượng, Thượng tọa, sư sãi Phật giáo Nam tông Khmer và đồng bào Khmer tại chùa Pô Thi Vongsa ở ấp 4, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Quảng Ninh yêu cầu xử lý nghiêm những đối tượng vi phạm phòng chống cháy rừng

Quảng Ninh yêu cầu xử lý nghiêm những đối tượng vi phạm phòng chống cháy rừng

Trang địa phương - Mỹ Dung - 20:25, 13/04/2025
Tỉnh Quảng Ninh yêu cầu Chủ tịch UBND các địa phương Hạ Long và Bình Liêu tiếp tục chỉ đạo khắc phục nhanh hậu quả vụ cháy rừng mới xảy ra trên địa bàn vào đêm qua (12/4) và điều tra làm rõ nguyên nhân, xử lý nghiêm những đối tượng cố tình vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng.
Quảng Ngãi: Tổ chức Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn

Quảng Ngãi: Tổ chức Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 20:15, 13/04/2025
Ngày 13/4, tại huyện đảo Lý Sơn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với UBND huyện Lý Sơn long trọng tổ chức Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa.
Bắc Ninh cần nhanh chóng phổ cập tri thức công nghệ và kỹ năng số cho mọi người dân

Bắc Ninh cần nhanh chóng phổ cập tri thức công nghệ và kỹ năng số cho mọi người dân

Thời sự - PV - 19:50, 13/04/2025
Chiều 13/4, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Quốc hội đã tham dự Diễn đàn chính sách "Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số - Bắc Ninh đột phá và phát triển". Đồng chí nhấn mạnh yêu cầu, Bắc Ninh cần sớm nhanh chóng phổ cập tri thức công nghệ và kỹ năng số cho mọi người dân, sớm trở thành một trong những địa phương đi đầu cả nước về chuyển đổi số.
Thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng trong vùng đồng bào DTTS

Thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng trong vùng đồng bào DTTS

Kon Tum là vùng đất nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, nơi có ngã ba Đông Dương tiếp giáp với nước bạn Lào và Campuchia; có hệ sinh thái vô cùng phong phú, cảnh quan thiên nhiên đặc sắc và 43 dân tộc anh em cùng sinh sống. Từ những lợi thế đó, những năm qua, tỉnh Kon Tum đã tập trung hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển loại hình du lịch cộng đồng và mang lại những kết quả khá ấn tượng.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thời sự - PV - 19:30, 13/04/2025
Ngày 13/4, kết luận Phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Ngăn chặn kẻ xấu xúi giục, kích động đồng bào vùng DTTS: Nâng cao nhận thức, tăng cường sự đoàn kết (Bài 2)

Ngăn chặn kẻ xấu xúi giục, kích động đồng bào vùng DTTS: Nâng cao nhận thức, tăng cường sự đoàn kết (Bài 2)

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 16:51, 13/04/2025
Trước những âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách kích động, chia rẽ và gây rối trật tự xã hội, việc nâng cao nhận thức của đồng bào DTTS là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, việc tiếp tục thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân là biện pháp quan trọng giúp đồng bào DTTS có cuộc sống ổn định, không bị kẻ xấu lợi dụng.
Sức khỏe của người dân là niềm vui của người thầy thuốc

Sức khỏe của người dân là niềm vui của người thầy thuốc

Gương sáng - Mỹ Dung - 16:36, 13/04/2025
Đó là tâm sự của bác sĩ Vi Văn Nồng, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh). Với cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn khiến con đường tiếp cận dịch vụ y tế của người dân ở xã biên giới này không mấy dễ dàng. Thấu hiểu điều đó, 30 năm qua công tác tại Trạm Y tế xã, bác sĩ Nồng đã đem hết kiến thức, tâm huyết của mình để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân quê hương ông.
Trao “cần câu” cho đồng bào từ Chương trình MTQG 1719

Trao “cần câu” cho đồng bào từ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 16:34, 13/04/2025
Những năm gần đây, nguồn vốn hỗ trợ từ Dự án 3, Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ sản xuất, tạo sinh kế theo hướng bền vững cho đồng bào DTTS.
Xóa nhà tạm, nhà dột nát – trách nhiệm từ trái tim: Mái ấm cho đồng bào (Bài 1)

Xóa nhà tạm, nhà dột nát – trách nhiệm từ trái tim: Mái ấm cho đồng bào (Bài 1)

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 16:33, 13/04/2025
Hỗ trợ đồng bào DTTS xóa nhà tạm, nhà dột nát là chủ trương xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta, được Thủ tướng Chính phủ cụ thể hóa bằng các chương trình, dự án triển khai thực hiện từ hàng chục năm nay; mục tiêu hướng tới là xây mái ấm cho đồng bào.