Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hoành Sơn Quan bao giờ mới có “danh phận”?

Tiêu Dao - 19:04, 11/09/2023

Hoành Sơn Quan vốn là một địa danh lịch sử nổi tiếng, thế nhưng bây giờ di tích này đang xuống cấp, nằm hiu hắt trên con đường thiên lý Bắc - Nam. Hoành Sơn Quan đang chờ một cái “bắt tay lịch sử” của hai địa phương để đổi thay “thân phận” bị bỏ rơi của mình.

Hoành Sơn Quan xứng đáng là một điểm tham quan nổi tiếng
Hoành Sơn Quan xứng đáng là một điểm tham quan nổi tiếng

Rực rỡ một huyền thoại

Nằm trên địa phận Đèo Ngang giữa ranh giới của hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình bây giờ, Hoành Sơn Quan được mệnh danh là cổng trời, sánh ngang với “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” là đèo Hải Vân trên con đường thiên lý Bắc - Nam hàng trăm năm qua. Đây cũng là một danh thắng nổi tiếng từ xưa, khi bà Huyện Thanh Quan “Bước tới Đèo Ngang…” để lại bài thơ bất hủ.

Theo sử sách ghi lại, Hoành Sơn Quan được xây dựng năm Minh Mệnh thứ 14 (1833), cửa ải được xây trên núi, xung quanh được xây dựng bằng đá núi, phía trước có mở một cửa, bên tả bên hữu có tường ngăn, có trại lính. Cửa ải Hoành Sơn Quan ngày xưa là một điểm quan trọng trấn giữ con đường thiên lý Bắc - Nam với cổng Hoành Sơn có chiều cao hơn 4m, được khởi công từ triều Minh Mạng thứ 14. Hoành Sơn Quan trước đây mỗi bên có 1.000 bậc thang đá để dân chúng leo lên và leo xuống theo triền núi để qua đèo. Hoành Sơn Quan được xây dựng để kiểm soát việc qua lại nơi đây.

Một góc Hoành Sơn Quan nhìn từ trên cao trên con đường thiên lý Bắc - Nam
Một góc Hoành Sơn Quan nhìn từ trên cao

Gần 200 năm qua, sau thời gian dài trơ gan cùng tuế nguyệt, Hoành Sơn Quan vẫn giữ được những nét cổ kính đậm chất truyền thống với những cửa ải bằng đá được xây dựng trên núi. Cửa Hoành Sơn ở phía Nam hiện nay chỉ còn lại dấu tích, không còn bậc đá. Riêng cửa phía Bắc vẫn còn vài trăm bậc đá. Hoành Sơn Quan giờ đây tuy không nguyên vẹn nhưng vẫn uy nghi, phong trần như một chứng tích hùng hồn về những thăng trầm lịch sử và trở thành một địa danh có ý nghĩa rất lớn trong lịch sử và danh thắng của nước Việt.

“Dùng dằng” di tích

Đèo Ngang xưa gieo vào lòng người những dấu ấn ân tình sâu nặng. Ngày nay, Đèo Ngang - Hoành Sơn Quan trở thành quần thể di tích - danh thắng đầy tiềm năng phát triển du lịch - văn hóa. Đứng trên Hoành Sơn Quan nhìn ra biển phía Đông sẽ thấy Đảo Yến, Hòn La ở phía Quảng Bình với những ghềnh đá nhấp nhô dưới sóng biển. Gần đó là bãi biển Vũng Chùa cát trắng mịn màng nhẹ nhàng gợn sóng trong vịnh bởi được Đảo Yến che chắn. Còn nhìn về phía Bắc là vùng đất Hà Tĩnh sóng bạc biển xanh.

Nhưng đáng buồn thay, di tích này đang “bị bỏ rơi” khi chưa được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia và cũng chưa được đầu tư, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị xứng đáng.

Hoành Sơn Quan nếu không được trùng tu, bảo vệ sẽ nhanh chóng xuống cấp, trở thành phế tích
Hoành Sơn Quan nếu không được trùng tu, bảo vệ sẽ nhanh chóng xuống cấp, trở thành phế tích

Từ ngày hầm Đèo Ngang được xây dựng, ít người đi lại trên con đường thiên lý này. Mỗi lần đến đây, nhiều người không khỏi nuối tiếc vì chứng kiến di tích ngày càng bị xâm hại, xuống cấp nghiêm trọng. Nằm trong hệ thống di tích nhưng dấu tích thành cổ chỉ còn là tường thành hoang phế, chẳng ai bảo vệ, chăm sóc nên xung quanh cây cỏ mọc um tùm. Nhiều hạng mục có nguy cơ trở thành phế tích. Mặt sau Hoành Sơn Quan chi chít những hình vẽ, chữ viết, chữ ký trông nhem nhuốc và biến dạng vì bị bôi bẩn.

Điều đáng buồn ấy lại đến từ việc quản lý của địa phương chỉ bởi cách phân chia địa giới. Hoành Sơn Quan được cả Quảng Bình lẫn Hà Tĩnh xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa thuộc địa phương mình vào năm 2002 và 2005. Hai tỉnh này cũng đều đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Hoành Sơn Quan là Di tích quốc gia nhưng chưa được chấp nhận bởi tranh chấp. Phía bên Hà Tĩnh thì cho rằng, xét theo địa giới thì khu vực di tích này thuộc về Hà Tĩnh. Nhưng Quảng Bình không chịu và cho rằng trong sử sách và văn hóa bao năm qua đều công nhận công trình này của Quảng Bình. Bị “bỏ rơi” đầy nghịch lý như thế, nên Hoành Sơn Quan chẳng được bên nào quan tâm bảo vệ, bảo tồn và đầu tư, phát huy xứng tầm di tích.

Cửa ải Hoành Sơn Quan xưa được xây dựng vào đời vua Minh Mạng thứ 14 đầu thế kỷ 18
Cửa ải Hoành Sơn Quan xưa được xây dựng vào đời vua Minh Mạng thứ 14 đầu thế kỷ 18

Cơ quan chức năng 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh đã nhiều lần tổ chức các cuộc họp nhằm “hòa giải” chuyện tranh chấp nhưng không tỉnh nào đồng thuận. Hai địa phương cứ giằng co và di tích cứ dùng dằng một nỗi buồn như thế mấy mươi năm qua. Và rồi địa danh này như lặp lại một định mệnh khi tiếp tục bị chia làm hai, phía Bắc thì Hà Tĩnh quản lý, còn phía Nam thuộc Quảng Bình.

Việc cần làm là 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình ngồi lại để thống nhất phương án xây dựng hồ sơ đề nghị cấp trên xếp hạng cấp quốc gia cho di tích. Khi di tích được công nhận thì việc giao cho địa phương nào quản lý không còn là vấn đề “đau đầu” vì hai bên vẫn có thể cùng khai thác di tích. Hoành Sơn Quan đang rất mong chờ có “danh phận” để được trùng tu, bảo vệ, phát huy giá trị của di sản.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Như một cái duyên, tôi trở lại xã A Bung (huyện Đakrông, Quảng Trị) đúng vào dịp lễ A Riêu Piing đang diễn ra. Sau bao năm gần như bị lãng quên trong cuộc sống hiện đại, lễ hội A Riêu Piing ở A Bung tiếp tục được tổ chức vẫn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi), đặc biệt là âm thanh vang vọng, rộn rã của tiếng cồng, tiếng chiêng- điểm nhấn quan trọng trong lễ hội A Riêu Piing.
Tin nổi bật trang chủ
Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Sự kiện - Bình luận - Ngọc Ánh - 5 giờ trước
Lạm thu phí tham quan di tích, danh lam thắng cảnh; khâu tổ chức phân luồng kém dẫn đến tình trạng nhốn nháo, lộn xộn, tắc nghẽn trên đường lên tham quan di tích; cáp treo quá tải nhưng nhà ga vẫn tiếp tục bán vé để mặc du khách xếp hàng đợi cả vài tiếng đồng hồ… Đây là thực trạng đã và đang diễn ra nhiều năm nay tại không ít điểm tham quan di tích, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam khiến du khách không khỏi bức xúc, thất vọng.
Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Phóng sự - Phạm Tiến - 5 giờ trước
Như một cái duyên, tôi trở lại xã A Bung (huyện Đakrông, Quảng Trị) đúng vào dịp lễ A Riêu Piing đang diễn ra. Sau bao năm gần như bị lãng quên trong cuộc sống hiện đại, lễ hội A Riêu Piing ở A Bung tiếp tục được tổ chức vẫn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi), đặc biệt là âm thanh vang vọng, rộn rã của tiếng cồng, tiếng chiêng- điểm nhấn quan trọng trong lễ hội A Riêu Piing.
Tả Lèng mùa nước đổ...

Tả Lèng mùa nước đổ...

Phóng sự - Thuỳ Giang - 5 giờ trước
Có dịp quay lại Tả Lèng (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) vào một ngày đầu tháng năm. Lần này không có những thửa ruộng bậc thang sóng sánh ánh vàng lúa chín, mà lại là một quang cảnh vùng non cao hoang sơ và trầm mặc.
Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Khoa học - Công nghệ - Mỹ Dung - 6 giờ trước
Đến nay không chỉ ở thành thị, mà người dân ở các thôn, bản vùng cao, vùng DTTS tỉnh Quảng Ninh cũng đã nắm bắt thời cơ, bắt nhịp chuyển đổi số để trở thành những "công dân số". Nhờ đó, người dân tiếp cận các chính sách dân tộc nhanh chóng; đồng thời ứng dụng hiệu quả trong đời sống xã hội và trong lao động, sản xuất
Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 6 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ hỗ trợ nguồn kinh phí từ ngân sách trung ương cho tỉnh Quảng Nam với hơn 87 tỷ đồng để tỉnh tiếp tục thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 6 giờ trước
Chiều 15/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cùng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định tiếp xúc chuyên đề với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang huyện Hoài Ân, chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 6 giờ trước
Vào 15 giờ ngày 13/5, tại lò chợ mức -190/-170 vỉa 14.11, Phân xưởng Khai thác 7, Công ty Than Quang Hanh – TKV, Tp. Cẩm Phả (Quảng Ninh) xảy ra sự cố làm 03 công nhân tử vong và 01 công nhân bị thương.
Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Thời sự - Trọng Bảo - 6 giờ trước
Thông tin từ UBND huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai cho biết, từ ngày 2-8/6, Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà mở rộng lần thứ 17 năm 2024 sẽ được tổ chức với nhiều nài ngựa ở các tỉnh thành tham gia.
Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Tin tức - Khánh Ngân - 21:36, 13/05/2024
Chiều 13/5, đại diện UBND xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) cho biết, hiện cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh nguyên nhân tử vong của 1 người đàn ông trên địa bàn, nghi do vật liệu nổ tồn đọng sau chiến tranh phát nổ.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Media - BDT - 20:00, 13/05/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.