Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hoa giữa đời thường

PV - 12:33, 05/02/2018

Ông Go Sa Ly, dân tộc Chăm, An Giang: Hướng dẫn cộng đồng người Chăm sống chan hòa giữa đạo với đời
Ông Go Sa Ly Ông Go Sa Ly

 

Là Phó giáo cả Thánh đường Masjid Al Mubarak (xã Châu Phong, TX. Tân Châu), Chánh văn phòng Ban đại diện cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh An Giang, những năm qua, ông Go Sa Ly cùng với Ban Đại diện luôn hướng dẫn bà con dân tộc Chăm sống chan hòa giữa đời và đạo, chấp hành chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, chung tay xây dựng mối đoàn kết thống nhất tốt đẹp.

Trong thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, ông Go Sa Ly đã tích cực tuyên truyền, tham gia cùng đồng bào Chăm phát triển kinh tế, giảm nghèo, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc... Để bảo tồn văn hóa và chữ viết dân tộc Chăm, ông phối hợp cùng với nhà trường, 16 tiểu thánh đường và 12 thánh đường tổ chức các lớp học dạy kinh Qur’an, kết hợp dạy song ngữ trong dịp nghỉ hè.

Trong năm 2017, ông Go Sa Ly cùng với Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh đã vận động Hội từ thiện xây dựng 1 Thánh đường tại ấp La Ma, xã Vĩnh Trường, huyện An Phú, tổng trị giá trên 10 tỷ đồng; xây dựng 8 lớp học Kinh Qur’an, học tiếng Chăm và 1 nhà ăn tại ấp Búng Lớn tại xã Nhơn Hội, huyện An Phú, tổng trị giá 7 tỷ đồng, đồng thời xây dựng nhà, phương tiện mưu sinh: máy xăng, chài, máy may... cho hộ nghèo ở các địa phương.

Với những đóng góp trong cộng đồng Chăm, ông Go Sa Ly nhận được nhiều Bằng khen, Giấy khen của tỉnh, huyện. Năm 2017, ông được nhận Bằng khen của UBDT Tại Lễ Tuyên dương Người có uy tín, nhân sĩ trí thức và doanh nhân tiêu biểu DTTS toàn quốc lần thứ Nhất năm 2017.

Nghệ nhân ưu tú Y K’ri, dân tộc M’nông (Đăk Nông): Giữ hồn chiêng M’nông
Nghệ nhân ưu tú Y K’ri Nghệ nhân ưu tú Y K’ri

 

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhiều đời là nghệ nhân văn hóa, ông Y K’ri ở bon Yun Júh, xã Đức Minh (Đăk Mil) hiểu tường tận cái hay, cái đẹp trong âm thanh nhạc cụ dân tộc, nhất là cồng chiêng. Hiện nay, nghệ nhân Y K’ri có thể đánh hơn 10 bài chiêng liên tiếp.

Để khơi dậy niềm đam mê cồng chiêng của giới trẻ, không để văn hóa truyền thống bị mai một, ông đã đứng ra tận tình hướng dẫn, dạy cách đánh chiêng, chỉnh chiêng cho người dân trong bon. Nghệ nhân Y K’ri còn chỉnh âm cho những bộ chiêng mới có được âm thanh trong trẻo, đúng vị trí trong dàn cồng chiêng. Không những thế, nghệ nhân Y K’ri còn được mời làm “giáo viên” dạy đánh cồng chiêng cho các em học sinh ở Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện.

Tại Lễ Tuyên dương Người có uy tín, nhân sĩ trí thức và doanh nhân tiêu biểu DTTS toàn quốc lần thứ Nhất năm 2017 tại Thủ đô Hà Nội, nghệ nhân ưu tú Y Kri ở bon Jun Júh, xã Đức Minh (Đăk Mil) được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Bà Sùng Phả Sủi, dân tộc Phù Lá (Lào Cai): Xóa bỏ hủ tục cho bản làng
Bà Sùng Phả Sủi Bà Sùng Phả Sủi

 

Là Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Nậm Đét (huyện Bắc Hà, Lào Cai) từ năm 2012 đến nay, bà Sùng Phả Sủi, liên tục làm công tác tuyên truyền, vận động bà con từ bỏ tục thách cưới nặng nề, thực hiện đám cưới văn minh, tiết kiệm…

Bà Sủi cho biết, trước kia, để cưới được vợ, đàn ông Phù Lá phải cưới đi cưới lại cả chục lần nên mất nhiều trâu bò. Thấy tục lệ này không còn phù hợp với cuộc sống mới vùng miền núi hôm nay, bà đã kiên trì tuyên truyền, giải thích cho bà con hiểu lý lẽ. “Mất cả chục năm trời, đến nay, cưới hỏi trong thôn đã được tổ chức gọn nhẹ, chỉ cần 2 bên gia đình đồng ý, 1 ngày ăn hỏi, 1 ngày cưới là xong".

Ngoài xóa bỏ hủ tục, bà Sủi còn tuyên truyền bà con xóa bỏ dần nạn tảo hôn, tư tưởng trọng nam khinh nữ, vận động các bậc phụ huynh tạo điều kiện cho con em được đến trường học chữ… Gia đình bà luôn đi đầu trong phong trào ủng hộ tiền, hiến đất, hiến cây để làm đường xây dựng nông thôn mới...

Năm 2017, bà Sùng Phủ Sủi đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS.

Bà Trương Thị Hậu, nữ trưởng thôn dân tộc Dao (Bắc Giang): Năng động làm giàu
Bà Trương Thị Hậu Bà Trương Thị Hậu

 

Bà Trương Thị Hậu (SN 1960), thôn Văn Non, xã Lục Sơn, Lục Nam (Bắc Giang) được biết đến là người năng động trong phát triển kinh tế. Gia đình bà là một trong những hộ sản xuất kinh doanh giỏi điển hình của xã Lục Nam với mức thu nhập bình quân của gia đình bà đạt khoảng 500 triệu đồng/năm.

Trước đây, gia cảnh bà Hậu rất nghèo. Với quyết tâm vươn lên làm giàu, vợ chồng bà đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng để sản xuất. Với 4ha sắn cùng hàng trăm con lợn nái, gà, vịt và vườn cây ăn quả sai trĩu cành giúp bà nhanh chóng thu hồi vốn. Lợi nhuận bước đầu đã tiếp thêm động lực để bà trồng 10ha keo, bạch đàn và mở rộng đàn lợn nái, lợn thịt, gà lên hàng trăm con mỗi lứa. Hiện nay, gia đình bà có vườn cam canh rộng 0,5ha.

Năm 2017, gia đình bà thu hoạch 6 tấn cam canh, mang lại nguồn thu gần 200 triệu đồng. Nhờ trồng trọt, chăn nuôi, gia đình bà có nhà ở khang trang, các con đều được ăn học và có việc làm ổn định.

Từ năm 2016, bà Hậu được người dân tín nhiệm bầu làm trưởng thôn. Với vai trò mới, bà tiếp tục phát huy khả năng, kinh nghiệm của bản thân góp sức cho quê hương, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống đoàn kết, thương người của dân tộc Dao.

Tiến sĩ, bác sĩ Tôn Chi Nhân, dân tộc Hoa (Cần Thơ): Tấm lòng vì người nghèo
Tiến sĩ, bác sĩ Tôn Chi Nhân Tiến sĩ, bác sĩ Tôn Chi Nhân

TS, BS Tôn Chi Nhân, nguyên Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Cần Thơ, nữ Tiến sĩ y khoa đầu tiên của tỉnh Hậu Giang cũ (nay là Sóc Trăng và TP. Cần Thơ). Năm 2004, bà bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ “Điều trị phục hồi chức năng vận động sau tai biến mạch máu não” tại Đại học Y Hà Nội. Sau đó, bà đã tham gia nhiều đề tài liên quan đến điều trị các bệnh về trĩ, khớp, ngăn ngừa loãng xương ở người cao tuổi… đem lại hiệu quả thiết thực.

Từ khi còn công tác, TS, BS Tôn Chi Nhân đã tổ chức thường xuyên các chương trình thiện nguyện, đến nay vẫn được duy trì đều đặn. Mỗi ngày, bếp ăn từ thiện của Bệnh viện cung cấp khoảng 400 suất ăn miễn phí cho người nghèo. Bà còn cùng với tập thể y, bác sĩ Bệnh viện vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ để lập Quỹ hỗ trợ cho bệnh nhân nghèo. Nhờ đó, nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn khi đến điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ đã được trợ giúp tiền thuốc chữa bệnh.

Ngoài ra, bà đã có công đào tạo nhân lực, phối hợp với các bệnh viện, trung tâm y tế quận, huyện trong TP. Cần Thơ phát triển rộng khắp mạng lưới đông y cơ sở để góp phần chăm sóc sức khỏe cho người dân và phụ nữ vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS đời sống còn nhiều khó khăn. TS, BS Tôn Chi Nhân vừa vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tại Lễ Tuyên dương Người có uy tín, nhân sĩ trí thức và doanh nhân tiêu biểu DTTS lần thứ Nhất năm 2017.

Ông Đinh Mướk, người Ca Dong (thuộc nhóm dân tộc Xơ Đăng, Quảng Nam): Xóa đói giảm nghèo cho bà con bằng cây quế
Ông Đinh Mướk Ông Đinh Mướk

 

Ông Đinh Mướk, nguyên là Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam. Năm 2010, ông nghỉ hưu nhưng vẫn luôn trăn trở với cuộc sống đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn. Năm 2014, được bầu làm Chủ tịch Hội quế Trà My (Quảng Nam), ông Đinh Mướk đã tham mưu cho chính quyền địa phương chỉ đạo bà con phát triển cây quế thành cây chủ lực nhằm giúp dân xoá đói, giảm nghèo.Nhờ cây quế, bà con người Ca Dong đã có nguồn thu nhập khá, từ đó vươn lên thoát nghèo.

Đơn cử tại xã Trà Vân, huyện Nam Trà My có 3 thôn với 2.600 nhân khẩu người Ca Dong. Trước đây, tỷ lệ hộ nghèo của xã chiếm trên 80%, từ năm 2016 đến nay, nhờ có nguồn thu từ cây quế mà tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống chỉ còn khoảng 40%. Có được thành quả này là nhờ sự đóng góp không nhỏ của Chủ tịch Hội quế Trà Mi-Đinh Mướk.

Ông Pờ A Thình, dân tộc Pu Péo (Hà Giang): Người trưởng thôn uy tín
Ông Pờ A Thình Ông Pờ A Thình

 

Là trưởng thôn, Người có uy tín thôn Bản Xương, xã Đông Minh, huyện Yên Minh, Hà Giang, trong những năm qua, ông Pờ A Thình đã tích cực vận động bà con trong thôn bảo vệ môi trường, ăn ở hợp vệ sinh, sinh hoạt theo nếp sống văn hóa mới, tích cực lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Ông còn vận động gia đình và nhân dân trong thôn hiến đất để làm đường giao thông liên thôn được 6,4km. ...

Trước đây, gia đình ông thuộc diện khó khăn, thiếu thốn, sản xuất không đủ ăn, nhờ sự quyết tâm, tích cực lao động sản xuất nên đã vươn lên thoát nghèo. Những năm gần đây, tổng thu nhập bình quân của gia đình ông đạt gần 100 triệu đồng. Hiện nay, ông Thình có gần 3ha diện tích đất trồng ngô, lúa; 100 con gia súc, gia cầm; 5 con trâu, bò. Ông đã xây nhà khang trang, mua được các trang thiết bị hiện đại phục vụ sinh hoạt. Từ những kiến thức, kinh nghiệm của bản thân, ông đã chia sẻ, vận động bà con trong thôn đổi mới phương thức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Theo đó, nhiều hộ dân trong thôn đã thoát nghèo, vươn lên khá giả.

Tại Lễ Tuyên dương Người có uy tín, nhân sĩ trí thức và doanh nhân tiêu biểu DTTS toàn quốc lần thứ Nhất năm 2017, ông Pờ A Thình đã vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Bà Đặng Thị Thanh, người Xa Phó (thuộc dân tộc Phù Lá, Yên Bái): Truyền dạy múa dân gian cho thế hệ trẻ

[caption id="attachment_5270" align="alignnone" width="601"]

Bà Đặng Thị Thanh Bà Đặng Thị Thanh

 

Bà Đặng Thị Thanh sinh ra và lớn lên ở thôn 7, xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên (Yên Bái). Từ nhỏ, được các thế hệ đi trước truyền dạy cùng với sự học hỏi, tìm tòi của bản thân, bà đã trở thành một "cây văn nghệ" có tiếng của bản. Trong các chương trình văn nghệ của bản làng, bà đều tham gia nhiệt tình. Những tiết mục do bà biểu diễn luôn nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả.

Là một nghệ nhân văn hóa, Người có uy tín, để bảo tồn văn hóa của dân tộc mình, bà Thanh đã truyền dạy cho con cháu và các thế hệ những điệu múa truyền thống, những làn điệu dân ca, những điệu múa xòe, câu hát ru... Bà còn tham gia đóng phim để phục dựng lại những điệu múa truyền thống của người Xa Phó như những điệu múa khăn, múa xe chỉ, múa hái lượm, múa vui trong ngày hội mừng cơm mới, hội hoa chuối, hội mừng mưa... làm say đắm người xem.

Bên cạnh việc bảo tồn và phát huy vốn văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình, bà Thanh tích cực tham gia công tác các tổ chức hội như: phụ nữ, nông dân, người cao tuổi. Gia đình bà luôn đi đầu trong các cuộc vận động ủng hộ vì người nghèo, bão lũ, xây dựng nông thôn mới... Bà Đặng Thị Thanh chia sẻ: “Là nghệ nhân văn hóa, Người có uy tín trong cộng đồng người Xa Phó, tôi luôn ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Luôn cố gắng học tập và làm theo tấm gương của Bác, tích cực, gương mẫu trong các phong trào để đóng góp cho bản làng, quê hương ngày càng phát triển”.

NHÓM PHÓNG VIÊN

(thực hện )

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tổ chức lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024, với chủ đề "Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn".
Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 12 giờ trước
Ngày 18/5, tại xã Hải Sơn, Tp Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra khai mạc Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Tin tức - Thanh Nguyên - 12 giờ trước
Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ vừa ra mắt tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết sử thi 5 tập “Nước non vạn dặm” của ông nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024).
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Thời sự - PV - 12 giờ trước
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.
Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Thời sự - PV - 12 giờ trước
Chiều 18/5, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 09:21, 18/05/2024
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 09:19, 18/05/2024
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:16, 18/05/2024
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:00, 18/05/2024
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 08:34, 18/05/2024
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 08:30, 18/05/2024
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.