Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hiệu quả từ những mô hình kinh tế tập thể của thanh niên DTTS

Tiêu Dao - 22:06, 24/10/2023

Những mô hình “Thanh niên làm giàu từ cây sâm Ngọc Linh” tại miền núi Quảng Nam không chỉ tạo ra việc làm ổn định cho các thành viên tham gia, mà còn góp phần vào công tác giảm nghèo ở địa phương và hướng tới xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Đường vào làng Sâm Tắc Ngo.
Đường vào làng Sâm Tắc Ngo.

Huyện miền núi cao Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam từng là một trong những huyện nghèo nhất cả nước ở thời điểm năm 2003. Nhờ cây sâm Ngọc Linh, hàng ngàn hộ dân nơi đây đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, nhiều hộ thu tiền tỷ từ loại cây này. Tuy nhiên, có được kết quả ấy, trên hành trình thực hiện giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào Xơ Đăng, Ca Dong ở Nam Trà My, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã kiên trì thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cụ thể và lồng ghép các nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc.., mang lại hiệu quả tích cực. Từ đó, bộ mặt nông thôn ở Nam Trà My đã có nhiều khởi sắc, tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm, đời sống của đồng bào DTTS không ngừng được nâng cao.

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nam Trà My, 1ha sâm Ngọc Linh sau 5 năm trồng có thể cho thu nhập từ 50 đến 70 tỷ đồng. Trong vòng gần 10 năm, từ năm 2014 đến nay, toàn huyện Nam Trà My đã nâng tổng số diện tích từ 150 ha trồng sâm Ngọc Linh tăng lên hơn 1.600 ha. Diện tích trồng sâm tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm  đáng kể. Năm 2003, khi mới thành lập huyện Nam Trà My, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện trên 85% thì bây giờ tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 44, 96% theo chuẩn nghèo đa chiều.

Các thanh niên được hỗ trợ giống sâm Ngọc Linh để phát triển kinh tế ở thôn 3, xã Trà Linh.
Các thanh niên được hỗ trợ giống sâm Ngọc Linh để phát triển kinh tế ở thôn 3, xã Trà Linh.

Ở những vùng trồng sâm Ngọc Linh như Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam), Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum), bên cạnh sự hỗ trợ của chính quyền các cấp tới người dân địa phương, thì nhiều mô hình phát triển kinh tế từ thanh niên cũng được khởi xướng. Điển hình như mô hình “Thanh niên làm giàu từ cây sâm Ngọc Linh” tại xã Trà Linh (huyện Nam Trà My) tạo ra việc làm ổn định cho các thành viên tham gia, đồng thời góp phần vào công tác giảm nghèo ở địa phương.

Anh Hồ Văn Dấu, Bí thư Đoàn xã Trà Linh cho biết, mô hình kinh tế tập thể của thanh niên trong xã đã đem lại những hiệu quả thiết thực. Từ năm 2017 đến nay, mô hình “Thanh niên làm giàu từ cây sâm Ngọc Linh” tại xã Trà Linh của nhóm thanh niên đồng bào DTTS đã trồng hơn 1.000 gốc sâm từ một đến hàng chục tuổi tại điểm trồng sâm chung, tạo ra thu nhập đáng kể cho các hộ gia đình thanh niên trẻ.

Nhiều thanh niên ban đầu khi được vận động làm kinh tế tập thể tại địa phương đã rất băn khoăn, nhưng được trợ lực từ nhiều chính sách của Đoàn xã, cùng các cấp ngành chức năng nên nhiều người đã mạnh dạn cùng chung sức phát triển kinh tế tập thể. Với hơn 1.000 gốc sâm thuộc nhiều độ tuổi, thu nhập hàng năm của các thành viên trong mô hình đạt từ 200-300 triệu/người/năm. Đây là con số không nhỏ đối với những thanh niên Ca Dong.

Mô hình “Thanh niên làm giàu từ cây sâm Ngọc Linh” tại xã Trà Linh đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình “Thanh niên làm giàu từ cây sâm Ngọc Linh” tại xã Trà Linh đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Điều đáng chú ý là ngoài việc tập hợp trồng sâm theo mô hình kinh tế tập thể, thì các thanh niên cũng như người dân ở Trà Linh đã biết “lấy ngắn nuôi dài” khi tận dụng thêm thời gian trồng đảng sâm nhằm tăng thu nhập, để “nuôi” sâm Ngọc Linh đến ngày thu hoạch. Ông Hồ Văn Linh, Trưởng thôn 1 cho biết, ngoài tập trung đầu tư cho sâm Ngọc Linh, người dân trong thôn trồng thêm các loại cây dược liệu, nhất là đẳng sâm để kiếm thu nhập theo hình thức lấy ngắn nuôi dài. “Thời gian đầu chờ cho sâm Ngọc Linh phát triển, người dân chủ yếu trồng các loại cây dược liệu khác như đẳng sâm, đương quy và sa nhân tím. Hiện, thôn có hơn 40 hộ dân trồng cây đẳng sâm trên quy mô lớn, mang lại thu nhập cao khi mỗi ký đẳng sâm bán với giá 150-250 nghìn đồng, tiêu biểu như hộ Hồ Văn Lợi, Hồ Văn Vườn…”, ông Linh chia sẻ.

Tương tự, tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) cũng xây dựng được mô hình thanh niên làm kinh tế tập thể từ những vườn sâm. Anh A Chen (36 tuổi, Bí thư Đoàn xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông) đã đi từng nhà để vận động thanh niên địa phương tham gia mô hình tổ hợp tác trồng sâm Ngọc Linh. Mô hình đã tạo việc làm cho hàng chục thanh niên tại địa phương và cho thu nhập ổn định. Đến nay, sau gần 10 năm, Tổ hợp tác do anh làm chủ đã có 25 thành viên, sở hữu hàng chục nghìn cây sâm Ngọc Linh cho sản phẩm củ, quả, thân lá, mang lại nguồn thu nhập ổn định khoảng 300 triệu đồng mỗi năm.

Không chỉ tạo ra sản phẩm, nhiều thanh niên còn kết hợp sử dụng điện thoại thông minh, tận dụng sức lan tỏa của mạng xã hội, các nền tảng thương mại điện tử để quảng bá, giới thiệu sản phẩm để việc chào bán, đặt đơn hàng nhanh chóng, thuận tiện hơn. Họ kết nối với shipper ở xa hàng trăm cây số để giao những đơn hàng dược liệu, đồng thời đảm bảo đầu ra nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.

Đoàn viên, thanh niên ở xã Trà Linh, huyện Nam Trà Mi tham gia làm kinh tế tập thể
Đoàn viên, thanh niên ở xã Trà Linh, huyện Nam Trà Mi tham gia làm kinh tế tập thể

Những mô hình kinh tế giảm nghèo bền vững như nuôi ong lấy mật dưới tán rừng, trồng cây dược liệu; nuôi gà thả vườn; nuôi heo; nuôi dê; bò sinh sản không chỉ giúp đồng bào xóa đói giảm nghèo, mà đang góp phần làm giàu cho nhiều hộ gia đình đồng bào. Trên hành trình thoát nghèo bền vững ở vùng sâm trên dãy núi Ngọc Linh không thể thiếu sự quan tâm của Đảng, Nhà nước bằng các chương trình, chính sách dân tộc đầu tư thúc đẩy vùng đồng bào DTTS phát triển, là sự đoàn kết thống nhất và ý chí vươn lên thoát nghèo bằng đôi bàn tay chăm chỉ lao động của đồng bào.

Từ kinh tế hộ gia đình được cải thiện, bộ mặt nông thôn cũng được thay da đổi thịt. Bây giờ, những bản làng trên dãy Ngọc Linh nơi có loài sâm quý đã khang trang. Những mô hình tổ hợp tác, kinh tế tập thể của thanh niên ở vùng sâm đã xây dựng tinh thần đoàn kết, hộ làm ăn khá chỉ bảo cho hộ khó khăn hơn cách làm ăn để cùng nhau thoát nghèo. Ý thức tự vươn lên trong cộng đồng được hình thành và phát triển mạnh. Từ sự chia sẻ khó khăn, đoàn kết giúp đỡ nhau trong cộng đồng, trong dòng họ... chính là sự kết nối giữa người dân với nhau.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Tỉnh Kiên Giang đang tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách để giải quyết 4 vấn đề trọng tâm trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là chống khai thác IUU). Nỗ lực này không chỉ góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) mà còn là giải pháp để Kiên Giang cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững.
Khám phá Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Khám phá Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Du lịch - Minh Nhật - 3 giờ trước
Tin vui cho những ai yêu thích thiên nhiên và khám phá, Vườn Quốc Gia Cúc Phương chính thức mở "Tour tham quan bằng xe điện xem đom đóm và động vật hoang dã ban đêm". Đây là cơ hội để du khách hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, tận hưởng bầu không khí trong lành và trải nghiệm những điều kỳ thú mà màn đêm Cúc Phương mang lại.
Hà Tĩnh: Giải cứu thành công 2 nạn nhân bị dụ dỗ ra nước ngoài với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao”

Hà Tĩnh: Giải cứu thành công 2 nạn nhân bị dụ dỗ ra nước ngoài với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao”

Xã hội - Thế Mạnh - Thanh Nguyên - 3 giờ trước
Ngày 9/5, tại Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh), BĐBP Hà Tĩnh phối hợp với Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh tại Hà Nội giải cứu thành công 2 nạn nhân là công dân Việt Nam bị lừa bán ra nước ngoài, với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao” và đưa các nạn nhân về đến Việt Nam an toàn.
Lào Cai: Siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa

Lào Cai: Siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa

Du lịch - Minh Nhật (t/h) - 3 giờ trước
Hình ảnh những du khách nước ngoài thuê xe máy trải nghiệm du lịch Sa Pa không còn xa lạ, nhưng vẫn còn những người đi xe không đúng quy định Việt Nam, dẫn tới nguy cơ mất an toàn giao thông.
Nhiều ảnh đẹp Việt Nam chụp từ trên cao lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards

Nhiều ảnh đẹp Việt Nam chụp từ trên cao lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards

Sắc màu 54 - Thanh Thuận - 3 giờ trước
Vượt qua hơn 124.000 người tham gia từ 174 quốc gia, với hơn 470.000 bức ảnh được gửi dự thi, một số tác giả Việt Nam đã xuất sắc lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards hạng mục Aerial Photography (ảnh chụp từ trên cao).
Hà Giang: Cây đa trăm tuổi ở Km 0 bật gốc, nhiều người dân và du khách tiếc nuối

Hà Giang: Cây đa trăm tuổi ở Km 0 bật gốc, nhiều người dân và du khách tiếc nuối

Tin tức - Vũ Mừng - 3 giờ trước
Sáng 9/5, cây đa hơn 100 năm tuổi, cao hơn 20 mét nằm trên tuyến Quốc lộ 2 (cạnh Km 0 Hà Giang) qua địa bàn thành phố Hà Giang bất ngờ bật gốc, ngã ra đường, khiến người dân và khách du lịch tiếc nuối.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lộc Ninh (Bình Phước): Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Lộc Ninh (Bình Phước): Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 3 giờ trước
Sáng 9/5, huyện Lộc Ninh long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024. Đây là huyện được chọn tổ chức đại hội điểm của tỉnh Bình Phước.
Chư Pưh (Gia Lai): Bồi dưỡng kiến thức, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán

Chư Pưh (Gia Lai): Bồi dưỡng kiến thức, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán

Chính sách dân tộc - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Trong 2 ngày (9 - 10/5), UBND huyện Chư Pưh, Phòng Dân tộc huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tập huấn, phổ biến, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán. Tham gia lớp tập huấn, có 150 học viên là già làng, trưởng thôn, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS.
Bình Định: Phấn đấu mỗi năm giảm 2% - 3% số cặp tảo hôn

Bình Định: Phấn đấu mỗi năm giảm 2% - 3% số cặp tảo hôn

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 3 giờ trước
Nhằm chuyển đổi nhận thức, hành vi trong hôn nhân của người dân, góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đang đẩy mạnh triển khai Kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024.
HLV Mai Đức Chung trở lại dẫn dắt Đội tuyển nữ Việt Nam

HLV Mai Đức Chung trở lại dẫn dắt Đội tuyển nữ Việt Nam

Thể thao - Hoàng Minh - 3 giờ trước
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) vừa công bố bản hợp đồng dẫn dắt Đội tuyển Bóng đá nữ Việt Nam kéo dài 2 năm với Huấn luyện viên (HLV) Mai Đức Chung.
Bình Định: Người dân miền núi mong muốn được cấp quyền sử dụng đất nương rẫy

Bình Định: Người dân miền núi mong muốn được cấp quyền sử dụng đất nương rẫy

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 3 giờ trước
Ông Lê Kim Toàn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định, đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Vĩnh Sơn, huyện miền núi Vĩnh Thạnh trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.