Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hệ lụy đằng sau “nghề hốt bạc” ở Mường Tè

Sỹ Hào - 11:26, 23/03/2021

Một tỉnh có vài chục dự án thủy điện đã là quá, nhưng ở huyện Mường Tè (Lai Châu), hiện có tới 34 dự án thuộc diện nhỏ nhỏ, vừa vừa đã được cấp chứng nhận đầu tư. Làm thủy điện được xem là “nghề hốt bạc” ở huyện nghèo 30a này; nhưng đằng sau đó là vô vàn hệ lụy.

Dòng suối Nậm Sì Lường ở Mường Tè đang bị băm nát vì thủy điện (Ảnh chụp ngày 1/3/2021)
Dòng suối Nậm Sì Lường ở Mường Tè đang bị băm nát vì thủy điện (Ảnh chụp ngày 1/3/2021)

Tình cờ cùng đi làm… thủy điện!

Ngày cuối cùng của tháng 2/2021, chuyến xe khách 24 chỗ ngồi đưa chúng tôi từ TP. Lai Châu vào huyện Mường Tè. Chỉ có 5 hành khách, nhưng xe cũng kín chỗ vì chở đầy hàng hóa.

Không thể ngủ vì người cứ lắc lư theo chuyến xe chạy gấp trên cung đường ngoằn nghèo, tôi thoáng nghe những hành khách trên xe nói chuyện. Họ chào hỏi nhau làm quen, chứng tỏ chỉ mới gặp nhau trên chuyến xe này.

“Anh người Nam Định à? Anh lên Mường Tè làm gì thế?”, giọng của một người trẻ ngồi hàng ghế trước tôi vang lên rõ to.

Xã Pa Vệ Sử có đường biên giới dài khoảng 31,56 km với Trung Quốc, là một trong những điểm nóng về an ninh trật tự của huyện Mường Tè. Trên tuyến đường biên của xã có lối mở, lối mòn nên thường xuyên xảy ra hoạt động mua bán người, buôn bán, sử dụng các chất ma túy;... Còn tại các thôn nội địa của xã hiện đang có hàng trăm công nhân của các công trình thủy điện tạm trú khiến cho việc quản lý nhân, hộ khẩu rất khó khăn.

“Không, anh người Thái Bình. Anh cùng đứa em lên đây làm công nhân của dự án thủy điện”, tiếng người đàn ông trung niên ngồi dãy ghế kế bên đáp khẽ, như thể không muốn người khác biết, dù trên xe chỉ có 5 người.

Người trẻ tuổi ngồi hàng ghế trên cười lớn, rồi hỏi dồn dập: “Em ở Lai Châu, cũng vào Mường Tè làm công nhân thủy điện. Thế anh lên đây lần nào chưa? Lát có ai đón không?”.

Có vẻ người đàn ông trung niên không muốn kéo dài câu chuyện. Nhưng trước sự nhiệt tình của người trẻ tuổi nên đành trả lời lấy lệ: “Anh lên lần đầu. Lát nữa có ông chủ đón”.

Nói xong anh ta nhắm nghiền đôi mắt. Xe yên ắng trở lại, chỉ còn tiếng gió rít qua khe cửa kính chưa đóng chặt.

Xe đến ngã ba trung tâm xã Bum Nưa (huyện Mường Tè) thì dừng lại để 3 hành khách “đi làm thủy điện” xuống. Dù có nói chuyện với nhau trên xe, nhưng khi xuống, cả 3 người lẳng lặng tách thành hai nhóm.

Tôi ngoái nhìn theo họ qua cửa kính xe ô tô. Một chiếc xe bán tải màu trắng lấm lem bùn đất đã đón 2 người đàn ông quê Thái Bình, rồi chạy ngược theo tuyến đường liên xã Bum Nưa – xã Pa Vệ Sử. Còn người trẻ tuổi lên một chiếc xe máy chờ sẵn, cũng chạy lên hướng xã Pa Vệ Sử.

Một huyện “cõng” 34 dự án!

Gần 5 tiếng đồng hồ để di chuyển quãng đường chỉ hơn 120 cây số từ TP. Lai Châu vào thị trấn Mường Tè khiến chúng tôi mệt lả. Nhưng tâm trí vẫn cứ vảng vất chuyến xe có 5 hành khách, thì có 3 người xa lạ, từ những địa phương khác nhau, tình cờ gặp nhau, cùng lên Mường Tè làm công nhân thủy điện. 

Đường từ TP. Lai Châu vào huyện Mường Tè
Đường từ TP. Lai Châu vào huyện Mường Tè

Ngay ngày hôm sau, chúng tôi nhờ một cán bộ của huyện Mường Tè dẫn trở lại xã Bum Nưa, đi ngược lên xã Pa Vệ Sử để "mục sở thị" một số dự án thủy điện trên dòng suối Nậm Sì Lường. Sở dĩ chọn suối Nậm Sì Lường để "thị sát" là bởi, tại con suối này, năm 2002, một công trình thủy điện "siêu nhỏ" của huyện Mường Tè, nhưng có kinh phí đầu tư thuộc vào hàng đắt nhất thế giới đã được xây dựng. 

Đó là Nhà máy thủy điện Nậm Sì Lường 1; công trình có tổng mức đầu tư hơn 38 tỷ đồng (tại thời điểm năm 2002) nhưng công suất thiết kế chỉ có... 0,5MW!. Đầu tư với kinh phí "khủng" nhưng Nhà máy thủy điện Nậm Sì Lường 1 hoạt động ì ạch. Sau một thời gian dài "đắp chiếu", thời gian gần đây, nhà máy thủy điện này mới được nâng cấp, hoạt động trở lại.

Từ ngã ba trung tâm xã Bum Nưa, chúng tôi ngược tuyến đường liên xã hướng lên Pa Vệ Sử. Chỉ trên cung đường khoảng 7 cây số (từ ngã ba trung tâm xã Bum Nưa lên đến bản Nậm Củm), chúng tôi ghi nhận được 4 dự án thủy điện nhỏ đã và đang triển khai; dòng suối Nậm Sì Lường lô nhô đá.

Một công trình thủy điện nhỏ đang gần được hoàn thiện, cách bản Nậm Củm không xa về phía hạ lưu suối Nậm Sì Lường (Ảnh chụp ngày 1/3/2021)
Một công trình thủy điện nhỏ đang gần được hoàn thiện, cách bản Nậm Củm không xa về phía hạ lưu suối Nậm Sì Lường (Ảnh chụp ngày 1/3/2021)

Theo lời vị cán bộ huyện Mường Tè mà chúng tôi nhờ dẫn đường, dòng suối Nậm Sì Lường hiện đang "cõng" quá nhiều dự án thủy điện. Trên tuyến đường liên xã này lên đến xã Pa Vệ Sử khoảng hơn hai chục cây số; dọc hai bên dòng suối có hàng chục dự án thủy điện được cấp phép đầu tư. 

"Do làm thủy điện nên tuyến đường liên xã bị xe tải lớn cày nát. Bây giờ đang là mùa khô còn dễ đi, chứ vào mùa mưa việc tham gia giao thông lên xã Pa Vệ Sử rất khó khăn", vị cán bộ huyện Mường Tè tâm sự.

Cũng theo lời cán bộ này, thực ra thì huyện cũng chẳng muốn phát triển thủy điện "siêu nhỏ" như thế này đâu. Nhưng tỉnh chấp thuận đầu tư thì đành chịu. Thu ngân sách cho huyện từ thủy điện cũng chẳng đáng là bao, vì có nộp về huyện được bao nhiêu đâu mà gọi là huyện được nhờ.

Tuyến đường liên xã Bum Nưa - Pa Vệ Sử hằng ngày "cõng" hàng chục chuyến xe trọng tải lớn để phục vụ các dự án thủy điện nhỏ trên dòng suối Nậm Sì Lường
Tuyến đường liên xã Bum Nưa - Pa Vệ Sử hằng ngày "cõng" hàng chục chuyến xe trọng tải lớn để phục vụ các dự án thủy điện nhỏ trên dòng suối Nậm Sì Lường

Sự ấm ức của vị cán bộ huyện Mường Tè là có cơ sở. Bởi trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Mường Tè lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 có ghi rất rõ: Toàn huyện hiện có 34 dự án thủy điện vừa và nhỏ được cấp chứng nhận đầu tư. (Nghệ An là một trong những tỉnh được xem là có nhiều dự án thủy điện nhỏ nhất cả nước thì toàn tỉnh này cũng chỉ có 32 dự án - Pv). 

Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX cũng khẳng định: Công nghiệp của huyện phát triển theo hướng phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, tập trung phát triển thủy điện. Theo đó, giai đoạn 2016 - 2020, sản lượng điện từ các nhà máy thủy điện trên địa bàn huyện đạt 60.000.000 Kw/h; nếu quy ra giá trị tiền thì vô cùng lớn.

Ấy nhưng, thu ngân sách trên địa bàn huyện Mường Tè bình quân chỉ đạt 47,8 tỷ đồng/năm, bao gồm tất cả các loại thuế, phí. Và, dù vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX nhưng hết năm 2020, thu nhập bình quân của Mường Tè cũng chỉ đạt 23,85 triệu đồng/người/năm; bình quân lương thực đạt 400kg/người/năm.

Nhiều hệ lụy

Theo chia sẻ của vị cán bộ UBND huyện Mường Tè, việc phát triển "nóng" các dự án thủy điện "siêu nhỏ" ở Mường Tè dẫn tới rất nhiều hệ lụy. Về môi trường tự nhiên thì cần phải có đánh giá của cơ quan chức năng, nhưng rõ nhất là về mặt xã hội.

"Để xây dựng nhà máy thủy điện, nhiều diện tích rừng phải nhường chỗ; đường sá nhà nước đầu tư bị cày nát. Đội ngũ lao động khắp nơi tập trung về địa phương, làm xáo trộn cuộc sống vốn khép kín, bình yên của người dân. Đó là chưa kể những tệ nạn phát sinh kèm theo...", vị cán bộ này chia sẻ.

Bản Nậm Củm, thuộc xã Bum Nưa, nơi sinh sống của 39 hộ đồng bào dân tộc Mảng sẽ ra sao nếu xảy ra lũ ống, lũ quét trên dòng suối Nậm Sì Lường?
Bản Nậm Củm, thuộc xã Bum Nưa, nơi sinh sống của 39 hộ đồng bào dân tộc Mảng sẽ ra sao nếu xảy ra lũ ống, lũ quét trên dòng suối Nậm Sì Lường?

Hệ lụy mà vị cán bộ huyện chia sẻ thực ra mới chỉ là bề nổi. Việc cấp phép quá nhiều dự án thủy điện "siêu nhỏ" rất dễ dẫn tới những thảm họa thiên tai đặc biệt nguy hiểm, trong đó có lũ ống, lũ quét, sạt lở đất,...

Để giải tỏa công suất các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ ở Mường Tè lên lưới điện quốc gia, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia đã đầu tư Trạm biến áp 220 kV Mường Tè, với tổng mức đầu tư 436,68 tỷ đồng. Trạm biến áp đã được đóng điện vào ngày 26/2/2021.

Cũng cần nhớ rằng, Mường Tè là địa bàn nằm trên những đới đứt gãy về mặt địa chất của khu vực Tây Bắc. Đây cũng là địa phương thường xuyên gánh chịu các trận động đất, mặc dù mức độ không lớn những cũng là lời cảnh báo.

Gần đây nhất, vào hồi 4 giờ 17 phút 25 giây ngày 13/1/2021, một trận động đất có độ lớn 3,6 độ richter đã xảy ra tại khu vực huyện Mường Tè. Trận động đất có độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1 km, dù không gây thiệt hại nhưng cũng làm người dân địa phương hoang mang.

Trước đó, trong năm 2020, khu vực Mường Tè cũng đã liên tục xảy ra các trận động đất. Trong đó, trận động đất vào hồi 13h12 ngày 16/6/2020 có độ lớn 4,9 độ richter. Trận động đất có độ sâu chấn tiêu khoảng 12,6 km; cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4 quanh khu vực tâm chấn và cấp 3 tại khu vực lân cận. Trận động đất đã làm bốn học sinh bị thương.

Đây rõ ràng là vấn đề cần được tỉnh Lai Châu, huyện Mường Tè đặc biệt lưu ý khi chấp thuận chủ trương đầu tư cho các dự án thủy điện; không thể vì "phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương" mà cấp phép ồ ạt cho các dự án thủy điện nhỏ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 1 giờ trước
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 7 giờ trước
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 7 giờ trước
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 17:13, 27/04/2024
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Tin tức - Vũ Mừng - 16:55, 27/04/2024
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xác nhận thông tin về việc 2 cán bộ kiểm lâm đã tử nạn khi làm nhiệm vụ.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 16:45, 27/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 16:25, 27/04/2024
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.
Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Trang địa phương - Mỹ Dung - 11:00, 27/04/2024
Sau gần 3 ngày đêm nỗ lực tìm kiếm, đến 8 giờ 3 phút ngày 27/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng trong vụ lật thuyền trên sông Chanh (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh).