Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hạt “vàng” trên đỉnh núi

PV - 10:16, 04/07/2018

Đồng bào dân tộc Xơ-đăng sống trên núi Ngọc Linh-nóc nhà của dãy Trường Sơn với độ cao hơn 2.500m, nơi có một thứ vô cùng quý báu đã tồn tại từ lâu, đang hiện hữu, được xem là linh khí đất trời Ngọc Linh ban tặng, đó chính là  một loài thực vật, thảo mộc mang tên chính ngọn núi kỳ bí, linh thiêng-sâm Ngọc Linh... Không phải ngẫu nhiên mà sâm Ngọc Linh được biết đến với tất cả sự quý hiếm của nó và trở thành thương hiệu “triệu đô”. Đó là hành trình “đánh thức” của vị Chủ tịch luôn đau đáu, tâm huyết với sâm.

Bài 1: Từ cây “thuốc giấu” đến thương hiệu “triệu đô”

Từ cây “thuốc giấu” …

Đỉnh núi Ngọc Linh (thuộc tỉnh Quảng Nam và Kon Tum) nằm trên dãy núi Trường Sơn, quanh năm mây mù bao phủ. Tại địa phận tỉnh Quảng Nam, trên đỉnh núi có 4 ngôi làng của đồng bào dân tộc Xơ-đăng, thuộc xã Trà Linh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam). Đến mảnh đất Nam Trà My hôm nay, chúng tôi được nghe người dân Xơ-đăng lưu truyền một câu chuyện từ xa xưa, về nguồn gốc sâm Ngọc Linh, loài sâm quý hiếm vừa trở thành “thương hiệu” của Việt Nam cách đây chưa lâu.

Câu chuyện xưa kể rằng, trong lần đặt bẫy thú giữa rừng sâu, một thợ săn chặt cây nứa vót nhọn giăng bẫy. Do sơ ý, nứa đâm vào cánh tay chảy nhiều máu. Thợ săn vơ vội củ, lá rừng, nhai nhỏ rồi đắp vết thương. Trong tích tắc, máu cầm hẳn. Lần sau bị chảy máu, người này tìm củ rừng hôm trước và phát hiện ra bài thuốc đặc biệt cho bản thân. Bài thuốc sau đó được lan truyền trong cộng đồng, được người dân gọi là củ Kang.

Già làng Hồ Văn Lang, làng Tắk Ngo, xã Trà Linh kể, người dân Xơ-đăng sống từng cụm ở lưng chừng ngọn núi nguyên sinh Ngọc Linh. Để tồn tại giữa rừng thiêng nước độc, chống lại các loại bệnh tật, dân làng có một cây thuốc rất đặc biệt, theo tiếng Xơ-đăng gọi là củ Kang. Củ Kang mọc thành đám dưới tán rừng, dọc theo các con suối, cây cao 30-50cm, củ nhiều rễ, trên củ có nhiều mắt lõm vào thân và xếp so le nhau.

Người dân Trà Linh trồng sâm trên núi. Người dân Trà Linh trồng sâm trên núi.

Nhiều già làng Xơ-đăng sống trên núi Ngọc Linh khẳng định, củ sâm Ngọc Linh được người địa phương phát hiện từ rất lâu và biết sử dụng để chữa bệnh. Có nhiều người đem củ sâm trong rừng già về chôn dưới đất, ngay dưới nhà sàn để chủ động trong việc chữa bệnh. Giữ làm phương thuốc riêng, nhưng khi thấy người ngoài đến làng và bị ốm, người dân Xơ-đăng lại đem củ Kang ra biếu. Củ Kang đem biếu thường đã được chế biến, chứ dân làng tuyệt nhiên không tiết lộ thân, củ loại cây này. Trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Bộ đội hành quân trên dãy Trường Sơn, qua những ngôi làng Xơ-đăng. Lúc đó nhiều chiến sĩ bị bệnh sốt rét, sức khỏe suy nhược, người dân Xơ-đăng vào rừng lấy củ Kang nấu nước cho uống trị thương và bộ đội đã khỏe mạnh, tiếp tục hành quân. Khi Bộ đội rời làng, bà con tặng cho ít củ phơi khô mang theo phòng thân. Vì vậy củ Kang bị lộ ra ngoài và lan truyền. Năm 1973, cán bộ y tế về tận làng tìm hiểu và phổ biến cách sử dụng thuốc rộng rãi. Họ dặn bà con giữ bí mật loại cây này, tránh địch phát hiện và tên “thuốc giấu” có từ đó.

Có thể thấy, được biết đến là một trong những loại sâm rất tốt cho sức khỏe con người nhưng ngót nửa thế kỷ đã trôi qua, loại cây đặc hữu này gần như đã chìm vào quên lãng, mãi bí ẩn như một loại “thuốc giấu” theo như cách gọi của đồng bào Xơ-đăng.

...đến thương hiệu triệu đô

Cách đây chừng 5 năm, ông Hồ Quang Bửu được điều chuyển từ sở, ngành của tỉnh Quảng Nam về huyện Nam Trà My, giữ chức Chủ tịch UBND huyện. Trò chuyện với chúng tôi về sâm, dường như ông Bửu có một niềm đam mê, đau đáu đặc biệt. Hồi về làm Chủ tịch UBND huyện, ông Bửu thống kê chưa đến 100 người trồng sâm, chưa ai nói nổi bật lên giá trị quý của cây sâm, chưa ai biết nhiều về nó. Trong một thời gian dài, việc phát triển sâm Ngọc Linh chủ yếu là tự phát, manh mún, nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, do bị thương lái thao túng, nên giá sâm rất thấp và không ổn định, chưa đúng với giá trị thực. Tất cả đã khiến hơn 100 vùng sâm trên núi Ngọc Linh dần suy thoái và cạn kiệt.

“Suy nghĩ làm như thế nào để phát triển sâm và phải có định hướng rõ ràng của Đảng và Nhà nước về cây sâm, thì lúc đó sâm mới phát triển được, nên tôi đã cùng một số cộng sự nghiên cứu, tìm tòi viết nên một Đề án sâm Ngọc Linh là sâm Việt Nam”, ông Hồ Quang Bửu chia sẻ.

Ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My (áo đen) với hành trình nghiên cứu, “đánh thức” vùng sâm. Ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My (áo đen) với hành trình nghiên cứu, “đánh thức” vùng sâm.

Chính tâm huyết của mình, từ khoảng 4, 5 năm trở lại đây, trên các nẻo đường hiểm trở lên núi Ngọc Linh, người ta đã quá quen thuộc với sự xuất hiện của ông Hồ Quang Bửu, một người đàn ông cao ráo, có mái tóc hoa râm, đôi mắt tinh anh, có giọng nói sang sảng và tính cách đầy quyết đoán. Ông thường xuyên lặn lội đến vùng sâm chỉ với một mục tiêu duy nhất là tìm cách để vực dậy một loại đặc sản vô cùng quý hiếm đang đứng trước nguy cơ bị quên lãng…

Biến sâm Ngọc Linh thành cây hàng hóa chủ đạo, hay xa hơn là một thương hiệu mạnh để phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số là mục tiêu và cũng là tâm huyết của ông Hồ Quang Bửu. Tuy nhiên, ngay từ khi mới bắt đầu, ý tưởng của ông gặp không ít trở ngại, hay thậm chí là ý kiến phản đối. Bởi để thực hiện việc này thì cần phải huy động một nguồn lực rất lớn. Trong khi Nam Trà My đang là một trong những huyện nghèo nhất trong nhóm các huyện nghèo của cả nước. Nhưng ông suy nghĩ quyết đoán, không thể để tình trạng “rừng giàu dân nghèo” mãi tồn tại như một nghịch lý.

Vốn không phải là người làm khoa học, nhưng bằng sự đam mê hiếm thấy, ông Bửu đã tự mày mò nghiên cứu những thông tin cơ bản về sâm Ngọc Linh và các mô hình phát triển các loại sâm nói chung trên thế giới để có cơ sở cần thiết xây dựng Đề án bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Không những vậy, ông còn tự mình đứng ra bảo vệ Đề án trước Hội đồng Khoa học cấp tỉnh. Rồi sau đó là giải trình và bảo vệ trước các bộ, ngành Trung ương. Nhờ những nỗ lực đó, đến cuối năm 2015, Chính phủ đã phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm núi Ngọc Linh đến năm 2030. Theo đó, từ chỗ phát triển phân tán, lẻ tẻ trong dân, giờ đây sâm Ngọc Linh đã được biết đến rộng rãi ở trong và ngoài nước. Vào đầu tháng 6 năm 2017, Sâm Ngọc Linh chính thức được Chính phủ công nhận là sản phẩm quốc gia. Kèm theo đó là những cơ chế chính sách đặc thù dành cho sản phẩm có tiềm năng lớn về kinh tế và y học này.

Có thể nói, sau gần nửa thế kỷ lẩn khuất trong thầm lặng giữa đại ngàn Trường Sơn, sâm Ngọc Linh đã được “đánh thức” và khẳng định giá trị. Điều này không chỉ giúp người dân bảo vệ rừng, mà quan trọng hơn là đã khơi dậy được khát vọng đổi đời của hàng nghìn hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo sinh sống ở núi Ngọc Linh. Giờ đây, họ đã có thể bắt đầu hướng đến một thương hiệu “triệu đô” mang tên sâm Việt Nam.

Các nhà nghiên cứu khoa học đã chứng minh, sâm Ngọc Linh là dược liệu quý, có tác dụng bồi bổ cơ thể, kích thích hệ miễn dịch, chống oxy hóa, lão hóa, phòng chống ung thư, bảo vệ tế bào gan, tăng thị lực, trí tuệ, gia tăng sức đề kháng, loại bỏ các độc tố ảnh hưởng đến tế bào cơ thể, giúp kéo dài sự sống của tế bào và tăng các tế bào mới… Trong rễ củ của sâm Ngọc Linh có 52 hợp chất saponin, trong đó có 26 saponin thường thấy ở sâm Triều Tiên, Sâm Nhật và sâm Mỹ, 26 saponin có ở sâm Ngọc Linh. Do vậy sâm Ngọc Linh có những tính năng hơn hẳn các loại sâm nổi tiếng khác trên thế giới…

Thanh Huyền

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sầu riêng chết hàng loạt, người dân Bình Phước lo lắng

Sầu riêng chết hàng loạt, người dân Bình Phước lo lắng

Khoảng 2 tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên, khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay, đã có khoảng 200 ha sầu riêng ở địa phương bị chết.
Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 15 giây trước
Dù mới ở tuổi đôi mươi, nhưng những người trẻ này đã có tình yêu đặc biệt với văn hóa dân tộc mình. Họ tận dụng mạng xã hội để quảng bá văn hóa dân tộc, giữ gìn nét đẹp của dân tộc và từ đó giúp nhiều người khác hiểu và trân quý văn hóa của đồng bào DTTS trong “vườn hoa 54 dân tộc anh em”.
Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp

Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp "Rực rỡ sắc màu Tây Bắc"

Sắc màu 54 - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Yên Bái (7/5/1945 - 7/5/2024), 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 5/5, tại Quảng trường 19/8 trung tâm Km5, thành phố Yên Bái đã diễn ra Festival múa sạp “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc” năm 2024.
Thảo dược quý của đồng bào Cơ Tu

Thảo dược quý của đồng bào Cơ Tu

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Ra zéh, tên gọi của một loại chè dây mọc hoang trong rừng, được người Cơ Tu ở xã Ba, xã Tư, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đưa về bản làng, biến thành một cây dược liệu mang lại thu nhập cao, giúp đồng bào thoát nghèo.
Bình Định: Thành lập 4 Câu lạc bộ “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”

Bình Định: Thành lập 4 Câu lạc bộ “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 1 giờ trước
Nhằm đẩy mạnh tuyên truyền xoá bỏ nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định đã thành lập 4 câu lạc bộ (CLB) “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” tại các trường dân tộc bán trú và nội trú trên địa bàn tỉnh.
Sầu riêng chết hàng loạt, người dân Bình Phước lo lắng

Sầu riêng chết hàng loạt, người dân Bình Phước lo lắng

Kinh tế - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Khoảng 2 tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên, khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay, đã có khoảng 200 ha sầu riêng ở địa phương bị chết.
Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào là một trong những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Hiện nay, ở nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lao Châu, Sơn La... đồng bào Mông đã duy trì việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp đầu Xuân mới và trở thành điểm nhấn du lịch với du khách trong và ngoài nước.
Khởi nghiệp ở vùng DTTS và miền núi động lực từ cơ chế chính sách

Khởi nghiệp ở vùng DTTS và miền núi động lực từ cơ chế chính sách

Công tác Dân tộc - Nguyễn Thanh - 1 giờ trước
Khởi nghiệp đã khó, khởi nghiệp ở vùng đồng bào DTTS và miền núi càng khó khăn gấp bội. Nhưng không phải vì thế mà ý tưởng khởi nghiệp, khởi sự ở vùng đất khó không nảy nở, hình thành. Cùng với những nỗ lực của chính con người trên vùng đất ấy, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự đồng hành của cơ quan làm công tác dân tộc, đã tiếp thêm động lực để đồng bào DTTS, đặc biệt là lớp trẻ hiện thực ước mơ khởi nghiệp ở địa bàn này.
Quảng Ninh: 2 người thương vong do bị sét đánh vào thuyền nan

Quảng Ninh: 2 người thương vong do bị sét đánh vào thuyền nan

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Ngày 6/5, đại diện UBND phường Hà An, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra mưa dông, xuất hiện sấm sét đánh trúng thuyền nan đang đánh bắt thủy sản, làm 2 người thương vong.
Sóc Trăng: Huyện Thạnh Trị tổ chức điểm cấp huyện, Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Sóc Trăng: Huyện Thạnh Trị tổ chức điểm cấp huyện, Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 1 giờ trước
Ngày 6/5, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Dương Sà Kha - Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch Ủy Ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Ban Chỉ đạo Đại hội cấp tỉnh; bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Đại hội cấp tỉnh; ông Lý Rotha - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực, Ban Tổ chức Đại hội, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành trong tỉnh và đại diện lãnh đạo các huyện, thị, thành phố; các vị chức sắc, các tôn giáo của huyện. Đặc biệt là sự có mặt của 100 đại biểu chính thức, đại diện cho đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện Thạnh Trị.
Triển lãm ảnh Online

Triển lãm ảnh Online "Phụ nữ với Điện Biên"

Tin tức - Thanh Nguyên - 1 giờ trước
Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam giới thiệu Triển lãm ảnh Online "Phụ nữ với Điện Biên".
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Đại tướng Phan Văn Giang dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tại Điện Biên

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Đại tướng Phan Văn Giang dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tại Điện Biên

Tin tức - Tào Đạt - 1 giờ trước
Chiều 6/5, Đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đến dâng hoa, dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ và Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1, Tp. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.