Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Hành trình mở đất, lập làng nơi biên ải Lào Cai

Thúy Hồng - 00:58, 08/05/2023

Nếu có dịp lên với thôn Tân Tiến, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ được gặp, được nghe già làng, Người có uy tín nơi đây kể về hành trình cùng đồng bào, chính quyền xây dựng, bảo vệ thôn Tân Tiến từ thuở đầu khai hoang, lập nghiệp... đến hôm nay, trở thành vùng đất trù phú, bình yên.

Đường vào bản Tân Tiến được trải bê tông phẳng lì
Đường vào thôn Tân Tiến đều đã được trải bê tông phẳng lì

Từ miền xuôi lên miền ngược

Thôn Tân Tiến được thành lập từ năm 1997, theo chủ trương dãn dân ra khu vực biên giới. Thôn có 3,8 km đường biên giới giáp huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), với hơn 70 hộ gồm 5 dân tộc anh em (Kinh, Dao, Mông, Hà Nhì, Giáy), cùng sinh sống. Mỗi dân tộc có một đặc thù riêng nhưng luôn gắn bó, tương trợ lẫn nhau phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới no ấm, chung sức giữ gìn biên cương Tổ quốc.

Kể về chuyện từ miền xuôi lên biên giới lập làng, ông Nguyễn Ngọc Lạng, thôn Tân Tiến vẫn nhớ rất rõ, ngày ấy vào năm 1964, khi ông mới chỉ là chàng thanh niên 20 tuổi, cùng hơn 100 hộ khác theo tiếng gọi của Đảng rời quê hương Vụ Bản, tỉnh Nam Định lên mảnh đất biên giới Lào Cai khai hoang, lập nghiệp, làm kinh tế và bảo vệ biên giới.

"Ngày đó nơi đây chỉ có lau lách, rừng núi hoang vu, không có nhà dân nào ở, xe ô tô chỉ lên được đến Tp. Lào Cai, còn đi đến xã là phải đi bộ, xe đạp cũng không đi được", ông Lạng cho biết.

Tuy nhiên, vượt qua chặng đường gian nan đó, gia đình ông Lạng cùng những hộ khác dừng chân bên bờ sông Hồng thuộc thôn Tân Tiến bây giờ, bắt đầu xây dựng cuộc sống mới.

Ông Nguyễn Ngọc Lạng, một trong những người đầu tiên mở đất lập làng ở Tân Tiến
Ông Nguyễn Ngọc Lạng, một trong những người đầu tiên mở đất lập làng ở Tân Tiến

Vào năm 1979, khi xảy ra chiến tranh biên giới, các hộ lại tản đi mỗi nhà một nơi, nhiều hộ chạy vào rừng ẩn náu, cả bản hoang vu, nhưng gia đình ông Lạng vẫn quyết tâm bám trụ mảnh đất biên giới Trịnh Tường, coi biên giới là quê hương thứ hai, nơi sinh cơ, lập nghiệp. Lên Trịnh Tường, ông Lạng được bầu làm Bí thư Đoàn xã, rồi làm xã đội trưởng…; giai đoạn từ năm 1987 - 2003, ông Nguyễn Ngọc Lạng được đảng viên tín nhiệm, bầu giữ chức Bí thư Đảng ủy xã Trịnh Tường.

Theo ông Lạng, ngày ấy, mảnh đất ven sông này chưa có tên gọi, sau khi một vài hộ định cư để lập nghiệp, thôn mới của tôi được đặt tên là Tân Tiến. Ngày mới lập làng cuộc sống gặp muôn vàn khó khăn, không có điện, không có đường… thiếu thốn trăm bề, nhưng vì nghĩ ngày mai tươi sáng hơn, anh em bảo nhau đoàn kết, bắt tay vào khai hoang, bạt đồi làm ruộng, kiếm gỗ dựng nhà.

Đến năm 2008, thôn Tân Tiến được quy hoạch vào Dự án Làng Thanh niên lập nghiệp biên giới Trịnh Tường, nhịp sống ở đây dần sôi động, những ngôi nhà tươi màu ngói mới mọc lên. Ông Lạng bảo, chúng tôi là những người ở miền xuôi lên khai hoang, lập nghiệp, chúng tôi phải là những người tiên phong trong xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế gia đình để bà con dân bản noi theo, đặc biệt là cán bộ đảng viên cần gương mẫu trong lời nói, việc làm.

Cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Trịnh Tường trao đổi kỹ thuật chăm sóc cây mít cho ông Nguyễn Ngọc Lạng
Cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Trịnh Tường trao đổi kỹ thuật chăm sóc cây mít cho gia đình ông Nguyễn Ngọc Lạng

Gắn bó với mảnh đất Tân Tiến, với xã Trịnh Tường hơn 60 năm, ông Lạng coi đây là quê hương của mình, ông không trở về Nam Định, mà xác định gắn bó đến hết đời với nơi đây.

"Đến nay, đường xá đã thuận lợi rồi. Đời sống Nhân dân bây giờ đã được nâng lên rõ rệt. Bà con rất phấn khởi. Hộ nghèo trong thôn chỉ còn khoảng chục hộ, chủ yếu là những hộ có hoàn cảnh đặc biệt như neo đơn, bệnh tật không làm kinh tế được, còn nói chung bà con chịu khó làm kinh tế rất khá”, ông Lạng chia sẻ.

Khai phá vùng đất khó

Ở mảnh đất Tân Tiến, ngoài những gia đình như ông Nguyễn Ngọc Lạng ở dưới xuôi lên làm kinh tế mới, còn có nhiều hộ đồng bào dân tộc ở vùng cao di chuyển ra biên giới để sinh sống. Như gia đình ông Vàng Kim Sinh, dân tộc Dao cũng là một trong những hộ dân đầu tiên đến mảnh đất này khai phá lập làng.

Cách đây hơn 20 năm, vào năm 1997, gia đình ông Sinh từ thôn Tùng Chỉn theo chủ trương của Nhà nước, chính quyền địa phương vận động người dân đến sinh sống, lập nghiệp ở địa bàn giáp biên. Ban đầu, cuộc sống khó khăn, gia đình ông phải dựng tạm lán nhỏ làm chỗ ở, từ đó cần mẫn khai hoang, trồng cấy và chăn nuôi.

Lúc gia đình ông mới chuyển đến đây sinh sống, đời sống bà con còn rất khó khăn. Đến năm 2014 thôn được đầu tư đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển kinh tế từ cây chuối.

Ông Vàng Kim Sinh cùng bộ đội biên phòng kiểm tra vườn chuối của gia đình
Ông Vàng Kim Sinh đưa các cán bộ Bộ đội Biên phòng tham quan, kiểm tra vườn chuối của gia đình

Ông Sinh còn là người đầu tiên của thôn mạnh dạn đưa cây chuối vào sản xuất. Nhờ được tập huấn về kỹ thuật canh tác, cây chuối phát triển tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao, cuộc sống người dân bắt đầu khấm khá lên. 

Theo ông Sinh, trồng chuối nếu biết kỹ thuật sẽ nhàn hơn trồng ngô, sắn, lúa mà cho thu nhập cao hơn. Nếu giá cả thuận lợi, mỗi năm thu nhập cũng được hơn 100 triệu đồng. “Có thời điểm cây chuối được giá, gia đình tôi đã mở rộng diện tích lên 14 ha. Hằng năm, trừ chi phí, gia đình thu nhập vài trăm triệu đồng”.

Nói về những đổi thay của mảnh đất vùng biên giới này, ông Lầu A Páo, Bí thư Đảng ủy xã Trịnh Tường, cho biết: Tân Tiến được đánh giá là thôn điển hình của xã Trịnh Tường trong phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa. Đặc biệt là đường giao thông ở Tân Tiến đều là đường bê tông phẳng lì. 

“Ở trong thôn có rất nhiều hộ có tư duy phát triển kinh tế hộ, nhất là họ chịu khó thay đổi cách làm, trồng trọt, chăn nuôi và xây dựng được những mô hình "vườn, ao, chuồng" rất hiệu quả, nhờ đó đã vượt qua đói nghèo vươn lên trở thành hộ gia đình có của ăn, của để. Với sức người và sự nỗ lực vươn lên, bà con Tân Tiến đã biến mảnh đất này trở nên màu mỡ với màu xanh ngút ngàn của chuối, quế…", ông Lầu A Páo phấn khởi nói.

Đặc biệt, để bảo vệ thành quả xây dựng quê hương mới, bảo vệ thành quả trong phát triển kinh tế, người dân Tân Tiến rất tích cực  tham gia vào mô hình “Đường biên giới bình yên”. 

Hiện nay, Tổ tự quản “Đường biên giới bình yên” thôn Tân Tiến sinh hoạt mỗi tháng một lần. Thông qua những buổi sinh hoạt, tuần tra, là dịp để người dân cùng bộ đội biên phòng gặp gỡ, trao đổi về tình hình an ninh trật tự, những dấu hiệu bất thường trên khu vực biên giới để có những biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Gia đình ông Sinh được Đồn Biên phòng Trịnh Tường tặng giấy khen vì có thành tích trong công tác bảo vệ đường biên, cột mốc
Gia đình ông Sinh được Đồn Biên phòng Trịnh Tường tặng giấy khen vì có thành tích trong công tác bảo vệ đường biên, cột mốc

Trung tá Nguyễn Văn Thắng, Chính trị viên Đồn Biên phòng Trịnh Tường cho biết: Qua công tác phối hợp của địa phương, bà con rất tích cực tham gia cùng các lực lượng để bảo vệ biên giới bình yên. Nhờ đó, thời gian gần đây, khu vực biên giới không có các vụ việc vi phạm xảy ra; trên địa bàn thôn Tân Tiến các vụ việc liên quan đến tệ nạn xã hội đã giảm 90% so với cùng kỳ, nhờ đó, bà con rất an tâm lao động, mở rộng  sản xuất tăng thu nhập.

"Thu nhập bình quân của người dân trong thôn hiện đã đạt 40 triệu đồng/năm, thôn cũng đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Có được thành quả đó là nhờ sự chung sức đồng lòng của chính quyền và Nhân dân", Trung tá Nguyễn Văn Thắng phấn khởi nói. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Công tác Dân tộc - Cù Hương - 1 phút trước
Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 3 phút trước
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 7 phút trước
Trong hai ngày 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giới thiệu không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, với điểm nhấn là không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng
Thủ tướng kiểm tra dự án giao thông trọng điểm tại Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định

Thủ tướng kiểm tra dự án giao thông trọng điểm tại Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định

Thời sự - PV - 9 phút trước
Sáng 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các Bộ ngành, địa phương nơi có dự án đi qua đã đi kiểm tra các dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đi qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 7 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 08:38, 28/04/2024
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.