Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hành trình của một thương hiệu quốc tế về giảm nghèo: Khẳng định vai trò truyền thông (Bài cuối)

Khánh Thi - 11:31, 27/10/2022

Với tỷ lệ 98,13% người dân trên địa bàn đặc biệt khó khăn biết đến Chương trình 135 cho thấy sức lan tỏa của Chương trình; từ đó phát huy tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Kết quả này là nhờ công tác tuyên truyền, vận động được chú trọng trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình 135.

Báo Dân tộc và Phát triển là một mũi chủ công trong tuyên truyền Chương trình 135 suốt 20 năm qua. (Ảnh: Ban Dân tộc Phú Yên)
Báo Dân tộc và Phát triển là một mũi chủ công trong tuyên truyền Chương trình 135 suốt 20 năm qua. (Ảnh: Ban Dân tộc Phú Yên)

Tăng cường truyền thông

Từ khi bắt đầu (năm 1998) cho đến nay, Chương trình 135 là chương trình được triển khai ở địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đại đa số các xã, thôn bản nằm trong diện đầu tư của Chương trình đều có cơ sở hạ tầng yếu kém, nhiều xã chưa ‘phủ” điện lưới, nhiều thôn bản chưa có đường; hệ thống thông tin liên lạc gần như là con số “Không”.

Bởi vậy, để người dân nắm bắt chủ trương, chính sách là rất khó khăn; hơn nữa, tại địa bàn đặc biệt khó khăn không chỉ có Chương trình 135 mà còn có rất nhiều chương trình, dự án khác triển khai cùng lúc. Vậy nhưng, ngay tại thời điểm năm 2008, qua khảo sát ngẫu nhiên 2.083 người tại các địa bàn triển khai Chương trình 135 tại 10 tỉnh, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra, có 98,13% người biết đến Chương trình.

Trong các báo, tạp chí cấp không thu tiền cho các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi, được triển khai từ năm 2002 đến nay, Báo Dân tộc và Phát triển – Cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc; Diễn đàn của đồng bào các dân tộc Việt Nam đã khẳng định được vị thế là tờ báo chính thống tuyên truyền về lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước. Báo cũng là mũi chủ công trên mặt trận tuyên truyền Chương trình 135 trong 20 năm qua, góp phần vào thành công của một thương hiệu giảm nghèo của Việt Nam trên trường quốc tế.

Sau khi kết thúc giai đoạn II (2006 – 2010), Chính phủ đã đúc kết thành công này, là nhờ công tác tuyên truyền, vận động về Chương trình được chú trọng thực hiện từ Trung ương tới cơ sở. Tại thời điểm năm 2010, Báo cáo số 49/BC-CP ngày 6/5/2010 của Chính phủ về Kết quả chỉ đạo, thực hiện xoá đói giảm nghèo qua Chương trình 135; việc quản lý, lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2006 – 2010, đã đánh giá rất cao vai trò của truyền thông trong Chương trình 135.

“Chương trình 135 là chương trình đầu tiên xây dựng chiến lược truyền thông toàn diện, thể hiện mức độ quan tâm đến tuyên truyền, vận động đối với Chương trình nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các đoàn thể và cộng đồng cùng cố gắng, nỗ lực trong công cuộc xoá đói giảm nghèo; tăng cường sự công khai, minh bạch, phát huy dân chủ cơ sở trong thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung, của Chương trình nói riêng”, Báo cáo số 49/BC-CP khẳng định.

Theo báo cáo của Chính phủ, công tác truyền thông Chương trình 135, được thực hiện thông qua nhiều hình thức. Trong đó, có hình thức thông báo công khai về định mức đầu tư hỗ trợ, đối tượng thụ hưởng tại trụ sở UBND xã, các nơi đông người. Chủ trương, chính sách về Chương trình cũng được chuyển tải đến người dân vùng sâu, vùng xa thông qua Dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng; qua Dự án trợ giúp pháp lý, nâng cao nhận thức pháp luật. Đây đều là những hơp phần cấu thành của Chương trình 135 trong suốt hơn 20 năm triển khai, qua 3 giai đoạn thực hiện.

Thông báo công khai về định mức đầu tư hỗ trợ, đối tượng thụ hưởng tại trụ sở UBND xã giúp người dân nắm bắt được chủ trương, chính sách Chương trình 135.
Thông báo công khai về định mức đầu tư hỗ trợ, đối tượng thụ hưởng tại trụ sở UBND xã giúp người dân nắm bắt được chủ trương, chính sách Chương trình 135.

Đặc biệt, kênh tuyên truyền hiệu quả để người dân nắm bắt được Chương trình 135, là các báo, tạp chí cấp không thu tiền cho các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi, được triển khai từ năm 2002 đến nay. Theo đánh giá của Chính phủ, cùng với tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, các cơ quan báo chí đã tăng cường truyền tải thông tin về các hoạt động, kết quả, đối tượng hưởng lợi của Chương trình 135 đến cán bộ các cấp, các ngành, người dân và cộng đồng quốc tế, góp phần quan trọng trong đổi mới công tác quản lý, điều hành, huy động sự tham gia, đóng góp nguồn lực của xã hội, của cộng đồng quốc tế cho Chương trình.

Kế thừa và phát triển

Chương trình 135 là điển hình của hệ thống chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, là thương hiệu về giảm nghèo của Ủy ban Dân tộc nói riêng, của Việt Nam nói chung, được cộng đồng quốc tế ghi nhận. 

Sau hơn 20 năm triển khai, thành quả của Chương trình, không chỉ làm nền tảng để triển khai các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2016 – 2020, mà còn là những kinh nghiệm để thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong 5 năm, 10 năm tới.

Các báo, tạp chí cấp không thu tiền cho các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi là kênh tuyên truyền hiệu quả để người dân nắm bắt được Chương trình 135. (Kiểm tra công tác phát hành Báo Dân tộc và Phát triển tại xã khu vực III Tòng Đậu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình)
Các báo, tạp chí cấp không thu tiền cho các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi, là kênh tuyên truyền hiệu quả để người dân nắm bắt được Chương trình 135. (Kiểm tra công tác phát hành Báo Dân tộc và Phát triển tại xã khu vực III Tòng Đậu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình)

Theo Báo cáo số 1533/BC-UBDT ngày 11/11/2020 của Ủy ban Dân tộc về kết quả rà soát chính sách pháp luật liên quan đến vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030, toàn vùng có 48 chính sách được triển khai thực hiện; có 27 chính sách được tích hợp vào Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) vùng đồng bào DTS và miền núi (Chương trình mục tiêu quốc gia). Chương trình 135 là một trong 27 chính sách được tích hợp vào Chương trình mục tiêu quốc gia.

Trong các cuộc họp của Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh lưu ý, đây là lần đầu tiên có Chương trình mục tiêu quốc gia dành riêng cho vùng đồng bào DTTS và miền núi; bên cạnh 27 chính sách được tích hợp thì Chương trình có nhiều chính sách mới, với những quy trình, quy định mới.

 Do đó, công tác tuyên truyền, vận động để cấp ủy, chính quyền địa phương và đồng bào các dân tộc nắm bắt được, từ đó tích cực, chủ động tham gia Chương trình là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, để đưa thông tin đến đúng đối tượng, kịp thời, nhanh chóng, chính xác, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia, vì lợi ích của đồng bào DTTS.

Phản ánh các mô hình kinh tế hiệu quả để tạo sức lan tỏa là một nội dụng trọng tâm trong truyền thông chính sách dân tộc. (Trong ảnh: Phóng viên tìm hiểu mô hình trồng rau trong nhà kính của nông dân Nhật Bản triển khai tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng)
Phản ánh các mô hình kinh tế hiệu quả tạo sức lan tỏa, là một nội dụng trọng tâm trong truyền thông chính sách dân tộc. (Trong ảnh: Phóng viên tìm hiểu, viết bài về mô hình trồng rau trong nhà kính của nông dân Nhật Bản triển khai tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng)

Từ kinh nghiệm thực hiện Chương trình 135 và một số chương trình, dự án khác, Ủy ban Dân tộc đã xây dựng chiến lược truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia một cách bài bản tại Quyết định số 495/QĐ-UBDT, ngày 28/7/2022. Sau đó, các tỉnh/thành phố cũng đã ban hành kế hoạch truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: 2021 - 2025.

Trong Quyết định số 495/QĐ-UBDT, ngày 28/7/2022, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc yêu cầu, công tác truyền thông phải bám sát đường lối, chủ trương, định hướng của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác dân tộc và chính sách dân tộc, phổ biến kịp thời những nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia và các nội dung có liên quan khác đến người dân và được sự đồng thuận, hưởng ứng tham gia, phản hồi của người dân trên địa bàn thực hiện Chương trình MTQG. Chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức triển khai; đa dạng hóa hình thức, phương tiện truyền thông, đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin để kịp thời đáp ứng yêu cầu triển khai nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia.

10 Dự án thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2023; giai đoạn I: 2021 – 2025 được phê duyệt tại Quyết định 1719/QĐ-TTg, ngày 14/10/2021 gồm 10 Dự án thành phần:

Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết.

Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị.

Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực công tác dân tộc.

Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch.

Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.

Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.

Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn.

Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện chương trình.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 năm 2024 ở Nghệ An: Sớm có kế hoạch phân bổ nguồn vốn sự nghiệp

Chương trình MTQG 1719 năm 2024 ở Nghệ An: Sớm có kế hoạch phân bổ nguồn vốn sự nghiệp

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An vừa ban hành Nghị quyết số 12 ngày 22/4/2024 về việc phân bổ kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, năm 2024 (Chương trình MTQG 1719). Đây là cơ sở quan trọng để các địa phương có nguồn lực thực hiện các nội dung, tiểu dự án, dự án của Chương trình MTQG 1719. Tuy nhiên, tỉnh Nghệ An cần ưu tiên xem xét, lập kế hoạch phân bổ nguồn vốn này sớm hơn, làm cơ sở cho các địa phương chủ động thực hiện.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Media - BDT - 10 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở UBDT, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5 năm 2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê

Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê

Media - Tuấn Ninh - 11 giờ trước
Chiều 7/5, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Tổng cục Thống kê (TCTK) ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà và Tổng Cục trưởng TCTK Nguyễn Thị Hương đồng chủ trì buổi lễ.
Thuốc lá điện tử: Phong cách hay hiểm họa

Thuốc lá điện tử: Phong cách hay hiểm họa

Media - BDT - 11 giờ trước
Hút để cai thuốc lá, hút vì bạn bè rủ rê, hay thậm chí hút vì cảm thấy sành điệu... Với những lý do ấy, ngày càng có nhiều người trẻ bị cuốn vào làn khói của thuốc lá điện tử. Rất nhiều trường hợp được gia đình đưa đến bệnh viện thăm khám, khi phát hiện con em mình bắt đầu có tình trạng rối loạn tâm thần do nghiện thuốc lá điện tử. Vậy rối loạn tâm thần, hay loạn thần, ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe cũng cuộc sống con người? Cùng đi tìm câu trả lời qua phân tích của một số chuyên gia trong lĩnh vực y tế qua nội dung của chuyên mục Sống khỏe hôm nay.
Quy trình thi giấy phép lái xe hạng A3 và A4 từ ngày 1/6/2024

Quy trình thi giấy phép lái xe hạng A3 và A4 từ ngày 1/6/2024

Xã hội - Minh Nhật - 11 giờ trước
Khi thi Giấy phép lái xe hạng A3 và A4 thì phải trải qua những phần thi nào và bao nhiêu điểm thì đậu? Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Hà Giang: Thực hư về thông tin hàng trăm em học sinh phải sử dụng nguồn nước sinh hoạt không bảo đảm

Hà Giang: Thực hư về thông tin hàng trăm em học sinh phải sử dụng nguồn nước sinh hoạt không bảo đảm

Xã hội - Vũ Mừng - 11 giờ trước
Nhận được phản ánh của người dân về việc lo ngại chất lượng nguồn nước sử dụng hàng ngày của các em học sinh Trường PTDT Bán trú Tiểu học và THCS Pải Lủng (xã Pải Lủng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi làm việc cùng chính quyền địa phương và Ban Giám hiệu nhà trường.
Tin trong ngày - 9/5/2024

Tin trong ngày - 9/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Nguy cơ cao lũ quét, sạt lở ở vùng núi Bắc Bộ. Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương. Cô học trò dân tộc Mông xuất sắc giành giải Nhất tại cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề án “Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026 - 2030”

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề án “Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026 - 2030”

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 11 giờ trước
Ngày 9/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo về đề cương Đề án “Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026 - 2030”. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Sẽ diễn ra chuỗi hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” 2024

Sẽ diễn ra chuỗi hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” 2024

Xã hội - Văn Hoa - Hải Đăng - 11 giờ trước
Trong tháng 5/2024, Trung ương Hội Liên Hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với Công ty TCP Việt Nam - Nhãn hàng Red Bull tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2024. Chuỗi ngày hội cấp Trung ương sẽ diễn ra tại 3 tỉnh thành, gồm: Đà Nẵng, Thanh Hóa và Hải Phòng.
Sóc Trăng: Gian hàng 0 đồng dành cho đồng bào nghèo khu vực biên giới

Sóc Trăng: Gian hàng 0 đồng dành cho đồng bào nghèo khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - V.Long - M.Triết - 11 giờ trước
Ngày 9/5, tại xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Đồn Biên phòng Lai Hòa phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức “Gian hàng 0 đồng” dành cho người có hoàn cảnh khó trên địa bàn xã Lai Hòa. Đây là xã biên giới có trên 70% là đồng bào dân tộc Khmer.
Hoài Ân (Bình Định): Chuẩn bị tổ chức Ngày hội nông sản đặc trưng lần thứ II

Hoài Ân (Bình Định): Chuẩn bị tổ chức Ngày hội nông sản đặc trưng lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân - 11 giờ trước
Theo UBND huyện Hoài Ân (Bình Định), Ngày hội Nông sản lần thứ II sẽ diễn ra trong 3 ngày (16 - 18/5). Đây được đánh giá là ngày hội nông sản quy mô lớn nhất tỉnh Bình Định, quy tụ 105 sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương và một số huyện lân cận.
Festival Huế 2024: Khai thác chuỗi các lễ hội đặc sắc kéo dài trong bốn mùa

Festival Huế 2024: Khai thác chuỗi các lễ hội đặc sắc kéo dài trong bốn mùa

Tin tức - Tào Đạt - 11 giờ trước
Chiều 9/5, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Họp báo quốc tế Giới thiệu Festival Huế 2024 và Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024.