Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Hạnh phúc của người đàn ông đi bằng hai tay

Phạm Việt Thắng - 16:58, 09/04/2021

Ông Tân cười rõ tươi, nói với chúng tôi, tôi phải đi bằng hai tay, nhưng cũng cố gắng không "thua chị kém em" trong mọi công việc. Đoạn, ông chống vững tay phải xuống đất, tay trái đang kẹp cứng một chiếc dép nhựa, giơ lên mà rằng: Không cố gắng làm sao mà nuôi các con nên người được.

Đôi chân bị liệt, ông Tân phải di chuyển bằng 2 tay
Đôi chân bị liệt, ông Tân phải di chuyển bằng 2 tay

Cho cả ngày mai

Con gái lớn đã xây dựng gia đình; cô hai, cô ba cũng đã tốt nghiệp đại học và đã có việc làm ở Thủ đô. Với ông Nguyễn Bá Tân ở xóm Hiệp Lực, xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An), niềm vui  này không gì sánh được. 

Ở vùng đất cằn cỗi này, với người lành lặn, để chu cấp cho 3 đứa con ăn học còn vô cùng vất vả, với ông Tân có thể khó như dời non lấp bể. Nhưng trong ông chưa bao giờ nhụt chí để con phải thôi học. 

Đã qua rồi cảnh hàng tháng chạy vạy để gửi tiền cho con nên cuộc sống của chúng tôi cũng đã tạm ổn. Tôi khuyên ông ấy nghỉ ngơi, làm lụng ít thôi, nhưng ông ấy có chịu nghe đâu.

Bà TừVợ ông Nguyễn Bá Tân

“Tôi què quặt không được học hành đến nơi đến chốn, tôi muốn con mình phải được bằng người ta. Vì thế mà không khó khăn trở ngại nào ngăn cản được tôi…”, ông Tân nói chắc nịch.

Ngày đứa lớn đậu đại học, ông ngồi xe lăn, vuốt từng vòng bánh xe hơn 10 km đi xuống huyện để làm thủ tục cho con nhập học. Ông nói, nhờ người ta cũng được, nhưng thứ nhất cứ sợ sai sót về hồ sơ; thứ hai, ông muốn tự tay mình làm hồ sơ cho con; như ông đã nói là, nó cứ lâng lâng hạnh phúc.

Để có tiền nuôi con ăn học, ông Tân không từ việc gì, miễn là ông có thể làm được. Từ đan lát, may vá, xay bột và cả làm hương trầm nữa. 

Bà Từ vợ ông, người mang trong mình nhiều căn bệnh, nhìn chồng đầy âu yếm: “Ông nhà tôi không ngồi yên bao giờ, hết việc này là ông lại tìm việc khác. Tội nghiệp ông ấy tàn tật, nhưng lại luôn đỡ hết công việc cho vợ con. May mà trời phú cho ông ấy đôi bàn tay rất khéo léo, làm gì người ta cũng hài lòng. Hồi còn may vá, đường kim mũi chỉ của ông ấy thì không ai chê được tẹo nào”. 

Ông Tân như thêm phần rạng rỡ: “Có rứa thì mới được bà yêu”!. Đôi vợ chồng già nhìn nhau, trìu mến. Một nỗi niềm hạnh phúc, đơn sơ mà thắm nồng đang trào dâng trong họ…

Gia đình ông Tân có thêm thu nhập từ máy xay bột
Gia đình ông Tân có thêm thu nhập từ máy xay bột

Nỗi đớn đau và niềm hạnh phúc

Năm lên 1 tuổi, cậu bé Tân bị một cơn sốt kéo dài. Bố mẹ đã ôm cậu đi khắp các bệnh viện, kể cả ra Hà Nội. Nhưng rồi ông bà cũng phải gạt nước mắt bế con về quê, với di chứng liệt hai chân. Và cách di chuyển duy nhất của cậu là bò. Kể từ đó, đôi tay đồng thời làm thay chức năng của đôi chân. 

Bạn bè cùng trang lứa tung tăng chạy nhảy, còn tôi thì phải bò đi rất khó nhọc. Tủi thân lắm.

Ông Nguyễn Bá Tân

Sau một lát trầm ngâm, ông Tân trở về với "chất" đầy mạnh mẽ vốn có. Ông bảo, không chấp nhận số phận, năm 8 tuổi, ông xin cha mẹ đi học. Trường chỉ cách nhà hơn 1km nên ông tự bò đi học, chỉ trừ những ngày trời mưa mới nhờ cha mẹ cõng. Hết lớp 7, ông không thể theo học lên cấp 3, vì trường quá xa, nên đành chấp nhận nghỉ học. 

"Cùng tuổi, các bạn đang lo ăn lo chơi, tôi đã biết học nghề đan lát để đỡ đần cho cha mẹ. Ngoài các vật dụng như thúng, mủng, dần, sàng… cho nhà dùng, mẹ tôi còn đem đi bán kiếm được ít tiền. Từ kỹ thuật đan lồng mốt, lồng hai đến khó như đan mắt cáo… tôi đều thành thạo từ năm học lớp 1", ông Tân kể.

Nghề đan lát không thể nuôi sống bản thân, thanh niên Nguyễn Bá Tân quyết tâm đi học nghề may. Nhà không có tiền nên anh phải bò đến các nhà may để học mót. Được cái ai cũng thương, cũng khâm phục nghị lực của anh nên bày dạy tỉ mỉ. 

Thương con, cha mẹ Tân xoay xở đủ đường để anh có được một chiếc máy may. Lại khó khăn nữa, chân của Tân không thể dẫm bàn đạp máy may. Đôi tay của anh nhanh chóng chai sạn vì phải xoay bánh xe máy may… Tiếng lành đồn xa, “hiệu” may của anh Tân nhanh chóng đông khách, và anh đã tự nuôi sống bản thân, không phải “ăn bám” cha mẹ nữa. 

"Thợ may ăn giẻ, thợ vẽ ăn hồ, hồi đó làm anh thợ may cũng có giá lắm, thu nhập cũng khá. Vui lắm nhưng buồn cũng lắm. Mình đã đến tuổi lập gia đình, nhưng có ma nào thèm để ý đến cái anh đi bằng hai tay như tôi", ông Tân chia sẻ.

Ông Tân không bao giờ ngơi nghỉ, hết đang lát, may vá, lại thái chuối cho gà…
Ông Tân không bao giờ ngơi nghỉ, hết đan lát, may vá, lại thái chuối cho gà…

Năm 33 tuổi, cái tuổi ở nhà quê là ế chỏng ế chơ, chàng thanh niên Nguyễn Bá Tân đã chinh phục được trái tim cô thôn nữ Lương Thị Từ. Ông Tân tâm sự: Tôi thích bà ấy từ lâu, cứ trông bà ấy đi qua nhà để nhìn. 

Nhưng cũng chỉ nhìn từ xa vậy thôi, có dám nói chi mô. Lỡ người ta không ưng, “nổ” cho mấy câu thì ê mặt lắm. Ngại chết đi được. Thật không ngờ cho ông Tân, bà đã đồng ý lấy ông làm chồng, cho dù gia đình, họ hàng hết sức can ngăn. Rồi cả những lời đàm tiếu ác miệng của thiên hạ nữa, “ai lại đi lấy anh què”… Ngay cả ngày cưới cũng có người dèm pha: “chú rể mặc quần đùi, đi bằng bốn chân”… 

“Tôi gạt ra ngoài tai. Tôi cảm phục ông ấy vì nghị lực sống, luôn luôn vươn lên, không nề hà gian khó nên tôi đồng ý lấy ông. Và, chính vì thế mà vợ chồng tôi càng yêu thương nhau hơn, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống”, bà Từ xúc động nói.

Tình yêu của ông bà đã kết trái sau một năm kết hôn, năm Nhâm Thân – 1992, cô con gái đầu lòng ra đời. Hạnh phúc ngập tràn. Bà Từ cười hiền hậu: Tin “chú rể quần đùi” đã có con nhanh chóng lan đi khắp vùng. Hồi đó người ta coi như là chuyện động trời vậy”. Rồi cô thứ hai, thứ ba lần lượt đến với ông bà.

Nghề may bắt đầu thoái trào. Những chuyến hàng may mặc sẵn, giá rẻ đã áp đảo tiếng xè xè của những chiếc máy may ở làng. Cuộc sống của ông bà lại rơi vào khó khăn. Trong cái khó ló cái khôn. Điện lưới đã về, ông lập tức sắm máy xay bột phục vụ bà con, cộng thêm cả nghề nấu rượu, nuôi lợn nên đỡ được phần nào. Ba cô con gái của ông bà càng lớn càng xinh, học hành giỏi giang. Đó là động lực để ông bà, nhất là ông Tân làm việc không ngơi nghỉ. 

Ông nói: “Tôi không có gì ngoài tình yêu dành cho các con. Với các con, vì các con, khổ sở đến mấy, vất vả đến mấy tôi cũng vượt qua. Vì đó là hạnh phúc”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào

Media - PV - 1 giờ trước
Lễ hội Gầu Tào là một trong những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Hiện nay, ở nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lao Châu, Sơn La... đồng bào Mông đã duy trì việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp đầu Xuân mới và trở thành điểm nhấn du lịch với du khách trong và ngoài nước.
Ngoại hạng Anh: Liverpool níu giữ đua vô địch sau chiến thắng trước Tottenham

Ngoại hạng Anh: Liverpool níu giữ đua vô địch sau chiến thắng trước Tottenham

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 2 giờ trước
Vòng 36 Ngoại hạng Anh, Liverpool tiếp đón Tottenham trên sân nhà Anfield. Hai đội đã cống hiến cho người hâm mộ một trận đấu kịch tính với cơn mưa bàn thắng.
Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 5 giờ trước
Cách TP.Kon Tum khoảng 60 km về hướng bắc, làng Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, Kon Tum) nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. Sâu trong khu rừng tại huyện Đăk Tô (Kon Tum) có một cây Sao cát hàng trăm năm tuổi đang được lực lượng chức năng luân phiên bảo vệ. Và câu chuyện giữ rừng của họ cũng đầy cam go, nguy hiểm.
SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

Kinh tế - Vũ Mừng - 5 giờ trước
SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Sự kiện - Bình luận - Tào Đạt - 5 giờ trước
Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Việt Nam có nguồn dược liệu dồi dào, nhiều bài thuốc gia truyền, nhiều người lựa chọn sử dụng thuốc Nam vì quan niệm những loại thuốc này lành tính. Tuy nhiên, thói quen tự dùng thuốc, dược liệu của người dân đã dẫn đến hậu quả tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”.
Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Sắc màu 54 - Minh Anh - 5 giờ trước
Ngày 4/5, UBND huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô lần thứ 2 năm 2024, tại xã Đức Hạnh.
Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 5 giờ trước
Triển khai Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức lớp truyền dạy nghề đan lát cho 20 học viên là hội viên phụ nữ, nông dân dân tộc Cơ Ho trên địa bàn xã tại Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc.
Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Tin tức - Như Tâm - 5 giờ trước
Ngày 4/5, tại Tp. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Hội đồng Dân tộc (HĐDT) của Quốc hội tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ 9 với nhiều nội dung như: thẩm tra Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, Thẩm tra Luật Phòng chống mua bán người (sửa đổi); Thẩm tra Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Thẩm tra Luật Địa chất và khoáng sản; cho ý kiến Kế hoạch, đề cương giám sát chuyên đề của HĐDT về: “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ DTTS, giai đoạn 2016 - 2023”; đồng thời, cung cấp thông tin về việc lập Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Thông tin về Nghị quyết 969 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp của HĐDT, Ủy ban của Quốc hội.
Cảnh báo mưa dông, lốc, mưa đá và gió giật mạnh khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

Cảnh báo mưa dông, lốc, mưa đá và gió giật mạnh khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

Môi trường sống - T.Hợp - 5 giờ trước
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 06/5, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 90mm.
Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Công tác Dân tộc - An Yên - 6 giờ trước
Diện mạo hạ tầng cơ sở ngày một khang trang, đời sống dân sinh đang tiếp tục chuyển biến tích cực..., chính là kết quả từ sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) trong thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 ( Chương trình MTQG 1719).