Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hạn, mặn và bài toán bảo đảm nước sinh hoạt ở đồng bằng sông Cửu Long

Tùng Nguyên - 09:25, 14/03/2024

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn sẽ xảy ra trên diện rộng ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long gay gắt hơn năm 2023. Bên cạnh chủ động, kịp thời, quyết liệt ứng phó với hạn, mặn thì cũng cần triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cho người dân.

Hạn, mặn và bài toán bảo đảm nước sinh hoạt ở đồng bằng sông Cửu Long
Cống ngăn mặn Nguyễn Tấn Thành trên sông Tiền - cống ngăn mặn có quy mô lớn thứ hai ở miền Tây, chỉ sau cống Cái Lớn-Cái Bé (tỉnh Kiên Giang) ngày 7/3, dự kiến mở lại ngày 12/4/2024.

Chủ động ứng phó hạn, mặn

Từ đầu năm đến nay, khu vực Nam bộ xay ra nhiều đợt nặng nóng kéo dài; trong đó, nhiều địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã và đang đối diện với tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn. Hạn, mặn sẽ gay gắt hơn ở địa bàn này trong thời gian tới.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, từ ngày 11 - 20/3, xâm nhập mặn ở ĐBSCL tăng dần đến giữa tuần, sau đó giảm dần. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức cao hơn độ mặn cao nhất tháng 3/2023. Dự báo trong tháng 3 mặn đạt đỉnh vào các kỳ 10 - 13/3 và 24 - 26/3 với ranh mặn 4g/l có thể vào 50 - 60km.

Trước tình hình xảy ra đợt cao điểm về xâm nhập mặn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và các địa phương khu vực ĐBSCL đang quyết liệt triển khai các biện pháp ứng phó theo Công điện số 19/CĐ-TTg ngày 8/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Trồng trọt - Bộ NN&PTNT, Cục đã phối hợp, theo dõi các dự báo sớm để đưa ra kế hoạch thích ứng. Trong đó, ở những vùng có đê bao và cống đập sẽ tiến hành đóng cống khi độ mặn vượt ngưỡng cho phép. Hiện Cục đã chính thức đóng cống ngăn mặn Nguyễn Tấn Thành - cống ngăn mặn có quy mô lớn thứ hai ở miền Tây, chỉ sau cống Cái Lớn-Cái Bé (tỉnh Kiên Giang) ngày 7/3, dự kiến mở lại ngày 12/4, để bảo vệ gần 100.000 ha và tạo nguồn cung cấp nước sinh hoạt ổn định cho gần 1,1 triệu người dân của hai tỉnh Tiền Giang và Long An.

Hạn, mặn và bài toán bảo đảm nước sinh hoạt ở đồng bằng sông Cửu Long 1
Hiện dân số ĐBSCL hơn 17 triệu người, nhưng có khoảng 5 triệu người đang thiếu nước sinh hoạt và đến 2030 con số này có thể tăng lên.

Đối với những khu vực bị ảnh hưởng hạn, mặn nghiêm trọng, Cục Trồng trọt khuyến cáo người dân chuyển đổi từ sản xuất lúa sang hoa màu và các loại cây chịu hạn, mặn. Hiện Bộ NN&PTNT khẩn trương điều chỉnh cơ chế hoạt động của các công trình thủy lợi tại ĐBSCL, từ ngăn mặn, trữ ngọt để sản xuất lúa sang điều tiết mặn - ngọt.

Đánh giá về kinh nghiệm ứng phó với xâm nhập mặn ở ĐBSCL, PGS. TS Lê Anh Tuấn - nguyên Phó Viện trưởng Biến đổi khí hậu (Trường Đại học Cần Thơ) cho rằng, chính quyền địa phương và người dân trong khu vực đã tích lũy được nhiều bài học từ thực tiễn. Để né mặn, nông dân đã xuống giống vụ lúa đông xuân từ rất sớm, nên đã kịp thu hoạch trước khi mặn xâm nhập. Ngoài ra, bà con đã biết cách rải rơm, cỏ trên ruộng để chống bốc hơi nước; giữ được độ ẩm trong đất cũng là cách giảm bớt tình hình xâm nhập mặn.

“Về lâu dài, cần khôi phục vùng trũng trữ nước tự nhiên, Ví dụ vùng Đồng Tháp Mười hay tứ giác Long Xuyên trước đây, nay người dân làm đê bao để tăng vụ, nên không còn chức năng trữ nước tự nhiên nữa”, ông Tuấn chia sẻ.

Tập trung giải quyết vấn đề cấp bách

Cùng với xâm nhập mặn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp thì nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Chỉ riêng tại Cà Mau, khô hạn gay gắt từ đầu năm 2024 đến nay đã khiến hơn 3.000 hộ dân địa phương thiếu nước sạch, nhiều vùng thiếu nước nghiêm trọng.

Thiếu nước sạch sinh hoạt vào cao điểm hạn, mặn là tình trạng cấp bách, trên diện rộng, diễn ra nhiều năm nay ở khu vực ĐBSCL. Một số liệu của Cục Thủy lợi – Bộ NN&PTNT cho thấy, xâm nhập mặn năm 2015 - 2016 và 2019 - 2020 tại khu vực này kéo dài gần 5 tháng, có khoảng 200 công trình cấp nước tập trung bị ảnh hưởng, dẫn đến gần 100.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt.

Khai thác nước ngầm khiến ĐBSCL càng ngày càng lún, có nguy cơ bị xâm nhập mặn. Vậy sau này lấy nước ngọt ở đâu là vấn đề nan giải?”.
Ông Trần Thanh Nam
Thứ Trưởng Bộ NN&PTNT

Đơn vị này cũng cảnh báo, ĐBSCL nằm ở hạ nguồn bị xâm nhập mặn, trong khi sử dụng nước ngầm là chính nên ảnh hưởng đến tương lai rất nhiều. Hiện dân số ĐBSCL hơn 17 triệu người, nhưng có khoảng 5 triệu người đang thiếu nước sinh hoạt và đến 2030 con số này có thể tăng lên.

Để bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân, từ nhiều chương trình, dự án, các tỉnh thành phố vùng ĐBSCL đã được đầu tư xây dựng hàng loạt công trình cấp nước. Bên cạnh các công trình cấp nước sinh hoạt phân tán theo các chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt cho người dân nông thôn, đồng bào DTTS của Nhà nước, toàn vùng hiện có gần 4.000 công trình cấp nước nông thôn tập trung. Trong đó, số lượng công trình hoạt động bền vững khoảng 2.450 công trình (chiếm tỷ lệ 62%).

Đây là vùng có tỷ lệ công trình hoạt động bền vững cao so ở ĐBSCL đã và đang diễn ra phức tạp, một phần nguyên nhân là do khai thác nước ngầm quá mức. Theo ước tính, mỗi năm mức độ sụt lún ở khu vực này từ 0,5cm đến 3cm, trong khi đó tỷ lệ nước biển dâng khoảng 0,3cm/năm, dẫn đến ngập nước, ô nhiễm khó kiểm soát.

Hạn, mặn và bài toán bảo đảm nước sinh hoạt ở đồng bằng sông Cửu Long 3
Theo ước tính, mỗi năm mức độ sụt lún ở ĐBSCL từ 0,5cm đến 3cm, trong khi đó tỷ lệ nước biển dâng khoảng 0,3cm/năm, dẫn đến ngập nước, ô nhiễm khó kiểm soát.

Ông Trần Thanh Nam, Thứ Trưởng Bộ NN&PTNT đã từng đặt câu hỏi: “Khai thác nước ngầm khiến ĐBSCL càng ngày càng lún, có nguy cơ bị xâm nhập mặn. Vậy sau này lấy nước ngọt ở đâu là vấn đề nan giải?”. Theo ông Nam, để giải quyết vấn đề cấp bách này, cùng với việc xây dựng một số mô hình trữ nước cộng đồng cho từng hộ gia đình, cụm dân cư có sẵn như ao, hồ,… thì vấn đề cần quan tâm hiện nay là đầu tư công nghệ xử lý nước đảm bảo đạt chuẩn. Đây là giải pháp về lâu dài để có nguồn nước phục vụ đời sống, sinh hoạt của người dân ĐBSCL.

“Các tỉnh, thành vùng ĐBSCL cần ưu tiên ngân sách địa phương kết hợp với ngân sách Trung ương và nguồn vốn ODA để đầu tư xây dựng công trình cấp nước tại vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước, khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước, khu vực bãi ngang, ven biển, biên giới, hải đảo”, ông Nam đề nghị.

Trước tình hình xảy ra đợt cao điểm về xâm nhập mặn, Công điện số 19/CĐ-TTg ngày 8/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, địa phương liên quan tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại ĐBSCL. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL, nhất là các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, phải chủ động bố trí nguồn lực của địa phương, huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ, triển khai ngay các biện pháp cần thiết phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương nhằm bảo đảm nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân, kiên quyết không để người dân bị thiếu nước sinh hoạt hoặc phải sử dụng nước sinh hoạt không bảo đảm chất lượng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 08:38, 28/04/2024
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 17:13, 27/04/2024
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Tin tức - Vũ Mừng - 16:55, 27/04/2024
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xác nhận thông tin về việc 2 cán bộ kiểm lâm đã tử nạn khi làm nhiệm vụ.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 16:45, 27/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 16:25, 27/04/2024
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.