Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hai Thủ tướng Việt Nam và New Zealand gặp gỡ báo chí, nhấn mạnh cơ hội mới cho nhiều nông sản Việt Nam

PV - 18:17, 14/11/2022

Chiều 14/11, tại Trụ sở Chính phủ, sau khi hội đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã dự Lễ ký kết văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành hai nước và gặp gỡ báo chí sau hội đàm.

Hai Thủ tướng Việt Nam và New Zealand gặp gỡ báo chí sau hội đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Hai Thủ tướng Việt Nam và New Zealand gặp gỡ báo chí sau hội đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã chứng kiến lễ ký Thỏa thuận hợp tác giáo dục giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục New Zealand; Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Giao thông vận tải Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải New Zealand về hợp tác hàng không dân dụng.

Phát biểu trước báo chí, Thủ tướng Phạm Minh Chính một lần nữa nhiệt liệt chào mừng Thủ tướng Jacinda Ardern cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ New Zealand thăm chính thức Việt Nam, tạo thêm khí thế mới, động lực mới cho quan hệ Đối tác Chiến lược giữa hai nước.

Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng hợp tác với New Zealand, một Đối tác Chiến lược quan trọng của Việt Nam ở khu vực Nam Thái Bình Dương, đồng thời cũng là một Đối tác Chiến lược của ASEAN.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn coi trọng hợp tác với New Zealand - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn coi trọng hợp tác với New Zealand - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại cuộc hội đàm rất thành công, hai bên đã rà soát toàn diện các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước và vui mừng nhận thấy quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - New Zealand đang phát triển tốt đẹp và hiệu quả; đặc biệt, thương mại hai chiều liên tục tăng.

"Chúng tôi đánh giá cao việc hai nước đã và sẽ công nhận thị trường đối với một số loại hoa quả của nhau; hoan nghênh việc ký các thỏa thuận hợp tác về giáo dục và hàng không, tổ chức tọa đàm về thúc đẩy hợp tác giáo dục giữa các trường đại học nhân dịp này", Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết.

Hai Thủ tướng cũng đã đề ra các phương hướng để đưa quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - New Zealand tiếp tục phát triển mạnh mẽ, sâu sắc hơn nữa trong thời gian tới, vì lợi ích của mỗi nước, góp phần vào hòa bình, thịnh vượng, hợp tác và phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương.

Thủ tướng Jacinda Ardern nhấn mạnh nông nghiệp là điểm mạnh trong quan hệ hai nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Jacinda Ardern nhấn mạnh nông nghiệp là điểm mạnh trong quan hệ hai nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cụ thể, hai bên đã nhất trí tăng cường trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và các cấp trên các kênh; thúc đẩy giao lưu nhân dân và hợp tác địa phương; đồng thời triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương hiện có và tiếp tục tìm các cơ chế mới để thúc đẩy hợp tác giữa hai nước. Trên tinh thần đó, hai bên nhất trí phối hợp chuẩn bị tốt cho chuyến thăm chính thức New Zealand tới đây của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc phòng - an ninh nhằm ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống đang ngày càng gia tăng tại khu vực, trong đó có an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh thông tin, tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, thiên tai, dịch bệnh… Đây là những vấn đề mang tính toàn cầu và tác động tới toàn dân, nên phải kêu gọi đoàn kết quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương để cùng giải quyết, Thủ tướng phát biểu.

Thứ ba, phấn đấu đạt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại hai chiều lên mức 2 tỷ USD vào năm 2024, tiếp tục tạo điều kiện tiếp cận thị trường hơn nữa cho các mặt hàng nông sản của nhau; phối hợp triển khai hiệu quả các hiệp định như: Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Australia - New Zealand, Hiệp định CPTPP, Hiệp định RCEP mà hai bên là thành viên; đồng thời tạo điều kiện gia tăng hơn nữa đầu tư hai chiều.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern chứng kiến lễ ký Thỏa thuận hợp tác giáo dục giữa Bộ Giao thông vận tải Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải New Zealand về hợp tác hàng không dân dụng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern chứng kiến lễ ký Thỏa thuận hợp tác giáo dục giữa Bộ Giao thông vận tải Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải New Zealand về hợp tác hàng không dân dụng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ tư, Việt Nam hoan nghênh đầu tư từ New Zealand trong các lĩnh vực Việt Nam đang có nhu cầu cao như giáo dục - đào tạo, công nghệ chế biến, chế tạo, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, xây dựng, công nghệ thông tin…, nhất là công nghệ chế biến nông sản sau thu hoạch. Việt Nam cũng đánh giá cao New Zealand tiếp tục cung cấp ODA cho Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, phát triển nông thôn và các lĩnh vực khác.

Thứ năm, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực truyền thống như giáo dục-đào tạo, lao động, nông-lâm-ngư nghiệp, giáo dục, văn hóa-thể thao-du lịch, giao thông vận tải… tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của hai nước; đồng thời xúc tiến mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực tiềm năng khác phù hợp với xu thế hiện nay như ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi số, tăng trưởng xanh, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo... "Tôi hoan nghênh Thủ tướng New Zealand thông báo tăng gấp đôi hạn ngạch công dân Việt Nam tham gia chương trình lao động kỳ nghỉ và các hoạt động lao động khác", Thủ tướng cho biết.

Thứ sáu, tiếp tục thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin và hợp tác cùng có lợi, cùng nhau ứng phó hiệu quả các thách thức chung tại khu vực. Phối hợp thúc đẩy hợp tác tại tiểu vùng Mekong, nhất là trong các lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu, nông nghiệp, ngư nghiệp thông minh, quản lý bền vững nguồn tài nguyên nước, phát triển hạ tầng chất lượng cao, chuyển đổi số…

Hai bên cũng tái khẳng định tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không tại Biển Đông; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982; tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, thực hiện nghiêm túc và đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử (COC) hiệu quả, thực chất và có lợi cho tất cả các bên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao áo đấu của đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam tặng Thủ tướng New Zealand - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao áo đấu của đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam tặng Thủ tướng New Zealand - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về phần mình, Thủ tướng New Zealand bày tỏ vinh dự được tới thăm Việt Nam để thảo luận tăng cường hợp tác với một đối tác quan trọng của New Zealand; bày tỏ cảm ơn sự đón tiếp rất nồng hậu của phía Việt Nam dành cho đoàn. Hai bên đã tái khẳng định cam kết hợp tác nhằm góp phần bảo đảm an ninh, an toàn và thịnh vượng của hai đất nước.

Bà cho biết, hai bên đã chia sẻ niềm vui về kết quả kiểm soát đại dịch tại mỗi nước; thảo luận về các biện pháp hợp tác phòng chống dịch, thúc đẩy quan hệ chính trị, ngoại giao và giao lưu nhân dân, hợp tác trên các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, ứng phó biến đổi khí hậu. Bà đánh giá quan hệ và các hoạt động giao lưu nhân dân giữa hai nước ngày càng được tăng cường.

Việc hai bên ký kết các thỏa thuận về giáo dục- đào tạo và giao thông vận tải sẽ tăng cường cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực hợp tác truyền thống này. Hai bên cũng thảo luận về một lĩnh vực hợp tác truyền thống khác là hợp tác phát triển, với các giải pháp thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Trong đó, bà Thủ tướng nhắc tới các dự án về an toàn đập, đê điều và cho biết New Zealand mong muốn tiếp tục mở rộng các dự án này tại nhiều tỉnh, thành phố để giúp Việt Nam nâng cao năng lực sẵn sàng ứng phó các thảm họa.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cùng Ban lãnh đạo VFF, ban huấn luyện và các cầu thủ nữ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cùng Ban lãnh đạo VFF, ban huấn luyện và các cầu thủ nữ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Jacinda Ardern nhấn mạnh nông nghiệp là điểm mạnh trong quan hệ hai nước. Hai bên đã có sáng kiến để thương mại hóa sản phẩm thanh long của Việt Nam và thảo luận vể tiềm năng tăng cường hoạt động thương mại với các sản phẩm khác như bí ngô, dâu tây của New Zealand và chanh, bưởi của Việt Nam. Hai bên đang hướng tới mục tiêu thương mại song phương 2 tỷ USD và bà Thủ tướng tin rằng mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được.

Hai bên cũng đã có quan hệ từ lâu trong lĩnh vực giảm phát thải và New Zealand sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp ứng phó biến đổi khí hậu, góp phần giảm phát thải trên toàn cầu.

"Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Một lần nữa, tôi xin cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu của các nhà lãnh đạo và nhân dân Việt Nam. Tôi mong muốn được trở lại thăm Việt Nam nhiều lần nữa", Thủ tướng New Zealand phát biểu./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 đặt mục tiêu đến năm 2045, các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân, cơ bản không còn hộ nghèo... Để hướng tới mục tiêu này, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và các bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai các nhiệm vụ trong Chiến lược, trên tinh thần khẩn trương nhưng cẩn trọng.
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Sức khỏe - Như Ý - 18 phút trước
Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Sắc màu 54 - Lữ Phú - 23 phút trước
Trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có một số cuốn sách cổ viết bằng chữ Thái hệ Lai Pao trên lá cây khá độc đáo. Tuy nhiên, những cuốn sách cổ này còn rất ít và số người biết đọc chữ Thái cũng không còn nhiều. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Thái là điều hết sức cần thiết.
Quan tâm đến đội ngũ Người có uy tín bằng những việc làm thiết thực

Quan tâm đến đội ngũ Người có uy tín bằng những việc làm thiết thực

Người có uy tín - Nhóm PV (T/h) - 2 giờ trước
Xác định vai trò quan trọng của đội ngũ Người có uy tín tại cơ sở, bên cạnh thực hiện đầy đủ các chính sách cho Người có uy tín theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhiều địa phương còn có những cách làm sáng tạo để kịp thời động viên, chăm lo cho đội ngũ Người có uy tín. Từ đó, tạo điều kiện tốt nhất để họ góp sức xây dựng bản làng...
Bộ GD&ĐT công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Bộ GD&ĐT công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Giáo dục - T.Hợp - 2 giờ trước
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh và điểm tiếp nhận đăng ký dự thi. Trong trường hợp cần thiết, thí sinh có thể liên lạc tới tổng đài hỗ trợ theo số máy 1800 8000, nhánh số 2.
Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - T.Hợp - 3 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống – nghề cói Kim Sơn, thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 7 giờ trước
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.
Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Giải trí - T.Hợp - 8 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3/5 đến ngày 5/5, Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6 bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng thực hiện.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Tin tức - Minh Nhật - 9 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay (2.5), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến cho đến 17 giờ ngày 10.5. Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn học sinh lớp 12 cách thức đăng ký và lưu ý để tránh sai sót.
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 10 giờ trước
Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.
Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 10 giờ trước
78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, cùng nhìn lại chặng đường để thấy được sự đồng hành của Quốc hội - với vai trò là cơ quan lập pháp và trách nhiệm với đồng bào DTTS bằng những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc.