Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hà Nội: Quyết liệt phòng, chống dịch sốt xuất huyết

PV - 14:22, 29/07/2019

Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, tính đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 87 nghìn ca mắc sốt xuất huyết (SXH), so với cùng kỳ năm 2018, số ca mắc tăng 3,1 lần (năm 2018 có 28 nghìn trường hợp). Tại Hà Nội, từ đầu năm đến nay đã có hơn 1.200 trường hợp mắc SXH và đang có xu hướng gia tăng (trong tuần từ 8/7-14/7 ghi nhận 205 trường hợp, tăng 27 trường hợp so với tuần trước đó).

Hà Nội triển khai nhiều biện pháp phòng chống SXH. Hà Nội triển khai nhiều biện pháp phòng chống SXH.

Những ngày vừa qua, do thời tiết mưa, nắng thay đổi thất thường đã tạo điều kiện thuận lợi cho vật trung gian truyền bệnh (muỗi, lăng quăng, bọ gậy…) phát triển. Tại Hà Nội, nơi mật độ dân số cao với hơn 10 triệu người, kéo theo các vấn đề về ăn ở, vệ sinh môi trường kém đã trở thành tác nhân cho dịch bệnh SXH phát triển. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới nguy cơ bùng phát dịch bệnh tại Hà Nội.

Anh Nguyễn Văn Tính (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, thời gian qua, anh và gia đình vốn chỉ tập trung vào làm ăn, nên cũng không để ý đến những vấn đề xung quanh, như: vệ sinh môi trường, các loại dịch bệnh. Khi nghe tin dịch bệnh SXH có khả năng bùng phát, anh đã rất lo lắng.

“Khu vực nhà tôi sinh sống khá ẩm thấp, do ở vùng trũng nên mỗi lần mưa xuống thường ngập lụt, để lại những vũng nước tù đọng, khiến cho muỗi sinh sôi phát triển. Từ khi được cán bộ y tế phường tuyên truyền về cách phòng chống dịch bệnh SXH, tôi đã dọn dẹp vệ sinh quanh nhà, không để các vùng nước trũng đọng lại và thực hiện đúng các biện pháp phòng, chống bệnh được tuyên truyền”, anh Tính cho biết.

Hiện nay, không ít người dân trên địa bàn TP. Hà Nội vẫn đang thờ ơ với việc phòng, chống dịch bệnh. Như tại các khu nhà trọ, công trình đang xây dựng, ý thức tự giác phòng, chống dịch bệnh SXH của người dân chưa cao dẫn tới việc tạo môi trường thuận lợi cho vật trung gian phát triển dịch bệnh.

Theo kết quả giám sát vật trung gian truyền bệnh SXH của Sở Y tế Hà Nội cho thấy, tại một số khu vực trọng điểm trên địa bàn Hà Nội như: Phường Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm); phường Trung Tự và phường Phương Liên (quận Đống Đa)… đã có sự gia tăng về chỉ số nguy cơ gây dịch bệnh thời gian gần đây. Số người bị mắc bệnh SXH ở những khu vực này thường chiếm cao so với những khu vực khác.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh SXH, Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị duy trì công tác giám sát dịch bệnh. Thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy phòng, chống SXH, chăm sóc và điều trị tích cực cho bệnh nhân mắc bệnh.

Theo ông Hoàng Đức Hạnh, ngay từ đầu năm 2019, ngành Y tế Hà Nội đã tổ chức ký cam kết phòng, chống SXH với UBND 30 quận, huyện. Chủ động giám sát bệnh nhân tại 63 bệnh viện, điều tra các ổ bọ gậy nguồn 2 lần/năm tại 10 xã, phường thuộc 10 quận, huyện trọng điểm về SXH. Giám sát trọng điểm muỗi truyền bệnh SXH hằng tháng tại một số xã, phường trọng điểm và tại khu vực có bệnh nhân.

Đến nay, toàn Thành phố đã tổ chức được hơn 850 lượt chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy phòng chống SXH. Đã có hơn 2 triệu lượt hộ gia đình được kiểm tra, tuyên truyền, hướng dẫn diệt bọ gậy; gần 4 triệu dụng cụ chứa nước trong các hộ gia đình, cơ quan, đơn vị, trường học, công trường được kiểm tra... Theo đó, đã phát hiện được hơn 190 nghìn dụng cụ chứa nước có bọ gậy.

Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội đưa ra khuyến cáo, đến thời điểm này, số mắc SXH đang có xu hướng tăng so với cùng kỳ 2018, đồng thời với nền nhiệt độ cao và mưa nhiều thì nguy cơ bệnh SXH bùng phát trong thời gian tới là rất lớn. Mỗi người dân cần chủ động và tự giác thực hiện các biện pháp phòng bệnh SXH, diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy trong gia đình mình để ngăn không cho dịch xuất hiện, bùng phát và lan rộng như những năm trước.

Để tránh biến chứng nguy hiểm do SXH gây ra, khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh phải nhanh chóng đến bệnh viện để được khám, điều trị. Gia đình có người mắc bệnh cần thông báo cho trạm y tế địa phương để có giải pháp khoanh vùng, xử lý không để bệnh lây lan trên diện rộng.

Người mắc bệnh SXH thường có biểu hiện sốt cao đột ngột 39 - 40oC, tình trạng sốt kéo dài 2-7 ngày, khó hạ sốt. Bệnh nhân sẽ đối mặt với tình trạng đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu, có thể có nổi mẩn, phát ban ngoài da. Ở thể bệnh nặng bệnh nhân sẽ bị chảy máu mũi, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn ra máu, đi cầu phân đen do bị xuất huyết nội tạng, đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng…

HOÀNG QUÝ

Tin cùng chuyên mục
Hồng sâm bản địa- Cánh cửa mới cho dược liệu quốc gia và sinh kế nơi vùng cao Lai Châu

Hồng sâm bản địa- Cánh cửa mới cho dược liệu quốc gia và sinh kế nơi vùng cao Lai Châu

Hồng Sâm Lai Châu là sản phẩm hồng sâm đầu tiên được chế biến từ sâm Việt Nam, đang mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao giá trị dược liệu nội địa, đồng thời góp phần phát triển kinh tế địa phương, tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng núi cao Lai Châu.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Khó khăn không bằng lúc mới Đổi mới, chúng ta đủ bản lĩnh để thích ứng linh hoạt

Thủ tướng: Khó khăn không bằng lúc mới Đổi mới, chúng ta đủ bản lĩnh để thích ứng linh hoạt

Chiều 7/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với các bộ, ngành, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, hiệp hội, doanh nghiệp để chủ động thích ứng với tình hình mới về thương mại quốc tế. Cùng dự có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Chủ tịch Quốc hội tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc

Chủ tịch Quốc hội tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Sáng 7/4 (theo giờ địa phương), tại Tashkent, Uzbekistan, nhân dịp tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc Lạc Tang Giang Thôn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ truy điệu đồng chí Khamtay Siphandone

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ truy điệu đồng chí Khamtay Siphandone

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Ngày 7/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Việt Nam viếng và dự Lễ truy điệu đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Bản sắc và hội nhập - PV - 8 giờ trước
Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba. Câu ca ấy bao đời nay đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người dân đất Việt. Dù ở bất cứ nơi đâu, cứ đến ngày Giỗ Tổ, con dân đất Việt trên mọi miền Tổ quốc, kiều bào ta ở nước ngoài đều hướng về Đền Hùng (Phú Thọ), một lòng thành kính tri ân công đức tổ tiên.
Lãnh đạo và Nhân dân TP. Hồ Chí Minh dâng hương, tri ân công đức của Quốc Tổ Hùng Vương

Lãnh đạo và Nhân dân TP. Hồ Chí Minh dâng hương, tri ân công đức của Quốc Tổ Hùng Vương

Tin tức - Tào Đạt - 8 giờ trước
Ngày 7/4 (nhằm mùng 10/3 âm lịch), Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2025 với chủ đề “Nhớ ơn Quốc Tổ Hùng Vương”, tại Khu tưởng niệm Vua Hùng thuộc Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc (TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh).
Bình Dương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Bình Dương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Tin tức - Duy Chí - 9 giờ trước
Thể hiện lòng hiếu kính với tổ tiên, đặc biệt là tình cảm, nỗi nhớ cội nguồn của người dân phương Nam chưa có điều kiện được về thăm “đất Tổ”, đã mang sản vật, hương, quả dâng lên bàn thờ các Vua Hùng tại Cây Đa Hồn Việt – Bình Dương.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lãnh đạo và Nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ tổ chức dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Lãnh đạo và Nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ tổ chức dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Tin tức - Tào Đạt - 9 giờ trước
Sáng 07/4/2025 (mùng 10/3 âm lịch), lãnh đạo và Nhân dân tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã dâng hương, dâng hoa để tưởng nhớ, tri ân công ơn của các Vua Hùng và những bậc tiền nhân đã đặt nền móng cho dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam mãi trường tồn, rạng danh và thịnh vượng.
Nhân dân các dân tộc huyện Đăk Hà tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Nhân dân các dân tộc huyện Đăk Hà tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 9 giờ trước
Theo thông lệ hơn 10 năm nay, mỗi dịp mùng 10 tháng 3 (Âm lịch) hằng năm, huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương với ý nghĩa hướng về cội nguồn dân tộc. Hòa cùng ngày lễ của đất nước, cán bộ, Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện cũng thể hiện được đạo lý uống nước nhớ nguồn, hun đúc thêm truyền thống yêu nước và các giá trị nhân văn tốt đẹp của dân tộc.
Giỗ Tổ Hùng Vương và khát vọng hóa rồng

Giỗ Tổ Hùng Vương và khát vọng hóa rồng

Bản sắc và hội nhập - Minh Nhật - 9 giờ trước
Từ huyền thoại con Rồng, cháu Tiên đến khát vọng vươn mình hùng cường, thịnh vượng - dân tộc Việt Nam chưa bao giờ thôi khao khát khẳng định chính mình ở tầm vóc lớn hơn.
Đắk Lắk: Gói bánh chưng, giã bánh giầy dâng lên các vị Vua Hùng

Đắk Lắk: Gói bánh chưng, giã bánh giầy dâng lên các vị Vua Hùng

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 9 giờ trước
Ngày 7/4, tại Di tích lịch sử Quốc gia Đình Lạc Giao, Tp. Buôn Ma Thuột, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2025. Đây là dịp để Nhân dân hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công ơn Tổ tiên đã khai sinh đất nước.
Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về 4 chính sách đối với cán bộ khi bỏ cấp huyện, sắp xếp lại cấp xã

Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về 4 chính sách đối với cán bộ khi bỏ cấp huyện, sắp xếp lại cấp xã

Tin tức - Minh Nhật - 10 giờ trước
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà vừa thông tin về các chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động khi tổ chức chính quyền địa phương theo 2 cấp.