Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gừng - Vị thuốc quý từ thiên nhiên

Như Ý - 10:55, 21/12/2023

Gừng còn có tên gọi khác là khương, sinh khương, can khương có vị cay, tính hơi ôn. Gừng là vị thuốc quý có tác dụng làm hết nôn, tiêu đờm, hành thủy giải độc; dùng chữa ngoại cảm, biểu chứng, bụng đầy trướng, nôn mửa…Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng gừng mời các bạn tham khảo.

Gừng là gia vị và là thuốc quý trong y học cổ truyền
Gừng là gia vị và là thuốc quý trong y học cổ truyền

Tăng huyết áp: Gừng tươi 3g, ngô thù du 30g, rượu trắng một ít. Cả hai giã nhỏ cho rượu trắng vào rồi đem sao nóng, trước khi đi ngủ đắp vào huyệt dũng tuyền ở 2 lòng bàn chân. Tác dụng thanh nhiệt hạ huyết áp.

Đau nửa đầu (thiên đầu thống): gừng tươi 60g luộc chín giã nát, đắp huyệt dũng tuyền ở lòng bàn chân. Đau đầu bên trái thì đắp chân bên phải và ngược lại. Băng chặt.

Tay chân tê thấp: Gừng tươi 30g, hành 1 nắm, xuyên khung 30g. Sắc nước, xông tay chân đau tê.

Viêm đau khớp vai: Gừng tươi 10g, hành củ 60g, xơ mướp 20g. Tất cả giã nhỏ, cho một ít rượu vào trộn đều đắp chỗ đau. Băng lại. Cách ngày thay 1 lần.

Đau bắp chân bàn chân, chân sưng, nặng nề: Gừng tươi 3 lát, thương truật 6g, hoàng bá 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trúng gió méo mồm: Nước gừng một ít, thiên nam tinh tươi vừa đủ. Hai thứ trộn đều, giã đắp. Méo mồm lệch bên trái thì đắp bên phải và ngược lại.

Trúng gió cấm khẩu: Nước gừng, trúc lịch (nước đọt tre non) hai thứ lượng bằng nhau; thiên ma 12g, khương hoạt, phòng phong, nhục quế, cam thảo, mỗi vị 6g. Tất cả cho vào ấm sắc uống ngày 2 lần vào sáng và tối.

(Tổng hợp) Gừng - Vị thuốc quý từ thiên nhiên 1

Bệnh hen suyễn nhiều đờm: Gừng tươi 3 lát, hạt tía tô (sao) 10g, hạt rau cải trắng (sao) 10g, hạt đình lịch (sao) 6g. Tất cả tán bột, uống trước khi lên cơn, mỗi lần 1 thìa cà phê (tăng hoặc giảm liều tùy bệnh lâu mau, người khỏe hay yếu).

Ho do cảm lạnh, nhiều đờm, người đau mỏi sợ lạnh: Gừng tươi 15g, hành 6 củ, củ cải 1 củ. Củ cải sạch thái miếng cho vào nồi, đổ 3 bát nước sắc còn 2 bát, cho gừng và hành đã thái vào sắc tiếp còn 1 bát. Ăn và uống khi còn nóng.

Ho lâu ngày không khỏi: Gừng tươi, trần bì, thần khúc, 3 thứ lượng bằng nhau. Các vị sấy khô tán nhỏ, trộn mật ong giã nhuyễn làm viên bằng hạt đậu xanh. Tối trước khi đi ngủ uống 30-50 viên với nước ấm.

Hen suyễn lâu, thở dốc, thở khò khè: Gừng tươi 250g, bán hạ 120g, phèn chua 60g, đường đỏ 250g. Gừng rửa sạch thái lát, bán hạ và phèn chua tán nhỏ. Cho gừng vào bát, rắc bột bán hạ, phèn chua lên, đem hấp để cho thuốc ngấm vào gừng; cứ rắc như thế từ 8-9 lần cho hết bột. Sau khi hấp chín đem gừng nghiền nhỏ rồi cho đường vào trộn đều, cho vào lọ dùng dần. Mỗi ngày uống 6g, vào sáng và tối. Trẻ em dưới 5 tuổi uống từ 0,5-1,5g.

(Tổng hợp) Gừng - Vị thuốc quý từ thiên nhiên 2

Sốt rét cách nhật: Gừng tươi 50g, đậu đỏ 100g, táo tàu 10 quả, trần bì 5g, cá chép 1 con. Làm sạch cá chép. Thuốc và cá cho vào nồi, nước vừa đủ, thêm chút muối đun chín nhừ. Ăn cá và uống nước thuốc.

Nôn khan: Nước gừng tươi, nước mía, hai thứ lượng bằng nhau, trộn đều, hâm nóng, uống.

Nấc liên tục: Gừng tươi 30g, mật ong 30g. Gừng giã vắt lấy nước cho mật ong vào trộn đều thêm ít nước ấm, uống.

Đầy bụng, tiêu hóa kém: Gừng tươi 10g, hành củ 10g, chè xanh 5g, ngô thù du 5g. Sắc 2 lần hòa chung nước, uống.

Trẻ em ho lâu ngày không khỏi: Gừng tươi 200g nấu nước tắm.

Đau bụng bị lạnh làm co rút gân: Gừng tươi 100g, rượu 1 bát nấu sôi uống nóng. Ngoài ra, giã gừng chườm nơi bụng đau.

Đau bụng, đầy bụng: Gừng tươi 40g, nước 7 bát sắc còn 2, chia uống làm 2-3 lần.

Đau dạ dày kèm nôn: Gừng tươi 100g, sa nhân 5g. Gừng rửa sạch giã nát vắt lấy nước, cho sa nhân vào, thêm nửa bát nước đem hấp 30 phút. Uống nóng. Tiêu chảy do nhiễm lạnh: gừng tươi 3 lát, lá ngải cứu 1 nắm. Hai thứ rửa sạch cho vào ấm sắc uống khi còn nóng. Ngày 1 thang.

Thiếu máu sau khi bệnh, người gầy yếu: nước gừng tươi 20ml, thịt lươn 150g, gạo tẻ 100g. Lươn làm sạch bỏ xương thái nhỏ, trộn nước gừng. Gạo tẻ vo sạch nấu cơm, khi cơm cạn nước cho thịt lươn rắc lên trên mặt, đun chín, khi ăn thêm gia vị.

Bí tiểu: Gừng tươi 1 lát, ngải cứu 3-6g. Gừng đặt dưới rốn 4-5cm, trên đặt lá ngải cứu đã hơ nóng, làm nhiều lần đi tiểu được. Hoặc dùng điếu ngải cứu đốt cháy như điếu thuốc rồi hơ nóng trên gừng.

Tiểu són: Gừng tươi 6g, lá ngải cứu 20g, hồi hương 20g, nhân bạch quả (rang vàng thơm) 12g. Tất cả giã nhuyễn đắp vào bụng dưới, sau đó dùng điếu ngải cứu 2-3 lần. Ngày đắp thuốc 1 lần.

Phù thũng do viêm thận: Gừng tươi 50g, hành củ 7 củ, cá quả 1 con khoảng 500g, bí xanh 500g, đường phèn 250g, rễ cỏ tranh 500g, táo tàu 300g, chè uống nước 200g, đường phèn 250. Các vị thuốc cho vào nồi, đổ 1,5 lít nước nấu sôi một lúc, gạn lấy nước bỏ bã, lại đun nhỏ lửa đến khi cạn còn 1 lít. Cá quả làm sạch cho vào nồi, đổ nước thuốc vào đun nhỏ lửa cho đến khi cá chín nhừ, cho hành củ và đường phèn vào. Chia ăn 3 lần trong ngày, ăn cả cái và nước.

(Tổng hợp) Gừng - Vị thuốc quý từ thiên nhiên 3

Sợ lạnh, tiểu dầm nhiều: Gừng tươi 150g, thục phụ phiến 30g, thịt chó 1.000g, tỏi hành đủ dùng. Thục phụ phiến cho vào ấm đun sôi nhỏ lửa khoảng 2 giờ. Gừng tỏi, hành, rửa sạch thái nhỏ, tất cả cho vào ấm nước thục phụ phiến nấu chín nhừ. Chia nhiều lần, ăn cả cái và nước.

Di tinh, liệt dương: Gừng tươi 5 lát, cá chạch 400g, táo tàu 6 quả (bỏ hạt). Cá chạch làm sạch bỏ ruột cho vào nồi, cho gừng táo tàu và nước, ninh nhừ. Chia 2 lần ăn trong ngày, ăn cả cái và nước. 10 ngày 1 đợt.

Đái tháo đường: gừng khô 50g, mật cá diếc 3 cái. Gừng sao tán nhỏ, cho mật cá vào trộn vê thành viên to như hạt đỗ. Ngày uống 1 lần 5-6 viên, uống với nước cơm.

Chữa nhức đầu, lạnh bụng, nôn ọe, có đờm: Gừng 10g, trích cam thảo 4g, nước 300ml, sắc còn 100ml, chia nhiều lần uống trong ngày. Thấy đỡ thì uống bớt đi.

Đi tả ra nước: Gừng sấy khô tán nhỏ, dùng nước cơm chiên thuốc. Mỗi lần uống 2-4g.

Đi lỵ ra máu: Gừng thiêu tồn tính. Ngày uống nhiều lần, mỗi lần 2-4g, chiêu bằng nước cơm hay nước cháo.

Chữa lạnh, cước chân tay vào mùa đông: Rễ lá lốt, gừng tươi đun nước ngâm chân, có thể cho thêm ít muối khi ngâm.

(Tổng hợp) Gừng - Vị thuốc quý từ thiên nhiên 4

Trị sổ mũi: Nước gừng và bột bạch chỉ trộn lẫn bôi vào huyệt thái dương.

Cảm cúm, nhức đầu, ho, thân thể đau mỏi: Gừng sống giã nhỏ, bọc vào mớ tóc rối, tẩm rượu xào nóng đánh khắp người và xát vào chỗ đau mỏi.

Chữa nôn mửa: Gừng sống nhấm từng ít một cho đến khi hết nôn.

Trị phụ nữ băng huyết: Gừng 6g, Tông bì và Ô mai đều 9g. Tất cả đốt cháy đen tán bột uống.

Hỗ trợ điều trị gout: Gừng có tác dụng chống lại bệnh gout vì chứa hai chất chống viêm, gingerols và shogaols, có tác dụng ức chế các tinh thể acid uric trong máu, giúp người bệnh gout giảm bớt cơn bùng phát.

Say tàu xe: Khi bị say tàu xe có thể ngậm kẹo gừng hoặc ngậm 1 lát gừng tươi trong miệng sẽ có hiệu quả giảm say tàu, xe…

Cảm lạnh sợ rét, người đau mỏi, không ra mồ hôi: gừng tươi 10g, kinh giới 10g, lá chè 6g, tía tô 10g, đường đỏ 30g. Tất cả cho vào ấm, đổ vừa nước. Đun sôi 15-20 phút rồi cho đường đỏ vào, hòa tan. Uống khi còn nóng, ngày 2 lần.

Hoặc: Gừng tươi 15g, hành củ 15g, trứng gà 2 quả. Cho gừng hành vào nấu đến khi sôi thì đập trứng gà vào. Ăn nóng xong nằm đắp chăn cho ra mồ hôi.

Lưu ý

Người tăng huyết áp chân không lạnh, tiêu hóa bình thường thì không nên dùng gừng.

Người âm hư có nhiệt, có thai không nên dùng.

Gừng tương kỵ với các thuốc chống đông máu, thuốc chẹn kênh canxi điều trị tăng huyết áp… vì vậy nếu bạn đang dùng các loại thuốc này thì nên tránh dùng gừng.

Ý kiến độc giả
Tin cùng chuyên mục
Cây lưỡi bò, món quà quý giá từ thiên nhiên

Cây lưỡi bò, món quà quý giá từ thiên nhiên

Cây lưỡi bò có tên gọi khác là cây chút chít, thổ đại hoàng, ngưu thiệt, dương đề… có vị chua đắng, tính lạnh. Cây lưỡi bò được biết đến như một dược liệu trong dân gian để điều trị các chứng ghẻ lở, u nhọt, viêm da…Sau đây là một số bài thuốc quý từ cây lưỡi bò mời các bạn tham khảo.
Tin nổi bật trang chủ
Đêm hội “Âm vang đại ngàn”

Đêm hội “Âm vang đại ngàn”

Media - BDT - 3 phút trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 14/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm hội “Âm vang đại ngàn”. Chùa Linh Ứng Sơn Trà. 45 năm tận tụy giữ rừng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thanh Hóa: Phát huy vai trò của tổ quần chúng tham gia bảo vệ rừng

Thanh Hóa: Phát huy vai trò của tổ quần chúng tham gia bảo vệ rừng

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 12 phút trước
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có trên 647 nghìn ha rừng, trong đó diện tích rừng tự nhiên chiếm hơn 393 nghìn ha. Để làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân các thôn, bản tham gia các tổ, đội quần chúng quản lý, bảo vệ rừng, nhờ đó đã kịp thời ngăn chặn tình trạng xâm lấn rừng, khai thác, vận chuyển gỗ trái phép và làm tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại các địa phương.
Những bữa ăn đong đầy hạnh phúc, yêu thương

Những bữa ăn đong đầy hạnh phúc, yêu thương

Xã hội - Vũ Mừng - 17 phút trước
Thời gian qua, Đồn Biên phòng Thàng Tín (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang) đã phối hợp với các trường mầm non trên địa bàn 03 xã biên giới Thèn Chu Phìn, Thàng Tín, Pố Lồ tổ chức Chương trình: "Bữa cơm cho em" tại một số điểm trường. Không chỉ tạo ra mối gắn kết sâu sắc giữa quân dân ở khu vực biên giới, những hoạt động ý nghĩa này còn khắc sâu hơn hình ảnh đẹp về người chiến sĩ biên phòng trong lòng người dân.
Cảnh báo những mối nguy hại khó lường khi dùng phải sữa giả

Cảnh báo những mối nguy hại khó lường khi dùng phải sữa giả

Sức khỏe - Minh Nhật - 39 phút trước
Việc sử dụng sữa giả, không đạt chuẩn chất lượng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ nhỏ, như có thể gây chậm phát triển nhận thức, giảm khả năng học hỏi, tư duy; đặc biệt là nguy cơ nhiễm độc nếu sữa giả có chứa kim loại nặng, chất tạo màu, hoặc chất bảo quản vượt mức cho phép.
Ninh Thuận: Đến 30/6 hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ninh Thuận: Đến 30/6 hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Tỉnh Ninh Thuận đang nỗ lực triển khai kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát, với mục tiêu đến 30/6 sẽ hoàn thành. Sau khi hoàn thành, sẽ có hàng trăm hộ đồng bào DTTS được ở trong những ngôi nhà mới, kiên cố.
Thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng trong vùng đồng bào DTTS

Thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng trong vùng đồng bào DTTS

Kon Tum là vùng đất nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, nơi có ngã ba Đông Dương tiếp giáp với nước bạn Lào và Campuchia; có hệ sinh thái vô cùng phong phú, cảnh quan thiên nhiên đặc sắc và 43 dân tộc anh em cùng sinh sống. Từ những lợi thế đó, những năm qua, tỉnh Kon Tum đã tập trung hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển loại hình du lịch cộng đồng và mang lại những kết quả khá ấn tượng.
Lãnh đạo tỉnh Cà Mau thăm, tặng quà và chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Lãnh đạo tỉnh Cà Mau thăm, tặng quà và chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Chính sách Dân tộc - Tào Đạt - Như Tâm - 2 giờ trước
Ngày 14/4, ngày đầu tiên của Tết Chôl Chnăm Thmây, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều đoàn đến thăm, tặng quà và chúc mừng các chùa Khmer, Salatel và Người có uy tín là đồng bào dân tộc Khmer.
Thủ tướng: Chuẩn bị sẵn sàng để vận hành bộ máy mới của chính quyền địa phương 2 cấp từ 1/7

Thủ tướng: Chuẩn bị sẵn sàng để vận hành bộ máy mới của chính quyền địa phương 2 cấp từ 1/7

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Chiều 14/4, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã chủ trì Phiên họp của Ban Chỉ đạo.
Sẽ lập

Sẽ lập "Mạng lưới Đại học Việt Nam - Trung Quốc"

Tin tức - Minh Nhật - 2 giờ trước
Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) đã ký kết Biên bản ghi nhớ về việc sáng lập “Mạng lưới Đại học Việt Nam - Trung Quốc”, nhân chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.
Bộ Y tế đề xuất nâng mức hỗ trợ đối với cô đỡ thôn bản

Bộ Y tế đề xuất nâng mức hỗ trợ đối với cô đỡ thôn bản

Chính sách Dân tộc - Minh Anh - 2 giờ trước
Bộ Y tế đề xuất nâng mức hỗ trợ hằng tháng đối với nhân viên y tế thôn, tổ dân phố và cô đỡ thôn bản bằng 0,7 và 0,5 so với mức lương cơ sở thay cho mức đang hưởng 0,5 và 0,3 hiện nay.
Đồng bào Khmer Nam Bộ đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Đồng bào Khmer Nam Bộ đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Dân tộc - Tôn giáo - Thanh Phong - Minh Triết - 2 giờ trước
Những ngày này về Tây Nam Bộ sẽ cảm nhận bầu không khí đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây rộn ràng khắp các phum, sóc, các ngôi chùa và đến từng hộ gia đình. Ngoài các hoạt động tại chùa theo phong tục truyền thống, đồng bào Khmer còn được các cơ quan, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương tổ chức nhiều đoàn thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết cổ truyền. Đặc biệt, chính quyền địa phương còn phối hợp với các chùa Khmer tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ chào mừng Tết Chôl Chnăm Thmây, tạo không khí đoàn kết, chung tay xây dựng, phát triển quê hương.