Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang địa phương

Góp phần kiến tạo cho sự phát triển ở vùng đất khó Ba Chẽ

Mỹ Dung - 19:13, 14/02/2025

Từng là huyện miền núi nghèo nhất của tỉnh Quảng Ninh, Ba Chẽ nay đã “thay da đổi thịt”, phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh những chính sách hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, của tỉnh còn là sự bứt phá từ nội lực của mỗi người dân nơi đây, đặc biệt là các thanh niên trẻ. Bằng chính sức lao động và tư duy đổi mới, họ đã nỗ lực vươn lên trong phát triển kinh tế, góp phần kiến tạo cho sự phát triển của quê hương mình.

Anh Đàm Văn Triệu hướng dẫn người dân đến tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh khi chăn nuôi gà
Anh Đàm Văn Triệu hướng dẫn người dân đến tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh khi nuôi gà

Trên thực tế, nhiều thanh niên trẻ nơi đây đã mạnh dạn tiên phong khởi nghiệp trên chính quê hương. Dưới tán 4.000 cây trà hoa vàng, chàng thanh niên dân tộc Sán Chỉ Đàm Văn Triệu (xã Thanh Sơn) đã quyết định phát triển thêm chăn nuôi thả đàn gà tự nhiên trên đồi. Mỗi năm, gia đình anh duy trì chăn nuôi 3 lứa với 1.000 con, đem lại thu nhập 100-200 triệu đồng/năm.

Việc nuôi gà dưới tán trà hoa vàng rất hiệu quả, bởi cây làm bóng mát cho gà, gà nhặt cỏ, bắt sâu cho cây, thải phân bón cho cây sinh trưởng tốt hơn. "Thời gian tới, tôi sẽ nghiên cứu từng bước triển khai mô hình du lịch sinh thái với trải nghiệm tham quan vườn trà, thưởng thức gà thả đồi và các món ăn đặc trưng của địa phương cho du khách”, anh Triệu chia sẻ thêm.

Dám nghĩ, dám làm, anh Triệu A Nhì (1997) người Dao, thôn Nà Bắp, xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ đã quyết tâm gây dựng mô hình nuôi gà, dê kết hợp trồng cây giống. Với diện tích gần 2.000m2 đất của gia đình, anh quyết tâm nghiên cứu các tài liệu về kỹ thuật nuôi gà, rồi học hỏi qua các chuyến đi thực tế đến các trang trại chăn nuôi lớn, từ đó áp dụng vào đàn gà nhà mình, đồng thời mạnh dạn tạo dựng mô hình kinh tế mới phù hợp với đặc thù địa phương…

Từ một trang trại quy mô nhỏ, đến nay gia đình anh nuôi hơn 1.200 con gà thương phẩm, mỗi năm anh xuất chuồng 3 lứa, thu nhập gần 400 triệu đồng. Ngoài ra, anh còn kết hợp nuôi dê và trồng gần 3ha các loại cây giống keo, quế, trà hoa vàng, sâm cau... mang lại nguồn thu nhập gần 200 triệu đồng mỗi năm.

“Tôi cũng như nhiều thanh niên người Dao ở quê hương giờ muốn tự mình làm chủ cuộc sống chứ không muốn phụ thuộc vào thiên nhiên, vào sự hỗ trợ của chính quyền nữa. Mảnh đất của mình rất thích hợp để phát triển trồng cây rừng và chăn nuôi, chẳng tội gì không tận dụng tiềm năng, lợi thế ấy”, anh Nhì chia sẻ.

Không chỉ là những tấm gương khởi nghiệp thành công ngay tại quê hương, anh Triệu A Nhì còn tích cực giúp bà con thôn, bản, đặc biệt là thanh niên trẻ phát triển kinh tế: hướng dẫn áp dụng công nghệ trong chăn nuôi, hỗ trợ con giống … Mô hình chăn nuôi gà, dê kết hợp trồng cây giống của anh Nhì ngày càng được nhiều thanh niên và người dân ở các địa phương khác đến học hỏi kinh nghiệm.

Mô hình nuôi gà trang trại của anh Triệu A Nhì đang được nhiều hộ thanh niên học hỏi làm theo
Mô hình nuôi gà trang trại của anh Triệu A Nhì đang được nhiều hộ thanh niên học hỏi làm theo

Khoảng 5 năm trở lại đây, trên địa bàn huyện Ba Chẽ phát triển trên 30 mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ, đa phần đạt hiệu quả cao, như: Trồng cây ăn quả, cây dược liệu; nuôi bò, gà,...Các mô hình không chỉ giúp thanh niên trong huyện vươn lên làm giàu, mà còn tạo sức lan tỏa lớn trong tuổi trẻ thi đua khởi nghiệp, lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương.

Theo Huyện đoàn Ba Chẽ, hiện các mô hình kinh tế của thanh niên phát triển ở 7/7 xã, thị trấn của huyện, thu hút đông đảo thanh niên tham gia. Huyện đoàn sẽ tiếp tục rà soát, thống kê các mô hình khởi nghiệp do thanh niên đăng ký để hỗ trợ, tạo điều kiện cho thanh niên có động lực vươn lên phát triển kinh tế, thoát nghèo, làm giàu cho gia đình và địa phương. 

Cùng với đó, để nâng cao đời sống nông dân, góp phần giảm thiểu hộ nghèo, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Ba Chẽ đã tuyên truyền, vận động, khích lệ, động viên vận động hội viên nông dân tham gia thực hiện các mô hình, dự án thuộc lĩnh vực sản xuất, phát triển kinh tế; phối hợp Ngân hàng Chính sách - Xã hội huyện tạo điều kiện cho hàng nghìn hộ nông dân vay tiền đầu tư vào sản xuất, phát triển kinh tế... 

Tính đến nay, đã có 1.338 hộ nông dân đăng ký thi đua Hội Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi các cấp; duy trì hoạt động Câu lạc bộ "Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi huyện Ba Chẽ" cùng hợp tác, hỗ trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm.

Cây dược liệu sẽ trở thành một nghề có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của huyện Ba Chẽ
Cây dược liệu sẽ trở thành một nghề có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của huyện Ba Chẽ

Và cứ thế, với sự nỗ lực của cả chính quyền và người dân, cuộc sống của đồng bào các dân tộc ở huyện miền núi Ba Chẽ đã dần thay đổi rõ rệt, cái khó khăn, đói nghèo dần rời xa, nhường chỗ cho sự no ấm. Đến cuối năm 2024, thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 80 triệu đồng/người/năm. Toàn huyện không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo còn 1%.

Ý kiến độc giả
Tin nổi bật trang chủ
Đà Nẵng thả chim bồ câu hoà bình đón

Đà Nẵng thả chim bồ câu hoà bình đón "Đoàn tàu thống nhất" dịp lễ 30/4

Du lịch - PV - 2 giờ trước
Trong dịp 30/4 và 1/5, Đà Nẵng tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện hấp dẫn để phục vụ người dân và du khách.
Những “bông hồng thép” và nhiệm vụ đặc biệt A50

Những “bông hồng thép” và nhiệm vụ đặc biệt A50

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Tháng Tư, nắng phương Nam như rực lửa, nhưng những nữ chiến sĩ - được xem như những “bông hồng thép” của Học viện Lục quân - hợp thành Khối nữ Chiến sĩ Biệt động vẫn kiên trì, bền bỉ rèn luyện với tinh thần không ngại khó, không ngại khổ, sẵn sàng chuẩn bị tốt nhất cho ngày lễ trọng đại của dân tộc: Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Nâng cao chất lượng thảo luận kỳ họp Quốc hội, tăng cường tương tác với cử tri

Nâng cao chất lượng thảo luận kỳ họp Quốc hội, tăng cường tương tác với cử tri

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, việc sửa đổi nội quy kỳ họp Quốc hội lần này cần chú trọng nâng cao chất lượng thảo luận, quy định cụ thể thời gian phát biểu để tránh lan man, bảo đảm mỗi ý kiến đều tập trung vào trọng tâm vấn đề. Đặc biệt, đại biểu Quốc hội cần tăng cường tương tác với cử tri thường xuyên hơn, không chỉ thông qua các cuộc tiếp xúc trước và sau kỳ họp như hiện nay.
Thủ tướng chỉ đạo triển khai quyết liệt các giải pháp bảo đảm cung ứng điện

Thủ tướng chỉ đạo triển khai quyết liệt các giải pháp bảo đảm cung ứng điện

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 49/CĐ-TTg ngày 23/4/2025 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025 và thời gian tới.
Vì sao tình trạng cháy rừng khắp nơi ngày càng phức tạp và nghiêm trọng? Cảnh báo từ cơ quan chức năng

Vì sao tình trạng cháy rừng khắp nơi ngày càng phức tạp và nghiêm trọng? Cảnh báo từ cơ quan chức năng

Môi trường sống - Minh Nhật - 7 giờ trước
Đánh giá của Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm cho thấy, trong 13 năm qua, chưa khi nào diễn biến các vụ cháy rừng ở các tỉnh phía Bắc lại phức tạp và nghiêm trọng như thời điểm hiện nay.
Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Tạo động lực phát triển bền vững từ nền tảng bản sắc văn hóa - Bài 4

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Tạo động lực phát triển bền vững từ nền tảng bản sắc văn hóa - Bài 4

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 8 giờ trước
Một trong những dấu ấn nổi bật của Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi chính là cách tiếp cận không tách rời phát triển kinh tế với gìn giữ bản sắc văn hóa. Trong đó, các yếu tố như nghi lễ và lễ hội truyền thống, trang phục… vốn là linh hồn của cộng đồng, đang từng bước được phục hồi và bảo tồn một cách có hệ thống, bài bản và hiệu quả.
Làng nghề tre trúc Xuân Lai

Làng nghề tre trúc Xuân Lai

Media - BDT - 8 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 22/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn văn hóa cồng chiêng ở Cư Pơng. Làng nghề tre trúc Xuân Lai. Trò chơi, trò diễn dân gian - Nguồn tài nguyên cho du lịch. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ngôi Chùa linh thiêng Giữa lòng Tây Đô

Ngôi Chùa linh thiêng Giữa lòng Tây Đô

Media - BDT - 8 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 23/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày hội Ẩm thực và Triển lãm ảnh Văn hóa - Du lịch Gia Lai . Ngôi Chùa linh thiêng Giữa lòng Tây Đô. Bà Thanh giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gia Lai: Truyền dạy kỹ thuật chế biến rượu ghè truyền thống của người Gia Rai

Gia Lai: Truyền dạy kỹ thuật chế biến rượu ghè truyền thống của người Gia Rai

Tin tức - Ngọc Thu - 8 giờ trước
Trong 2 ngày 22 - 23/4, tại xã Ia Trok, huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai), Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San phối hợp Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Ia Pa tổ chức Lớp bồi dưỡng, tập huấn “Truyền dạy kỹ thuật chế biến rượu ghè truyền thống của người Gia Rai”.
Tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Photo - Tào Đạt - CTV - 8 giờ trước
Tối 22/4, tại trục đường Lê Duẩn (Quận 1, TP. Hồ Chí Minh), Tiểu ban diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) tổ chức tổng hợp luyện lần cuối trước khi sơ duyệt và tổng duyệt cấp Nhà nước của các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm.