Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giữ cho tiếng cồng chiêng ngân vang nơi núi Tản sông Đà

Chí Tín - Vũ Mừng - 07:05, 12/11/2023

Cồng chiêng theo các phường sắc bùa mang may mắn đến tận cửa mỗi nhà trong những ngày đón năm mới; cồng chiêng thúc giục những bước chân đi trảy hội, ngày mùa xuống đồng, gọi nhà nhà tới chia vui cơm mới, xua tan những điềm dữ trong cuộc sống; cồng chiêng gửi gắm ước nguyện ấm no ... Có lẽ vậy, mà mỗi người dân bản Mường ở Ba Trại luôn trân quý, giữ gìn để tiếng cồng, tiếng chiêng luôn ngân vang nơi bản làng

Xã Ba Trại đã thành lập 03 Câu lạc bộ văn hóa văn nghệ cồng chiêng với sự tham gia của gần 90 thành viên, trong đó phần lớn là hội viên Hội LHPN xã Ba Trại.
Xã Ba Trại đã thành lập 03 Câu lạc bộ văn hóa văn nghệ cồng chiêng với sự tham gia của gần 90 thành viên, trong đó phần lớn là hội viên Hội LHPN xã Ba Trại.

Cồng chiêng- tiếng lòng của người Mường 

Xã Ba Trại là một trong 7 xã miền núi nằm ở phía Tây huyện Ba Vì, TP.Hà Nội. Ba Trại có  khoảng 3.722 hộ, với 15 nghìn nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc Mường chiếm 48%.

Ông Nguyễn Huy Hùng, Phó Bí thư Đảng ủy xã Ba Trại chia sẻ, theo dòng lịch sử thì đồng bào dân tộc Mường sinh cơ, lập nghiệp trên đất Ba Vì từ hàng trăm năm nay. Dân tộc Mường có  bản sắc văn hóa rất phong phú, do vậy, sự hiện diện của họ, đã góp phần làm cho đời sống văn hóa của Ba Trại thêm sinh động, nhiều màu sắc.

 Đáng quý là, Ba Trại không phải là địa bàn vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc Mường sống hòa nhập cùng với dân tộc Kinh, nhưng bà con vẫn giữ gìn được những bản sắc  văn hóa truyền thống đặc sắc, từ phong tục, tập quán, trang phục, âm nhạc, kiến trúc, ẩm thực. Trong đó, cồng chiêng là nhạc cụ, được hình thành và khẳng định trong quá trình lao động, sáng tạo nghệ thuật rồi được tiếp nối qua nhiều thế hệ. 

Người Mường đã thổi hồn cho cồng chiêng với việc sáng tác ra những điệu nhạc mang đậm nét văn hóa của dân tộc mình, do vậy cồng chiêng trở thành sản phẩm văn hóa sở hữu chung của cả một cộng đồng, có mặt trong hầu hết các sinh hoạt văn hóa của người Mường. 

Người dân thôn 4 xã Ba Trại giới thiệu với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về bộ cồng chiêng được bảo tồn tại địa phương.
Người dân thôn 4 xã Ba Trại giới thiệu với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về bộ cồng chiêng được bảo tồn tại địa phương.

Cụ Đinh Công Yên, năm nay đã 80 tuổi, là một trong những bậc cao niên đã góp công rất lớn trong việc bảo tồn cồng chiêng của dân tộc Mường tại xã Ba Trại chia sẻ: “Với người Mường, cồng chiêng chính là điểm tựa tinh thần, là nhịp sống, là tiếng lòng giúp người Mường giao hòa với thiên nhiên. Bao đời nay, chúng tôi đã sáng tạo, lưu truyền hết thế hệ này sang thế hệ khác. Sức sống của văn hóa cồng chiêng là sức sống của cộng đồng, tồn tại với cộng đồng và không tách khỏi đời sống sinh hoạt của cộng đồng”.

Theo lời cụ Yên, ở Ba Trại, vào những ngày đầu năm mới, cồng chiêng theo các phường sắc bùa hay còn gọi xéc pùa (theo tiếng Mường nghĩa là sách cồng chiêng)  mang may mắn đến tận cửa mỗi nhà; cồng chiêng chúc phúc cho những đôi uyên ương trong ngày cưới; cồng chiêng thành khẩn tiễn biệt những linh hồn từ xứ Mường người về xứ Mường ma; cồng chiêng thúc giục những bước chân đi trảy hội, ngày mùa xuống đồng, gọi nhà nhà tới chia vui cơm mới, xua tan những điềm dữ trong cuộc sống và mang về những ước nguyện ấm no... Những thanh âm ấy đã chiếm lĩnh cả không gian và thời gian, trải suốt cuộc đời mỗi người dân Mường tại các bản, làng.

Nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng của người Mường ở xã Ba Trại, chú trọng cách luyến láy, có âm hưởng bản sắc độc đáo mang tính biểu cảm, sự chuẩn xác, giúp người nghe cảm nhận được nội dung trong từng giai điệu cồng chiêng. 

Để tiếng cồng chiêng vang mãi

Đối với người Mường nói chung, và đồng bào Mường ở Ba Trại nói riêng, di sản văn hóa cồng chiêng là một di sản văn hóa rất đặc biệt, vì vậy việc bảo vệ và phát huy là điều vô cùng ý nghĩa, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc.

Chỉ tính riêng từ năm 2015 đến nay, thực hiện Đề án “Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số” giai đoạn 2015 – 2020 và cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Hà Nội giai đoạn 2018 – 2021, Hội LHPN xã Ba Trại đã tích cực triển khai thực hiện cuộc vận động tuyên truyền giữ gìn truyền thống tốt đẹp, để văn hóa cồng chiêng ngày càng lan tỏa trong đời sống.

Cụ Đinh Công Yên và bà Bạch Tố Uyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Ba Trại chia sẻ về các âm điệu trong bộ cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường.
Cụ Đinh Công Yên và bà Bạch Tố Uyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Ba Trại chia sẻ về các âm điệu trong bộ cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường.

Thành quả của những nỗ lực bảo tồn đó, đã góp phần giúp cộng đồng người Mường tại xã Ba Trại duy trì lưu giữ 05 bộ cồng chiêng. Để phát huy giá trị của văn hóa cồng chiêng trong đời sống, xã Ba Trại đã chỉ đạo và thành lập 03 Câu lạc bộ văn hóa văn nghệ cồng chiêng, với sự tham gia của gần 90 thành viên, trong đó phần lớn là hội viên Hội LHPN xã Ba Trại. 

Các bậc nghệ nhân của địa phương cũng tích cực truyền dạy lại những tiết tấu, âm hưởng của tiếng chiêng gồm chiêng đôi, chiêng chót và chiêng đối, khơi lại lời hát ví, hát đối, các bài hát, điệu múa mang đậm bản sắc của dân tộc Mường. Nhiều năm trở lại đây, vươn ra khỏi đời sống gia đình, cồng chiêng xã Ba Trại đã đến gần hơn với công chúng, thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật do địa phương tổ chức.

Dù vậy, văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường tại xã Ba Trại cũng vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc bảo tồn. Bà Bạch Tố Uyên, Chủ tịch Hội LHPN xã Ba Trại cho biết, Nguyên nhân do địa bàn sinh sống xen kẽ giữa người Kinh và người Mường, sự giao thoa về ngôn ngữ tiếng nói ở các lớp thế trẻ không thường xuyên sử dụng, cũng dần bị mai một.

Để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của đồng bào Mường ở Ba Trại, ngoài sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương; cũng như sự chung tay của các tổ chức đoàn thể trong việc tuyên truyền, quảng bá, nâng cao nhận thức về các giá trị di sản văn hóa cho cộng đồng cư dân, thì chính chủ thể của văn hóa cồng chiêng cũng cần nỗ lực hơn nữa để giữ gìn, trao truyền di sản văn hóa đặc sắc này cho lớp kế cận. 

Cồng chiêng của người Mường có cấu tạo núm ở giữa và được đánh bằng dùi. Cách chơi cũng khác, cồng của người Mường có quai xách, khi chơi mỗi người xách một cồng, người tham gia đánh cồng chủ yếu là phụ nữ, mặc trang phục truyền thống gồm áo pắn, váy đen, bên trên thân váy còn có cạp váy là điểm nổi bật nhất trong bộ trang phục phụ nữ Mường, có họa tiết hoa văn độc đáo nhiều màu sắc sặc sỡ đan xen, đầu đội khăn trắng, cổ đeo vòng bạc, thắt lưng màu xanh lơ hoặc xanh dương có bộ sà tích bạc kèm theo....

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lung linh “phố núi” A Nôr

Lung linh “phố núi” A Nôr

Chiều buông xuống, cũng là lúc ánh đèn của những biển hiệu homestay, farmstay ở A Nôr bật lên rực rỡ. Điểm du lịch sinh thái A Nôr do đồng bào Bru Vân Kiều xây dựng và vận hành giờ đây được trang hoàng lung linh như một khu phố nhỏ trên miền núi rừng hoang sơ.
Tin nổi bật trang chủ
Hà Giang: Tràn lan hạt giống và thuốc bảo vệ không rõ nguồn gốc tại chợ phiên vùng cao

Hà Giang: Tràn lan hạt giống và thuốc bảo vệ không rõ nguồn gốc tại chợ phiên vùng cao

Tin tức - Vũ Mừng - 21:40, 13/05/2024
Tại các chợ phiên ở hai huyện Mèo Vạc và Đồng Văn tỉnh Hà Giang, việc bán hạt giống, thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc diễn ra công khai khiến nhiều người không khỏi giật mình.
Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Tin tức - Khánh Ngân - 21:36, 13/05/2024
Chiều 13/5, đại diện UBND xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) cho biết, hiện cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh nguyên nhân tử vong của 1 người đàn ông trên địa bàn, nghi do vật liệu nổ tồn đọng sau chiến tranh phát nổ.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Tin tức - Trinh An -Thanh Huyền - 21:34, 13/05/2024
Ngày 13/5, đồng chí Hầu A Lềnh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc đã tìm hiểu thực tế việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc tại TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Tham gia Đoàn công tác của Bộ trưởng, Chủ nhiệm có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo Ban Dân tộc, Thành ủy, UBND TP. Thái Nguyên.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Media - BDT - 20:00, 13/05/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xem xét các nội dung, điều kiện đảm bảo cho kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Xem xét các nội dung, điều kiện đảm bảo cho kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Thời sự - PV - 18:48, 13/05/2024
Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc sáng nay (13/5). Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tập trung rà soát, xem xét các nội dung còn lại trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 và các điều kiện đảm bảo cho kỳ họp.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 18:41, 13/05/2024
Cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Kon Tum có rất nhiều nghề thủ công truyền thống độc đáo, gắn liền với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ, sinh hoạt đời sống cộng đồng, mang đậm nét văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập và phát triển, cũng có không ít nghề truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Trước thực tế này, cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, nhiều nghệ nhân ở các bản làng, bằng nhiều cách đã quyết tâm gìn giữ và truyền lửa đam mê cho thế hệ trẻ mai sau.
Hà Giang: Phát lộ số tiền sai phạm sau thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Hà Giang: Phát lộ số tiền sai phạm sau thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Pháp luật - Vũ Mừng - 18:38, 13/05/2024
Thanh tra tỉnh Hà Giang đã ban hành Kết luận thanh tra số 02/KL-TTr ngày 18/3/2024 về việc chấp hành quy định của pháp luật trong tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB &XH) và các đơn vị trực thuộc. Qua thanh tra phát hiện sai phạm hơn 370 triệu đồng.
Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Kinh tế - PV - 18:37, 13/05/2024
Mạng lưới sạc được quy hoạch 150.000 cổng, hệ thống xưởng dịch vụ, showroom và nhà phân phối phủ khắp 63 tỉnh, thành mang tới sự thuận tiện tối đa cho người dùng xe điện…, là một trong những lý do khiến số lượng người “đếm ngược” đến ngày VinFast VF 3 mở cọc sớm tăng liên tục những ngày qua.
Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ

Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ

Gương sáng - Vàng Ni - 18:26, 13/05/2024
Sinh ra ở huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An, trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mẹ vướng vòng lao lý, bố làm thuê, nhưng Ốc Thị Quỳnh Anh không ngừng nỗ lực, vượt qua khó khăn, mặc cảm vươn lên giành được học bổng trị giá 1 tỷ đồng của trường Đại học Anh Quốc...
Cao Bằng: Triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS” trên địa bàn tỉnh

Cao Bằng: Triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS” trên địa bàn tỉnh

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 18:21, 13/05/2024
UBND tỉnh Cao Bằng vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh nhằm động viên, khích lệ đồng bào DTTS tích cực tham gia vào các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tại địa phương trong giai đoạn hiện nay.