Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Gió qua miền Phước Tích

Tiêu Dao - 21:03, 01/06/2023

Những đôi bàn tay vơi màu bùn đất, lò nung cũng mất dần đi, danh tiếng một thuở của tiền nhân với nghiệp gây dựng gần 500 năm cứ thế nhạt dần. Người làng gốm Phước Tích chênh chao nhớ mỗi khi gió thổi ngang qua miền Cố đô.

Gió qua miền Phước Tích
Những nghệ nhân làm gốm Phước Tích. (Trong ảnh: Bà Tám và bà Bê bên bàn xoay làm gốm)

Chênh chao gốm cổ

Giữa bến nước cùng những dòng sông, thấp thoáng những ngôi nhà vườn cổ kính, ở đó có một nghề truyền thống hàng trăm năm tuổi… nhưng đang đứng trước nguy cơ mai một. Thi thoảng trong không gian vắng lặng vọng lên một cung đàn xưa khiến những người lữ khách từng đến nơi này chênh chao nỗi nhớ. Một nỗi nhớ về làng nghề từng vang danh khắp xứ, ấy là nghề làm gốm làng Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Vẫy đứa bé lại xem làm gốm khi đang cùng gia đình đi tham quan làng, bà Tám, bà Bê cười bỏm bẻm bên bàn xoay cùng sản phẩm gốm đang dần hình thành dưới bàn tay điệu nghệ. Bằng giọng xứ Huế, bà Nguyễn Thị Bê (73 tuổi), làng Phước Tích chậm rãi kể, làng gốm này có lịch sử hơn 500 năm.Thế kỷ XVII - XVIII là giai đoạn phát triển thịnh vượng nhất của làng nghề gốm Phước Tích khi có hơn chục lò gốm và 12 bến nước quanh làng.

 “Xứ ni thủơ trước có những lò gốm không bao giờ tắt lửa, trên bến dưới thuyền người bán người mua nườm nượp. Ở Xóm Giữa có những ngôi nhà rường được trang trí cầu kỳ, tỉ mỉ, niên đại hơn 300 năm, đó là dấu hiệu thời kỳ hưng thịnh của làng gốm Phước Tích!”, bà Bê kể.

Khách du lịch nhí trải nghiệm công đoạn làm gốm cùng nghệ nhân
Khách du lịch nhí trải nghiệm công đoạn làm gốm cùng nghệ nhân

Cạnh bà Bê, bà Tám tay cần mẫn nặn đất với chiếc bàn xoay, bà kể, ngày trước làm gốm được xem là nghề chính của làng. Cứ 5 - 7 nhà họp lại với nhau mở 1 lò nung. Cả làng có khoảng mười mấy lò nung đặt dọc quanh nhánh sông Ô Lâu bao quanh làng. Sản phẩm làm ra gồm lu, chậu, om ngự… được tiêu thụ khắp nơi trong và ngoài tỉnh. Những vật dụng đất nung từ các lò gốm Phước Tích đã trở thành mặt hàng được các lái buôn theo đường sông đưa đến khắp cả nước. 

Điều đặc biệt, là gốm Phước Tích xưa kia đã vượt qua nhiều sản phẩm gốm nổi tiếng khắp các vùng trong nước, trở thành lựa chọn duy nhất trong hoàng cung vua chúa. Hoa văn trên những sản phẩm của Phước Tích được chạm trổ tinh tế và rất đặc trưng, không lẫn với bất kỳ sản phẩm nào. Nhiều vật dụng trong hoàng cung triều Nguyễn hiện còn được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế có gốc gác từ làng gốm Phước Tích.

Làng cổ Phước Tích xưa kia là làng gốm nức tiếng với 12 cửa lò, 12 bến nước. (ảnh tư liệu)
Làng cổ Phước Tích xưa kia là làng gốm nức tiếng với 12 cửa lò, 12 bến nước. (Ảnh tư liệu)

Bên bến sông Ô Lâu, trong không gian thanh bình của ngôi nhà rường đã hơn trăm năm tuổi, ông Lê Trọng Diễn (76 tuổi) đảo mắt ngắm nhìn những bình gốm trong bộ sưu tập gốm cổ có tuổi đời hơn 100 năm, đều là gốm Phước Tích của mình. Ông Diễn dùng chính ngôi nhà rường của mình để làm thành một bảo tàng gốm nho nhỏ. 

Trầm mặc với bảo tàng cá nhân, ông Diễn trăn trở. Chiến tranh đã khiến nhiều người làng gốm ly tán… Rồi trước cơn lốc của thị trường với nhiều sản phẩm gốm giá rẻ tràn ngập, người làng gốm chênh chao khi sản phẩm của không thể cạnh tranh được với các mặt hàng mới. Làng gốm cứ thế lụi dần. Đến bây giờ, số người làm gốm trong làng đếm không quá một bàn tay. Người làng không còn mặn mà với gốm, lớp trẻ thì đi học rồi đi làm ăn xa. Làng chỉ còn lại một vài người cần mẫn với gốm và làm du lịch.

Bà Tám và bà Bê là hai nghệ nhân làm gốm Phước Tích nổi tiếng của làng nghề truyền thống.
Bà Tám và bà Bê là hai nghệ nhân làm gốm Phước Tích nổi tiếng của làng nghề truyền thống.

Ông Diễn bảo, ở làng bây giờ chỉ còn vài người thạo nghề gốm như bà Tám hay bà Bê, ông Tư, ông Diễn. Và chủ lò gốm còn lại duy nhất trong làng, là anh Lương Thanh Hiền, chuyên sản xuất và giới thiệu nghề làm gốm. Nếu không có hướng bảo tồn sớm có lẽ nghề gốm của làng có nguy cơ biến mất vĩnh viễn.

(Bài CTV) Gió qua miền Phước Tích 4

Trăn trở tìm hướng bảo tồn

Làng cổ Phước Tích là 1 trong 4 ngôi làng cổ của Việt Nam, được công nhận là Di tích quốc gia năm 2009. Sau khi được công nhận, đến nay làng cổ Phước Tích đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Với những lợi thế về quần thể nhà rường cổ, hệ thống di tích, đình, chùa, miếu, nhà thờ, di tích văn hóa Chăm Pa, nghề làm gốm cổ... làng Phước Tích đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước.

Nhiều du khách đến tham quan làng cổ, cũng mong muốn được trải nghiệm tự tay làm gốm, được tham gia vào các công đoạn làm gốm cho đến khi hoàn chỉnh một sản phẩm gốm đất nung dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân. Những sản phẩm do du khách tự tay làm sẽ được cho vào lò nung chín và du khách mang về. Tuy nhiên, để bảo tồn được ngôi làng cổ với nghề làm gốm cổ thì vẫn còn nhiều việc phải làm.

Mới đây (ngày 18/3), tại làng cổ Phước Tích, Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế và UBND huyện Phong Điền tổ chức Hội thảo khoa học “Nghiên cứu phục hồi nghề thủ công truyền thống gốm Phước Tích gắn với phát triển du lịch bền vững”.

Những sản phẩm gốm Phước Tích
Những sản phẩm gốm Phước Tích

Đã có nhiều ý kiến đóng góp để xây dựng, định hướng phục hồi nghề thủ công truyền thống gốm Phước Tích, gắn nghề gốm với phát triển du lịch bền vững. Trong đó, giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch, từ di sản văn hóa làng và nghề gốm truyền thống Phước Tích được các nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa và chính quyền địa phương lưu tâm…

Ông Nguyễn Vũ - Giám đốc Ban Quản lý làng cổ Phước Tích cho biết: Thời gian qua, người làm gốm Phước Tích luôn trăn trở với việc định hình sản phẩm mới, cải tiến kỹ thuật nhằm bảo tồn, phát triển làng nghề. Thợ gốm Phước Tích đã tiếp thu kỹ thuật làm gốm mỹ nghệ, đồ gốm trang trí nội thất theo thị hiếu của người tiêu dùng hiện đại.

Ông Lê Trọng Diễn (76 tuổi) thợ gốm lão luyện giới thiệu cho du khách về gốm Phước Tích trong Bảo tàng trưng bày của gia đình.
Ông Lê Trọng Diễn (76 tuổi) thợ gốm lão luyện giới thiệu cho du khách về gốm Phước Tích trong Bảo tàng trưng bày của gia đình.

Tuy nhiên, dù nỗ lực thì đến thời điểm này, làng gốm Phước Tích có chưa tới 20 lao động làm nghề. Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu ký gửi, phục vụ du lịch, trưng bày lễ hội, trang trí ở trong địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận, chứ chưa vươn tới những thị trường tiềm năng. Muốn di sản văn hóa làng Phước Tích có được vị trí vững chắc trong đời sống xã hội đương đại, cần có cơ chế chính sách và kế hoạch hành động để huy động sức mạnh cộng đồng cư dân, với tư cách là chủ thể sáng tạo, chủ sở hữu, người thực hành, thụ hưởng…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Điều đặc biệt ở Môn Sơn

Điều đặc biệt ở Môn Sơn

Đã nhiều lần về với Môn Sơn (Con Cuông) để ghé thăm nhà cụ Vi Văn Khang- một địa chỉ đỏ nơi miền Tây xứ Nghệ, thăm người Đan Lai ngủ ngồi trong vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát, thăm những bản làng người Thái hay lam hay làm bên dòng sông Giăng thơ mộng… Mỗi lần mỗi khác, nhưng cảm nhận về sự đổi thay, bứt phá nơi đây thì ngày càng đậm nét.
Tin nổi bật trang chủ
Suối Mỡ - vẻ đẹp kỳ thú giữa vùng Đông Bắc

Suối Mỡ - vẻ đẹp kỳ thú giữa vùng Đông Bắc

Du lịch - Nguyễn Thế Lượng - 20:02, 12/05/2024
Vẻ đẹp giao hòa giữa không gian sơn thủy hữu tình với dáng vẻ trầm mặc cổ kính của những ngôi đền giữa một vùng núi non hùng vĩ đã tạo nên một bức tranh sinh thái kỳ thú, thơ mộng. Đó là địa danh Suối Mỡ của tỉnh Bắc Giang.
Mùa nấu đường thốt nốt của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi

Mùa nấu đường thốt nốt của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi

Kinh tế - Phương Nghi - 19:55, 12/05/2024
Khi mùa mưa kết thúc, cũng là thời điểm người dân 2 huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) tất bật chuẩn bị dụng cụ, sẵn sàng cho mùa nấu đường thốt nốt mới.
Mệ Tuyết làng hương xứ Huế và hành trình kiếm tiền giúp người

Mệ Tuyết làng hương xứ Huế và hành trình kiếm tiền giúp người

Gương sáng - Tào Đạt - Phan Hòa - 19:33, 12/05/2024
“Mệ chỉ mong khỏe mạnh để tiếp tục se hương bán cho khách, nối tiếp nghề cha ông; ngày ngày gặp gỡ nói chuyện với bọn trẻ, cuối tháng dư ra năm mười triệu đem vô viện tặng mấy cháu nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo!”... Đó là tâm sự của mệ Tuyết, một người phụ nữ khắc khổ, nhưng giàu lòng nhân ái mà chúng tôi có dịp gặp gỡ trên hành trình tìm kiếm những sự tử tế trong cuộc sống bon chen.
Điều đặc biệt ở Môn Sơn

Điều đặc biệt ở Môn Sơn

Phóng sự - Nguyễn Thanh - 19:26, 12/05/2024
Đã nhiều lần về với Môn Sơn (Con Cuông) để ghé thăm nhà cụ Vi Văn Khang- một địa chỉ đỏ nơi miền Tây xứ Nghệ, thăm người Đan Lai ngủ ngồi trong vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát, thăm những bản làng người Thái hay lam hay làm bên dòng sông Giăng thơ mộng… Mỗi lần mỗi khác, nhưng cảm nhận về sự đổi thay, bứt phá nơi đây thì ngày càng đậm nét.
Đồng bào Lô lô ở Cốc Xả đã có nước sạch

Đồng bào Lô lô ở Cốc Xả đã có nước sạch

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 19:23, 12/05/2024
Không còn phải vất vả đi chở từng can nước ở dưới khe, dưới mó cách xa nhà hàng cây số, các hộ đồng bào Lô Lô ở xóm Cốc Xả, xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) mừng vui đón nguồn nước từ công trình nước tập trung được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) ngay tại xóm.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Hàng chục xưởng chế biến khoáng sản chưa có thủ tục thuê đất ở Quỳ Hợp (Nghệ An): Thất thoát bao nhiều tiền thuế thuê đất?

Hàng chục xưởng chế biến khoáng sản chưa có thủ tục thuê đất ở Quỳ Hợp (Nghệ An): Thất thoát bao nhiều tiền thuế thuê đất?

Pháp luật - An Yên - 19:19, 12/05/2024
Dù đã hoạt động hàng chục năm, nhưng hàng chục xưởng chế biến khoáng sản tại huyện Quỳ Hợp vẫn chưa hoàn tất thủ tục thuê đất theo quy định. Nghịch lý này đã dẫn đến hệ quả làm thất thoát nguồn kinh phí thuê đất mà lẽ ra các chủ xưởng chế biến này phải nộp qua hàng năm.
Lào Cai: Hàng trăm hộ dân không có sổ đỏ khi đang sinh sống trên đất thổ cư- Trách nhiệm thuộc về ai ?

Lào Cai: Hàng trăm hộ dân không có sổ đỏ khi đang sinh sống trên đất thổ cư- Trách nhiệm thuộc về ai ?

Pháp luật - Trọng Bảo - 19:16, 12/05/2024
Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai rất bức xúc khi mảnh đất thổ cư mà gia đình họ sinh sống bao đời nay, không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sau thời gian dài cơ quan chức năng thu hồi để thực hiện dự án chuẩn hóa hồ sơ địa chính.
Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 19:14, 12/05/2024
Quảng Bình bắt tay vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) với một tâm thế chủ động, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Qua 3 năm triển khai thực hiện, nhiều nội dung, tiểu dự án thành phần, Dự án trong Chương trình MTQG 1719 đã đi sâu và tác động tích cực đến đời sống đồng bào các DTTS ở tỉnh Quảng Bình. Để có cái nhìn tổng quát hơn, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình về triển khai Chương trình MTQG 1719 tại địa phương.
Người Sán Chỉ ở Đại Dực làm du lịch cộng đồng

Người Sán Chỉ ở Đại Dực làm du lịch cộng đồng

Xã hội - Mỹ Dung - 19:08, 12/05/2024
Từ một xã vùng cao thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), giờ đây Đại Dực đã khoác trên mình chiếc áo mới. Đặc biệt, đồng bào DTTS nơi đây đã nắm bắt được những lợi thế sẵn có của địa phương, để 'bắt nhịp" thực hiện mô hình du lịch cộng đồng, nhờ đó cuộc sống của người dân đã có nhiều khởi sắc.
Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng trao 10 căn nhà cho hộ nghèo khu vực biên giới tỉnh Kiên Giang

Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng trao 10 căn nhà cho hộ nghèo khu vực biên giới tỉnh Kiên Giang

Trang địa phương - Như Tâm - 19:03, 12/05/2024
Thừa ủy quyền của Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Đảng uỷ, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Kiên Giang phối hợp cùng lãnh đạo huyện Giang Thành vừa tổ chức lễ trao nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở tại khu vực biên giới thuộc huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang trước mùa mưa bão năm 2024.