Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gìn giữ lễ cúng máng nước của người Ca Dong

T.Nhân-H.Trường - 05:59, 12/12/2023

Lễ cúng máng nước là một trong những lễ hội đặc sắc nhất của người Ca Dong ở huyện Nam Trà My (Quảng Nam). Đây là hoạt động thể hiện sự tôn kính, trân quý đối với thần nước, thần núi, thần lúa. Việc duy trì lễ hội, nhằm khơi dậy niềm tự hào của đồng bào đối với bản sắc văn hoá của dân tộc mình, đồng thời cũng là cơ sở để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, hướng đến phát triển du lịch cộng đồng ở địa phương.

Lễ cúng máng nước là một trong những lễ hội đặc sắc và quan trọng của người Ca Dong ở Nam Trà My
Lễ cúng máng nước là một trong những lễ hội đặc sắc và quan trọng của người Ca Dong ở Nam Trà My

Lễ hội mang đậm bản sắc của người Ca Dong

Những ngày cuối năm, trên đỉnh Ngọc Linh không khí se lạnh, quyện với sương mờ bao quanh những nóc nhà sàn truyền thống của người Ca Dong (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng), tạo nên một bức tranh tuyệt sắc giữa đại ngàn. Ngay từ sáng sớm, khi những giọt sương đêm còn đọng trên đầu ngọn cỏ, già trẻ, gái trai trên đỉnh Măng Gry (xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My), xúng xính trong những bộ thổ cẩm nhiều màu sắc, háo hức chào đón sự kiện trọng đại của làng mình: Lễ cúng máng nước (Clá tác).

Để chuẩn bị cho lễ cúng, người dân chuẩn bị các vật dụng trước đó một tuần. Già làng phân công cho mỗi người đảm nhận phần việc cụ thể. Người thì chuẩn bị những choé rượu cần ngon nhất, người tập trung làm cây nêu đẹp nhất; trong khi đó, trai tráng khoẻ mạnh, thì tìm những ống lồ ô to đẹp để làm đường ống dẫn nước từ đầu nguồn về vị trí làm lễ cúng. 

Ống nước trên nguồn được bịt kín, cho đến khi tổ chức lễ cúng, thì mới được mở để dẫn dòng nước đầu tiên chảy về làng. Còn cây nêu lớn được dựng ngay gần vị trí nước được dẫn về. Mọi người đều hân hoan, vui vẻ với phần việc của mình trong sự thành tâm nhất.

Người dân vui mừng hứng nguồn nước mới về làng
Người dân vui mừng hứng nguồn nước mới về làng

Sau một hồi trống vang lên, mọi người tập trung tại nhà già làng, với nhiều vật dụng như cây nêu, bầu rượu, cồng chiêng, lợn, gà. Họ rót rượu mời nhau, vừa uống vừa cười nói sảng khoái, trước khi ngược núi về với nguồn nước để cúng thần rừng.

Dù tuổi đã cao, nhưng già làng Hồ Văn Dề chưa bao giờ thiếu vắng trong bất kỳ lễ cúng máng nước của làng. Khi mọi thứ đã chuẩn bị song, già làng Hồ Văn Dề đi trước, những người đàn ông xếp hàng ngay ngắn, mang theo lễ vậy và cây nêu nhỏ bước theo già làng về phía nguồn nước, nằm ở cánh rừng phía sau làng.

 Đến nơi, già làng Dề hô lớn: “Hôm nay, dân làng đến đây để xin thần rừng, thần nước cho chúng tôi đưa nguồn nước về, cầu mong mùa màng được tốt tươi, dân làng được no đủ”. Già Dề vừa dứt lời, cặp ống nứa được thả xuống cho lật đều, ngầm ý thần linh đồng ý. Sau đó, những người tham gia buộc chỉ đỏ vào tay già làng, như gửi gắm niềm tin của cả cộng đồng.

Các nghi lễ trong cúng máng nước được thực hiện rất kỹ càng, nhằm mong một mùa mới bội thu
Các nghi lễ trong cúng máng nước được thực hiện rất kỹ càng, nhằm mong một mùa mới bội thu

Tiếp đến, già làng Hồ Văn Dề thực hiện các nghi lễ cúng. Già chắp tay, cầu khấn các vị thần với tất cả long tôn kính. Lời khấn của già làng gửi đi thông điệp cầu nguyện cho dân làng có một mùa màng bội thu, ban phước lành cho người dân làm ăn thuận lợi, đoàn kết; cho dân làng nguồn nước trong lành quanh năm…

Những bài cúng lần lượt được thực hiện, trước khi già làng dùng cây tre nhọn chọc lấy huyết con heo theo nghi thức truyền thống. Một ít huyết heo được hoà vào dòng nước từ đầu nguồn chảy về làng qua những ống lồ ô. Khi nước về máng ở vị trí cây nêu, già làng tiếp tục cắt tiết một con gà để tạ ơn thân linh đã cho nước về dân làng. Ở cạnh máng nước, những người phụ nữ đã đợi sẵn để dùng ống lồ ô mang nước mới về nhà dùng để nấu ăn.

Khi già làng hành lễ, thanh niên đứng vây quanh cây nêu, chứng kiến nguồn nước mới bắt đầu về làng. Sau phần nghi thức cúng, các thanh niên, trai tráng trong làng bắt đầu mổ heo và chia cho từng gia đình, để lại một phần tại máng nước. Dân làng tập trung tại nhà rông để cùng nhau ăn, uống và chúc cho nhau những lời tốt đẹp nhất. Dân làng vào hội, điệu cồng chiêng vang lên, những lời hát ru cũng vang vọng bên những choé rượu cần thơm nức.

Chung tay gìn giữ

Già Dề cho biết: Đây là lễ hội có ý nghĩa tôn vinh nghề nông, tôn vinh người nông dân. Lễ cúng máng nước, còn đặc biệt thể hiện sự tôn trọng của cộng đồng người Ca Dong đối với các vị thần nước, thần núi, thần lúa…, cho được mùa, có lúa gạo nuôi sống dân làng và cũng cầu cho một mùa vụ mới thuận lợi. Vì thế, người Ca Dong luôn giáo dục con cháu phải luôn giữ gìn lễ hội, mỗi năm đều phải được tổ chức để tạ thần linh.

 “Có lúa, có gạo thì dân làng mới sống được. Mà muốn được mùa thì phải có nguồn nước. Trước đây thì phần hội của lễ cúng máng nước thường kéo dài khoảng 15 ngày. Nhưng nay, mình tuyên truỳen cho bà con chỉ tổ chức vui chơi vài ngày, vừa tiết kiệm và dành thời gian để lên nương, lên rẫy”, già Dề chia sẻ thêm.

Một nghi thức trong lễ cúng máng nước của người Ca Dong
Một nghi thức trong lễ cúng máng nước của người Ca Dong

Ông Nguyễn Văn Thương, Chủ tịch UBND xã Trà Vinh, cho biết lễ cúng máng nước là nét văn hóa tín ngưỡng rất đặc sắc của người Ca Dong tại địa phương. Phong tục này thể hiện sự tôn trọng thiên nhiên của người vùng núi, giúp cho tình làng nghĩa xóm gắn bó keo sơn. Vì thế, cúng máng nước được xem như một lễ hội quan trọng và lớn nhất trong năm của đồng bào Ca Dong, với sự chuẩn bị chu đáo của cộng đồng. Bởi nguồn nước có vai trò đặc biệt, là mạch nguồn của sự sống. 

"Đây cũng là dịp để khơi dậy niềm tự hào của đồng bào đối với bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Đồng thời là cơ sở để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, hướng đến phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện", Chủ tịch xã chia sẻ thêm.

Sau phần lễ, người dân sẽ tổ chức ăn mừng, đánh cồng chiêng và chúc phúc cho nhau
Sau phần lễ, người dân sẽ tổ chức ăn mừng, đánh cồng chiêng và chúc phúc cho nhau

Trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và phát triển, ông Phạm Văn Thương, Phó trưởng Phòng Văn hoá-Thông tin huyện Nam Trà My, cho biết: Nguồn nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là mạch nguồn của sự sống nên lễ cúng máng nước là một lễ hội đặc sắc của người Ca Dong, thể hiện sự biết ơn đối với thần linh.

Đây cũng là một trong những lễ hội của đồng bào DTTS được giữ gìn và phát huy. Trong thời gian tới, các cấp, ngành của tỉnh tính toán để gắn lễ hội với phát triển du lịch. Đây cũng là một trong những nội dung triển khai Dự án 6 về bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tại địa phương. Hy vọng từ sự hỗ trợ của Chương trình, đồng bào DTTS sẽ có động lực giữ gìn những nét đẹp văn hoá truyền thống của cha ông mà còn có thêm thu nhập, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Sau 3 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Bắc Kạn.
Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Ea Kmút

Đổi thay ở Ea Kmút

Xã hội - Lê Hồng - 7 giờ trước
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo sát sao của Huyện ủy, HĐND - UBND, các cấp, ngành, cùng sự đoàn kết, nỗ lực của toàn thể hệ thống chính trị và Nhân dân trong toàn xã Ea Kmút, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, các chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ đề ra được hoàn thành, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao. Xã Ea Kmút (huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk) đã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới và vinh dự đón Bằng công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới.
Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Pháp luật - Minh Nhật - 7 giờ trước
Ngày 10/5, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định đưa thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) ra khỏi danh sách xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Đây là 2 địa bàn được lựa chọn để chuyển hóa địa bàn trong năm 2023.
Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 7 giờ trước
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang tích cực triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Chương trình đã huy động sự vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân.
Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 7 giờ trước
Ngày 10/5, Ban Quản lý dự án Pháp ngữ (Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Quảng Bình) và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Bình tổ chức hội thảo giới thiệu dự án “Cải thiện khả năng tiếp cận đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trao quyền kinh tế, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ, nữ học sinh người DTTS Bru Vân Kiều xã Lâm Thủy, Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”.
Quảng Nam: Đề nghị các địa phương phối hợp cung cấp thông tin về tình hình phát triển sâm Ngọc Linh

Quảng Nam: Đề nghị các địa phương phối hợp cung cấp thông tin về tình hình phát triển sâm Ngọc Linh

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố như: Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum và Đà Nẵng phối hợp cung cấp thông tin về tình hình phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu để xây dựng trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Tin trong ngày - 10/5/2024

Tin trong ngày - 10/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”. Lào Cai siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa. Người gìn giữ và trao truyền nghệ thuật trình diễn múa Trống Đu của dân tộc Mường. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Thể thao - PV - 8 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa ký văn bản giao Sở Văn hoá và Thể thao (VH&TT) chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, các ngành liên quan thống nhất đề xuất quy định nội dung và mức chi hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Xã hội - Lê Hường - 8 giờ trước
Ngày 10/5, Công an thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND thị xã tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào DTTS trên địa bàn thị xã.
Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Tin tức - Nguyệt Anh - 20:39, 10/05/2024
Cầu truyền hình "Làng Sen nuôi chí lớn" là chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) đã giúp thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận rõ nét, chân thực hơn về thời thơ ấu, những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, Danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta.
Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 20:31, 10/05/2024
Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV sẽ diễn ra từ ngày 14-16/5/2024 tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới (thị trấn A Lưới, huyện A Lưới).
Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Xã hội - Minh Nhật - 20:30, 10/05/2024
Ban Quản trị chuỗi Bánh mì chảo Cột điện Quán thông báo đã đình chỉ vĩnh viễn hoạt động của cơ sở Cột Điện Quán ở Thái Bình, vì không tuân thủ các nội quy và yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.