Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giáo hội Phật giáo Việt Nam vững vàng đường hướng dân tộc - đạo pháp - Chủ nghĩa Xã hội

PV - 09:02, 31/03/2021

Trải qua 40 năm hình thành và phát triển, tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đã kế thừa truyền thống hơn hai nghìn năm lịch sử của Phật giáo Việt Nam, luôn đồng hành cùng dân tộc và có những đóng góp tích cực trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo phương châm dân tộc - đạo pháp – Chủ nghĩa Xã hội (CNXH).


Giáo hội Phật giáo Việt Nam vững vàng đường hướng dân tộc - đạo pháp - Chủ nghĩa Xã hội
Giáo hội Phật giáo Việt Nam vững vàng đường hướng dân tộc - đạo pháp - Chủ nghĩa Xã hội

Tiếp nối truyền thống dân tộc và đạo pháp

Phát huy truyền thống yêu nước, yêu dân tộc của Phật giáo Việt Nam, 40 năm qua, GHPGVN luôn đồng hành cùng dân tộc, thể hiện rõ vai trò, vị trí của Phật giáo và dân tộc, thực hiện những việc làm thiết thực ích đạo, lợi đời, khẳng định mối quan hệ gắn bó không thể tách rời giữa dân tộc và đạo pháp.

Trong xu thế hội nhập sâu rộng, công nghệ số phát triển đang từng bước xóa nhòa ranh giới văn hóa giữa các cộng đồng, quốc gia và vùng lãnh thổ. Nối tiếp truyền thống hộ quốc an dân, Phật giáo góp phần giải quyết nhiều vấn nạn mà xã hội Việt Nam đang phải đối mặt như sự xuống cấp về đạo đức và lối sống tha hóa của một bộ phận không nhỏ các thành phần xã hội, sự lạm dụng thái quá vật chất để thõa mãn nhu cầu cá nhân, sự lãng phí, vô cảm trước nỗi đau đồng loại… Bằng triết lý nhập thế tích cực, Phật giáo chú trọng xây dựng con người thông qua những nguyên tắc đạo đức căn bản như từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn, không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối…, góp phần vào công cuộc phát triển đất nước bền vững.

Với những nguyên tắc đạo đức và vị trí văn hóa của mình, Phật giáo Việt Nam đã và đang bền bỉ với nhiệm vụ xây dựng các giá trị đạo đức con người, góp phần định hướng tư duy và điều chỉnh hành vi của cộng đồng, xã hội. Từ Trung ương Giáo hội đến các địa phương, các chùa, tự viện, thiền viện… đã tổ chức nhiều khóa tu, trại hè, các hoạt động Phật pháp… dành cho thanh thiếu niên. Thông qua đó giáo dục thế hệ trẻ hiểu được lễ nghi, phải trái, hiếu thuận, nhân quả, tội phúc, sự biết ơn, đền ơn, báo ân, báo hiếu cha mẹ, thầy cô, có nếp sống lành mạnh, văn minh và có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Tuyên truyền và giảng giải ý nghĩa của việc hạn chế sát sinh, không săn bắt các loài thú hoang dã, không phá rừng mà tăng cường trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc. Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ không dùng đồ nhựa một lần để bảo vệ môi trường, các cấp Giáo hội động viên phật tử thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ an ninh trật tự xã hội, thực hiện tốt phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh… Tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt văn hóa giao thông mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã ký kết.

Công tác từ thiện xã hội là những hoạt động trọng tâm của Giáo hội mang tính tích cực, trong sáng, thể hiện tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật. Vì thế, các công tác liên quan đến từ thiện xã hội đều được Giáo hội quan tâm sâu sắc, chỉ đạo tăng, ni, phật tử và các chùa, tự viện các thành viên thực hiện thường xuyên, liên tục, kịp thời. Với hệ thống trên 165 cơ sở Tuệ Tĩnh đường, hơn 600 phòng chẩn trị y học dân tộc, trên 10 phòng khám tây y, đông tây y kết hợp đang hoạt động có hiệu quả, khám và phát thuốc miễn phí cho hàng chục ngàn lượt bệnh nhân với kinh phí hàng chục tỷ đồng. Đặc biệt, năm 2020, trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19, Giáo hội và đông đảo tăng, ni, phật tử đã có nhiều hoạt động trợ giúp kịp thời tới cộng đồng thiết thực, hiệu quả, chung tay cùng các cấp chính quyền và nhân dân chăm lo, chia sẻ, giúp đỡ nhiều gia đình khó khăn, người khuyết tật, neo đơn, người nghèo, lao động bị ảnh hưởng của đại dịch và thiên tai bão lũ tại miền Trung.

Giáo hội luôn kịp thời cứu trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt và tham gia tích cực ủng hộ phong trào xóa đói giảm nghèo, chăm sóc người có công với đất nước thông qua các hoạt động: Phát quà từ thiện, xây cầu, làm đường, phát xe lăn, hiến máu nhân đạo, quỹ khuyến học, ủng hộ các chiến sỹ ngày đêm bảo vệ Trường Sa, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Đặc biệt, Giáo hội còn thực hiện công tác cứu trợ quốc tế như cứu trợ nhân dân các nước Đông Nam Á bị sóng thần, đồng bào vùng Đông Bắc Nhật Bản bị động đất và sóng thần, động đất tại Nê-pan…

Để góp phần giảm gánh nặng cho xã hội, Phật giáo chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn sớm ổn định cuộc sống thông qua công tác phúc lợi xã hội như đào tạo nghề miễn phí và giới thiệu việc làm cho hàng nghìn học viên, xây dựng trường mầm non, lớp học tình thương, trường nuôi dạy trẻ em khuyết tật, trẻ em bị ảnh hưởng chất độc da cam.

Theo dòng lịch sử, tinh thần nhập thế của Phật giáo ngày càng đậm nét, thực tiễn hơn và hòa nhập vào xã hội Việt Nam như một phần không thể thiếu của văn hóa dân tộc. Tư tưởng nhập thế góp phần xây dựng chuẩn mực đạo đức con người chân - thiện - mỹ. Người đến với Phật không chỉ tu trên sách hay chỉ tụng kinh niệm Phật, mà còn chú trọng đến triết lý nhập thế, giúp đời. Ngày nay, các điểm du lịch tâm linh thường gắn với đền, chùa, lăng tẩm, tòa thánh và lễ hội. Cả nước có gần 500 ngôi chùa được xếp hạng di tích quốc gia. Đây chính là những điểm thu hút du khách tới tham quan, chiêm bái, nghe giảng và trải nghiệm đời sống thiền tu. Các điểm hành hương tâm linh còn giúp tạo việc làm cho hàng nghìn người ổn định cuộc sống, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp cho xã hội.

Trong lịch sử phát triển của mình, Phật giáo đã để lại cho dân tộc nhiều di sản văn hóa vật chất và tinh thần có giá trị đặc sắc. Khối di sản này bao gồm hệ thống không gian, kiến trúc chùa tháp, các tác phẩm điêu khắc tượng thờ, tranh thờ Phật giáo, hoành phi, câu đối, đồ thờ cúng, nhạc khí… cùng những giá trị tư tưởng, đạo đức, văn hóa Phật giáo, góp phần tạo nên nền văn hóa Việt Nam và di sản văn hóa của dân tộc. Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc với những đặc trưng khiêm cung, giản dị, hài hòa, cân đối, vừa phù hợp với không gian tâm linh, vừa gắn bó hữu cơ với cảnh quan chung. Từng bộ phận kiến trúc, từng pho tượng, bức tranh, đồ thờ tự… trong các ngôi chùa đều là những tác phẩm nghệ thuật tuyệt mỹ. Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam đã có những đóng góp xứng đáng vào kho tàng văn hóa phong phú và độc đáo của dân tộc.

Góp phần tăng cường quan hệ quốc tế

Ngay từ khi mới thành lập, GHPGVN đã tích cực thể hiện tư cách là thành viên sáng lập, thành viên của các tổ chức Phật giáo quốc tế: Hội Liên hữu Phật giáo thế giới tại thủ đô Cô-lôm-bô, Xri Lan-ca; Hội Phật giáo châu Á vì hòa bình; Hội Phật giáo thế giới truyền bá chính pháp; Hội Đệ tử Như Lai tối thượng (Xri Lan-ca); Ủy ban quốc tế Đại lễ VESAK Liên hiệp quốc (IOC, Thái Lan); Ủy ban Đại học và Cao đẳng Phật giáo thế giới tại Thái Lan; Hội Sakyadhita thế giới; Liên minh Phật giáo toàn cầu tại Ấn Độ...

GHPGVN đã và đang liên kết thân hữu với Phật giáo các nước Lào, Căm-pu-chia, Thái Lan, Trung Quốc, Mi-an-ma, Mông Cổ, Xri Lan-ca, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Pháp, vùng lãnh thổ Đài Loan và một số các nước thuộc châu Âu, Tây Âu, Bắc Mỹ. GHPGVN đã thành lập và lãnh đạo các Hội Phật tử Việt Nam tại các nước Nhật Bản, Đức, Bỉ, Pháp, Cộng hòa Séc, U-crai-na, Hung-ga-ri, Hàn Quốc... GHPGVN còn đón tiếp các phái đoàn đến thăm và giao lưu, đã cử đại diện tham dự các cuộc hội nghị, hội thảo chuyên đề về văn hoá, đạo đức, giáo dục Phật giáo và môi trường nhằm góp phần trao đổi kinh nghiệm trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và từ thiện xã hội, thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị với Phật giáo các nước trong vùng và trên thế giới. Giáo hội đã góp phần nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế thông qua những lần tổ chức thành công Đại lễ VESAK Liên hiệp quốc, Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo ASEAN và nhiều hoạt động Phật giáo có ý nghĩa khác.

Góp phần củng cố đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phật giáo Việt Nam là tôn giáo có truyền thống hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc, luôn gắn bó với vận mệnh của đất nước; khi Tổ quốc lâm nguy, Phật giáo luôn luôn đứng lên tham gia chống giặc ngoại xâm, góp phần giành độc lập dân tộc. Kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của Phật giáo Việt Nam, GHPGVN đồng hành cùng cả nước tiến hành công cuộc đổi mới trong tinh thần hòa hợp, đoàn kết với phương châm phụng đạo, yêu nước. Giáo hội hướng dẫn tín đồ, phật tử sinh hoạt theo đúng chính pháp, góp phần xây dựng cuộc sống lành mạnh và có những hoạt động đáp ứng nhu cầu tâm linh, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của tăng, ni, phật tử; là nguồn cổ vũ lớn lao cho tăng, ni, phật tử trong và ngoài nước tin tưởng vào đường hướng hành đạo của Giáo hội, góp phần làm cho Giáo hội ngày càng phát triển vững mạnh trong lòng dân tộc.

Với tư cách là thành viên trong khối đại đoàn kết toàn dân, GHPGVN cùng tăng, ni, phật tử luôn luôn gắn bó với dân tộc trong mọi hoạt động xã hội, thực hiện tốt phương châm dân tộc - đạo pháp - CNXH. Các Ban Trị sự Hội Phật giáo tỉnh, thành trong toàn quốc thường xuyên động viên tăng, ni, phật tử tại địa phương hoàn thành tốt các phong trào ích nước lợi dân, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn minh trên địa bàn, tham gia các tổ chức chính trị - xã hội, các hoạt động xã hội, vì lợi ích của đất nước và dân tộc như tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND, mặt trận Tổ quốc các cấp từ Trung ương đến địa phương. Nhiều vị chức sắc tu hành được người dân tin tưởng bầu làm đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp; nhiều sư sãi đã thể hiện được vai trò đặc biệt trong việc vận động quần chúng xây dựng đời sống văn hóa, kinh tế - xã hội ở các địa bàn dân cư. Các vị tăng, ni tiếp tục đẩy mạnh việc truyền bá đạo pháp tại vùng sâu, vùng xa, biên cương, hải đảo để tinh thần Phật giáo tiếp tục được lan tỏa nơi phên dậu của Tổ quốc.

Tiếp tục vững vàng đường hướng dân tộc - đạo pháp - CNXH

Để nâng cao tầm vóc của Phật giáo nước nhà trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng, GHPGVN tiếp tục phát huy trí tuệ tập thể, giữ vững kỷ cương, giới luật và nêu cao tinh thần đoàn kết, hòa hợp trong xây dựng, phát triển Giáo hội vững mạnh, kiên định lý tưởng dân tộc - đạo pháp - CNXH. Đổi mới, sáng tạo trong sự nghiệp hoằng dương chính pháp, trong phương thức hướng dẫn phật tử. Định hướng pháp môn tu tập phù hợp với xã hội hiện đại, với mọi tầng lớp trong xã hội và xiển dương đạo đức học Phật giáo, góp phần xây dựng và làm đẹp nền đạo đức xã hội. Nâng cao công tác quản lý chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy và tu học tại các cơ sở đào tạo tăng, ni của GHPGVN. 

Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam bảo đảm có sự tiếp nối giữa truyền thống và hiện đại, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời đại hội nhập quốc tế. Mở rộng hoạt động đối ngoại đa phương theo định hướng ngoại giao văn hóa, ngoại giao Nhân dân. Kết nối chặt chẽ với các hội Phật tử Việt Nam ở nước ngoài. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu Phật học và nâng cao chất lượng học thuật Phật giáo. Tăng cường công tác giám sát, kiểm soát các hoạt động phật sự, quản lý tự viện, sinh hoạt của tăng, ni theo đúng Hiến chương GHPGVN và pháp luật Nhà nước. Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh hoằng pháp và chuyển tải các hoạt động phật sự vào đời sống xã hội nhằm nêu cao giá trị từ bi, trí tuệ của đạo Phật, hình ảnh tốt đẹp của tăng, ni, phật tử, của tổ chức GHPGVN các cấp trong sự nghiệp phụng đạo, yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 08:38, 28/04/2024
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 17:13, 27/04/2024
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Tin tức - Vũ Mừng - 16:55, 27/04/2024
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xác nhận thông tin về việc 2 cán bộ kiểm lâm đã tử nạn khi làm nhiệm vụ.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 16:45, 27/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 16:25, 27/04/2024
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.