Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS ở Nghệ An: Tỷ lệ thiếu việc làm ổn định còn cao (Bài 1)

Thanh Hải - 00:02, 25/10/2023

LTS: Vùng DTTS&MN Nghệ An trải dài trên 11 huyện, với dân số gần 1,2 triệu người, chiếm 41%; trong đó đồng bào DTTS có 491.267 người, chiếm 14,76% dân số toàn tỉnh. Cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế -xã hội, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo an ninh quốc phòng… vấn đề giải quyết việc làm để ổn định cuộc sống cho người lao động vùng DTTS&MN cũng đã được các cấp, ngành rất quan tâm. Đặc biệt, kể từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn từ 2021-2025, với nguồn lực đầu tư từ Chương trình, mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động đã được UBND tỉnh quyết liệt triển khai.

Dân số đông, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động lớn, nhưng một vấn đề luôn làm các cấp ủy, chính quyền tỉnh Nghệ An trăn trở bao năm qua, là số lượng lao động không có việc làm ổn định tại các huyện vùng DTTS&MN Nghệ An còn rất nhiều. Bên cạnh đó, cơ cấu lao động cũng rất bất cập dẫn tới người lao động khó tìm kiếm việc làm.

Một góc bản Kẻo Nam vắng bóng người
Một góc bản Kẻo Nam vắng bóng người

Thiếu việc làm ổn định

Ở Quỳ Hợp, nhìn một cách tổng thể, hiện nay, toàn huyện miền núi này có hàng trăm doanh nghiệp hoạt động, kinh doanh, khai thác… khoáng sản; địa phương cũng có nhiều lâm trường cùng với diện tích đồi núi lớn… nên cơ hội tìm kiếm được việc làm đối với người lao động là tương đối cao. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động có việc làm ổn định vẫn đang rất thấp. 

Theo anh Lương Văn Nam ở xã Châu Quang chia sẻ, làm công nhân các doanh nghiệp khai khoáng thì vất vả, bụi bặm, nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng nên anh lựa chọn làm tự do. Khi thì bóc vỏ keo, khi thì làm thợ xây… Công việc vì thế mà cũng không ổn định nên thu nhập bấp bênh.

Qua thống kê, toàn huyện Quỳ Hợp có 86.086 người trong độ tuổi lao động, nhưng số người có việc làm ổn định là 10.534 người, chiếm 12,23% dân số trong độ tuổi lao động. Ông Lương Văn Thanh, Phó phòng LĐTB&XH huyện Quỳ Hợp thông tin: Huyện có 14/21 xã đặc biệt khó khăn, địa hình đồi núi, dân cư thưa thớt, trình độ dân trí còn nhiều bất cập. Chính vì vậy, việc tìm kiếm việc làm, tạo thu nhập cho gia đình của mỗi người dân còn gặp nhiều khó khăn. 

Kể từ khi UBND huyện Quỳ Hợp ban hành Quyết định 854 ngày 03/6/2021 phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư tạo việc làm và xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện Quỳ Hợp giai đoạn 2021 - 2025”, tuy tỷ lệ lao động có việc làm đã tăng lên, nhưng vẫn còn số lượng lớn lao động chưa có việc làm ổn định.

Thiếu việc làm, việc làm không ổn định... đang là câu chuyện ở các huyện miền núi Nghệ An. Trong ảnh: người dân tranh thủ vào rừng hái quả bo bo
Thiếu việc làm, việc làm không ổn định... đang là vấn đề đáng quan tâm ở các huyện miền núi Nghệ An. (Trong ảnh: người dân tranh thủ vào rừng hái quả bo bo)

Tương tự như ở Quỳ Hợp các huyện vùng DTTS&MN khác như, Quế Phong, Quỳ Châu, Con Cuông, Kỳ Sơn…, tỷ lệ lao động thiếu việc làm ổn định đều còn tương đối lớn.

Đơn cử như ở huyện 30a Kỳ Sơn, tỷ lệ hộ nghèo hiện này là 54,36% và hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ 15,98%. Từ năm 2020 đến nay, trung bình hàng năm có từ 10.000 - trên 13.000 lao động tự tìm việc làm. Lãnh đạo huyện Kỳ Sơn cho rằng: trên địa bàn huyện, đời sống người dân phụ thuộc vào nông, lâm nghiệp là chính. Đa số người dân nếu không đi làm thuê, tự tìm việc làm... thì không biết làm gì. Nhưng có được việc làm cũng rất bấp bênh, thiếu ổn định.

Gia đình anh Già Tông Bì ở bản Phà Chiếng, xã Mỹ Lý (Kỳ Sơn) là một ví dụ. Cuối tháng 3/2023, Già Tông Bì rời quê đi tìm việc ở miền Nam. Những ngày đầu, vợ chồng anh đi làm thuê công nhật, ai thuê gì làm nấy.

Hiện nay, vợ chồng anh và một số người cùng quê đã xin được việc cạo mủ cao su, tiền công 300 ngàn đồng/ngày nhưng “Hết mùa cạo mủ cao su thì vợ chồng cũng chưa biết được sẽ tìm việc gì, nên cuộc sống cũng bấp bênh, thu nhập không ổn định, trong khi tiền thuê nhà, tiền ăn uống thì vẫn phải chi thường xuyên”, Già Tông Bì tâm sự.

Thiếu việc làm ổn định, nguồn thu nhập của nhiều hộ là từ việc thu hái lâm sản phụ
Thiếu việc làm ổn định, nguồn thu nhập của nhiều hộ là từ việc thu hái lâm sản phụ

Qua tìm hiểu, hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của vùng DTTS&MN nhìn chung vẫn còn còn cao, nhiều huyện có tỷ lệ hộ nghèo chiếm hơn 50%. Cùng với đó, việc làm không ổn định, thu nhập bấp bênh… đang là thực tế đáng lo, ảnh hưởng rất lớn đến đảm bảo an sinh xã hội.

Cơ cấu việc làm bất cập

Mặc dù ở nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS&MN Nghệ An có tiềm năng về thị trường lao động, nhưng lực lượng trong độ tuổi lao động vẫn thiếu làm, điều này bắt nguồn từ nguyên nhân chính là năng lực, trình độ, nhận thức, tác phong của người lao động.

 Quế Phong cũng thuộc huyện 30a nằm ở Tây Bắc Nghệ An, có dân số khoảng hơn 75 nghìn người, trong đó dân số trong độ lao động chiếm 55,37%, nhưng phần lớn là tỷ lệ lao động phổ thông. Ông Lương Văn Điệp, Trưởng phòng LĐTB&XH Quế Phong thông tin: Nguồn lao động trên địa bàn khá lớn, song chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo nên gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm, nhất là làm việc ở nước ngoài.

Ở huyện Con Cuông cũng đang có 56.000 người trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, theo ông Phan Thanh Hùng, Phó phòng LĐTB&XH huyện Con Cuông thì, dù người dân địa phương có việc làm, nhưng không ổn định, lao động phổ thông là chủ yếu, với những công việc là làm nông lâm nghiệp tại chỗ và đi làm thuê...

Lao động vùng miến núi Nghệ An đa phần là lao động phổ thông
Trình độ lao động vùng DTTS&MN Nghệ An đa phần là lao động phổ thông

Thực tế hiện nay, ở vùng DTTS&MN Nghệ An, dân cư sống rải rác, không tập trung; khoảng cách giữa các bản xa xôi cách trở; giao thông đi lại khó khăn; đời sống Nhân dân còn nghèo và lạc hậu; nhận thức hạn chế, nên một bộ phận lao động còn có tư tưởng ngại phải học tiếng, học nghề, thiếu kiên trì..., dẫn đến bỏ qua cơ hội để được đi làm việc ở nhiều cơ sở, doanh nghiệp, tập đoàn; nhất là những cơ hội xuất khẩu lao động theo hợp đồng; hoặc làm việc không qua hợp đồng ở một số nước có chung biên giới với nước ta.

Cũng bởi thiếu trình độ, hoặc đào tạo chưa đầy đủ, số lao động đi làm việc không có hợp đồng lao động ở trong nước; cũng như ở nước ngoài vẫn còn nhiều. Do đó, những rủi ro, bất cập khi không may xảy ra sự cố ngoài ý muốn, thì người lao động rất thiệt thòi.

Tỷ lệ lao động thiếu việc làm, tỷ lệ lao động không có việc làm ổn định, tỷ lệ lao động phổ thông đều còn cao... đang là những bất cập trong cơ cấu lao động, ảnh hưởng đến công tác đảm bảo an sinh ở các huyện vùng DTTS&MN Nghệ An.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 9 giờ trước
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.
Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Kinh tế - Minh Thu - 9 giờ trước
Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị kết nghĩa với các thôn, làng đồng bào DTTS ở tỉnh Gia Lai đã phát huy tinh thần trách nhiệm, bám nắm địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở cơ sở.
Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Pháp luật - Minh Nhật - 9 giờ trước
Ngày 10/5, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định đưa thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) ra khỏi danh sách xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Đây là 2 địa bàn được lựa chọn để chuyển hóa địa bàn trong năm 2023.
Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 9 giờ trước
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang tích cực triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Chương trình đã huy động sự vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân.
Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số

Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 9 giờ trước
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1255/QĐ-BVHTTDL về tổ chức hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một tại Yên Bái, Vĩnh Phúc và Trà Vinh.
Tin trong ngày - 10/5/2024

Tin trong ngày - 10/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”. Lào Cai siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa. Người gìn giữ và trao truyền nghệ thuật trình diễn múa Trống Đu của dân tộc Mường. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 9 giờ trước
Ngày 10/5, Ban Quản lý dự án Pháp ngữ (Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Quảng Bình) và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Bình tổ chức hội thảo giới thiệu dự án “Cải thiện khả năng tiếp cận đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trao quyền kinh tế, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ, nữ học sinh người DTTS Bru Vân Kiều xã Lâm Thủy, Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”.
Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Thể thao - PV - 10 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa ký văn bản giao Sở Văn hoá và Thể thao (VH&TT) chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, các ngành liên quan thống nhất đề xuất quy định nội dung và mức chi hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Xã hội - Lê Hường - 10 giờ trước
Ngày 10/5, Công an thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND thị xã tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào DTTS trên địa bàn thị xã.
Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Tin tức - Nguyệt Anh - 20:39, 10/05/2024
Cầu truyền hình "Làng Sen nuôi chí lớn" là chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) đã giúp thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận rõ nét, chân thực hơn về thời thơ ấu, những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, Danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta.
Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 20:31, 10/05/2024
Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV sẽ diễn ra từ ngày 14-16/5/2024 tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới (thị trấn A Lưới, huyện A Lưới).