Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giá trị di sản nhìn từ Công viên địa chất Lý Sơn

PV - 15:27, 09/10/2018

Ban Quản lý Công viên địa chất Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) vừa phối với Viện Khoa học địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức Hội nghị thông tin Công viên địa chất Lý Sơn với sự tham gia của nhiều chuyên gia có tên tuổi ở trong nước và quốc tế. Những thông tin từ Hội nghị nhằm hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận Công viên địa chất Lý Sơn là Công viên địa chất toàn cầu, đồng thời phục vụ cho công tác quy hoạch phát triển của tỉnh Quảng Ngãi theo hướng bền vững.

Lý Sơn Hang Câu, một kiến tạo địa chất, địa mạo thiên nhiên đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi. Ảnh: Nguyễn Trang

Những giá trị di sản Công viên địa chất Lý Sơn

Công viên địa chất Lý Sơn ban đầu được xây dựng trên diện tích 100km2, dân số 70.000 người, bao gồm đảo Lý Sơn và vùng phụ cận. Theo kết quả nghiên cứu ban đầu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, đây là khu vực có giá trị địa chất, địa mạo kỳ thú, văn hóa đặc sắc và đa dạng sinh học hấp dẫn.

Trong thời gian từ 2015-2018, các nhà khoa học, chuyên gia trong nước và quốc tế đã thực hiện nhiều cuộc khảo sát, điều tra, nghiên cứu các vùng Lý Sơn, Bình Sơn, Trà Bồng, Đức Phổ… Qua đó có nhìn nhận, phát hiện đầy đủ hơn về Công viên địa chất Lý Sơn.

Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở rìa Đông Bắc của địa khu biến chất cao đa kỳ Kon Tum, là khối cấu trúc móng cổ thuộc rìa Đông Bắc của mảng Indochina (một trong những địa mảng cấu tạo nên vỏ trái đất). Một số khu vực trong Công viên địa chất thể hiện rất rõ những đặc điểm của khối cấu trúc móng cổ như miệng núi lửa Thới Lới, Lý Sơn, có đường kính đáy 1,4km và đường kính miệng núi lửa ở đỉnh là 0,35km, bờ miệng núi lửa cao 20-40m. Miệng núi lửa và dòng dung nham phun theo miệng này đã xuyên và phủ lên các trầm tích có nguồn gốc núi lửa tuổi cổ hơn. Ngoài ra, còn có núi lửa Hòn Sỏi, núi lửa Hòn Tai, Hòn Vung, Cù lao Bờ Bãi, Nghĩa địa san hô Cối Xay…

Ngoài Lý Sơn, một số khu vực trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cũng có địa chất, địa mạo đa dạng sẽ đưa vào Công viên địa chất Lý Sơn như núi Cà Đam (huyện Trà Bồng)-ngọn núi có độ cao 1.431m so với mực nước biển, nhiệt độ hằng năm từ 21-230C, hệ động, thực vật đa dạng và phong phú.

Không chỉ tạo nên giá trị về địa chất, địa mạo, Công viên địa chất Lý Sơn còn là khu vực văn hóa hòa quyện di sản văn hóa vật thể, phi vật thể từ các dòng chảy văn hóa khác nhau như: Văn hóa thời đồ đá cũ và mới, Văn hóa Sa Huỳnh, Văn hóa Chăm pa, Văn hóa Đại Việt,… sự cộng cư các dân tộc Kinh, Hrê, Cor, Xơ đăng tạo nên sắc màu văn hóa và các lễ hội truyền thống phong phú, đa dạng.

Hoàn tất hồ sơ đệ trình UNESCO

Ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Quảng Ngãi cho biết, Việt Nam cam kết 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc, trong đó có nội dung bảo tồn và phát huy các giá trị di sản là một nội dung quan trọng. Với những di sản hiện có của tỉnh Quảng Ngãi, mô hình Công viên địa chất là hướng đi phù hợp và cần thiết, phát triển theo hướng bền vững. Việc mở rộng lãnh thổ công viên được triển khai nhằm bao hàm 3 trục chính đại diện cho 3 phức hệ sinh thái-văn hóa gồm: Phức hệ thung lũng miền núi (Quảng Ngãi-Trà Bồng), Phức hệ đồng bằng duyên hải (Quảng Ngãi-Sa Huỳnh) và Phức hệ biển đảo (Quảng Ngãi-Lý Sơn). Theo lộ trình, hồ sơ sẽ được hoàn tất và đệ trình UNESCO trước ngày 30/11/2019.

Ông Đặng Ngọc Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, khẳng định: “Việc xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lý Sơn là một công viên địa chất toàn cầu của UNESCO sẽ tạo động lực phát triển ngành Du lịch bền vững, tạo giá trị cho những sản phẩm của cộng đồng địa phương”.

Còn TS. Guy Martini, Tổng Thư ký Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu GGN chia sẻ, trước hết, tỉnh Quảng Ngãi cần kiểm tra các giá trị di sản địa chất có giá trị quốc tế; tiến hành khảo sát người dân và chính quyền có thực sự quan tâm và đã sẵn sàng tham gia Đề án này chưa. TS. Guy Martini cho rằng: “Phát triển công viên địa chất phải có sự hợp tác của chính quyền, chuyên gia, doanh nghiệp và người dân. Đặc biệt là sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của cộng đồng và người dân địa phương để phát huy di sản văn hóa khu vực”.

Được biết, trong suốt thời gian lập hồ sơ Công viên địa chất toàn cầu, Ban Quản lý Công viên địa chất Lý Sơn đã xây dựng phim giới thiệu Công viên địa chất Lý Sơn, tham vấn cộng đồng trình đổi tên thành Công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh, tên tiếng Anh Ly Sơn Sa Huynh Geopark và đang trình lên UNESCO để xin đổi tên. Mới đây, Ban Quản lý Công viên địa chất Lý Sơn đã đưa vào vận hành website www.lysonsahuynhgeopark.com, đồng thời, xuất bản 2 số bản tin bằng 2 ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng Anh để mở đầu cho chiến dịch truyền thông về Công viên địa chất Lý Sơn.

NGUYỄN TRANG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thủ tướng phê duyệt quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thủ tướng phê duyệt quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 371/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, vùng Tây Nguyên quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của 05 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng phê duyệt quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thủ tướng phê duyệt quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Văn bản chính sách mới - T.Hợp - 2 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 371/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, vùng Tây Nguyên quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của 05 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
Ngoại hạng Anh: Aston Villa mất quyền tự quyết trong top 4 sau thất bại trước Brighton

Ngoại hạng Anh: Aston Villa mất quyền tự quyết trong top 4 sau thất bại trước Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 2 giờ trước
Vòng 36 Ngoại hạng Anh, Aston Villa đã gây bất ngờ khi để thua đội bóng đã hết mục tiêu tại mùa giải năm nay Brighton với tỷ số 0-1. Kết quả này khiến cuộc đua Top 4 Ngoại hạng Anh trở lên nóng hơn bao giờ hết.
Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào

Media - PV - 4 giờ trước
Lễ hội Gầu Tào là một trong những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Hiện nay, ở nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lao Châu, Sơn La... đồng bào Mông đã duy trì việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp đầu Xuân mới và trở thành điểm nhấn du lịch với du khách trong và ngoài nước.
Ngoại hạng Anh: Liverpool níu giữ đua vô địch sau chiến thắng trước Tottenham

Ngoại hạng Anh: Liverpool níu giữ đua vô địch sau chiến thắng trước Tottenham

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 5 giờ trước
Vòng 36 Ngoại hạng Anh, Liverpool tiếp đón Tottenham trên sân nhà Anfield. Hai đội đã cống hiến cho người hâm mộ một trận đấu kịch tính với cơn mưa bàn thắng.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Việt Nam có nguồn dược liệu dồi dào, nhiều bài thuốc gia truyền, nhiều người lựa chọn sử dụng thuốc Nam vì quan niệm những loại thuốc này lành tính. Tuy nhiên, thói quen tự dùng thuốc, dược liệu của người dân đã dẫn đến hậu quả tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”.
Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 8 giờ trước
Cách TP.Kon Tum khoảng 60 km về hướng bắc, làng Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, Kon Tum) nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. Sâu trong khu rừng tại huyện Đăk Tô (Kon Tum) có một cây Sao cát hàng trăm năm tuổi đang được lực lượng chức năng luân phiên bảo vệ. Và câu chuyện giữ rừng của họ cũng đầy cam go, nguy hiểm.
SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

Kinh tế - Vũ Mừng - 8 giờ trước
SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Sự kiện - Bình luận - Tào Đạt - 8 giờ trước
Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Sắc màu 54 - Minh Anh - 8 giờ trước
Ngày 4/5, UBND huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô lần thứ 2 năm 2024, tại xã Đức Hạnh.
Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 8 giờ trước
Triển khai Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức lớp truyền dạy nghề đan lát cho 20 học viên là hội viên phụ nữ, nông dân dân tộc Cơ Ho trên địa bàn xã tại Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc.