Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gia Lai: Môi trường sống bị đe dọa từ những lò than trái phép hoạt động ồ ạt

Hòa Bình - 15:19, 11/03/2022

Tại tỉnh Gia Lai, tình trạng xây dựng lò, đốt than củi không đúng quy định liên tục diễn ra. Dù được chính quyền kiểm tra, nhưng tại nhiều địa phương, các lò than mới vẫn ngang nhiên mọc lên. Môi trường bị ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân sống gần khu vực có lò than.

6 lò đốt than chuyên sản xuất loại than trắng đang hoạt động tại xã Al Bá, huyện Chư Sê được xây dựng kiên cố với mái che tôn và sắt
6 lò đốt than chuyên sản xuất loại than trắng đang hoạt động tại xã Al Bá, huyện Chư Sê được xây dựng kiên cố với mái che tôn và sắt

Hàng trăm lò than hoạt động không đảm bảo các quy định

Giữa trưa nắng, những làn khói đặc quánh, nghi ngút tỏa lên từ thôn Chư Ruồi, xã Kông Htok, huyện Chư Sê. Cách khu vực dân cư khoảng 800m, 12 lò than thủ công được xây dựng bằng gạch, có chiều cao gần 4m đang hoạt động. Theo phản ánh của người dân, các lò than tại đây đa phần sử dụng thân cây cà phê già cỗi để xẻ, đốt. Mỗi lò than sau 1 tháng đốt sẽ cho ra 10 tấn than củi.

Tình trạng khói thải từ lò than bay đến khu dân cư, liên tục được người dân phản ánh, nhưng không được xử lý dứt điểm đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của nhiều hộ dân.

Tại thời điểm phóng viên (PV) tiếp cận, huyện Chư Sê có đến 34 lò than (tại các xã Kông Htok, Al Bá, Bờ Ngoong và Ia Pal), tuy nhiên, các chủ lò thường không có mặt. Dù được xây dựng quy mô với mái che tôn, sắt, nhưng khi hỏi về các điều kiện cần thiết để hoạt động đốt than này, thì không ai cung cấp thông tin nào. 

Ngoài ra, tại đây còn có máy cưa công nghiệp được lắp đặt để cưa xẻ cây làm than củi. Phần lớn chủ cơ sở không cung cấp giấy tờ nào liên quan đến hoạt động xây dựng, sản xuất, xả thải môi trường trong quá trình đốt củi lấy than, gây ảnh hưởng đến sức khỏe Nhân dân trong vùng.

Cụm lò than có quy mô lớn trên địa bàn xã Ia Băng, huyện Chư Prông
Cụm lò than có quy mô lớn trên địa bàn xã Ia Băng, huyện Chư Prông

Tương tự huyện Chư Prông, với gần 100 lò đang hoạt động, huyện Ia Grai với 5 lò và huyện Chư Păh có 12 lò đốt than đang ngày đêm nhả khói. Đặc biệt, ngay tại TP. Pleiku, có 1 cụm gồm 4 lò đốt than củi hoạt động gần khu dân cư đông đúc (vị trí lò cách khu dân cư gần nhất khoảng 300m), cách trụ sở UBND phường Chi Lăng khoảng 1,5km. Tất cả số lò nêu trên, đều hoạt động quy mô lớn và kéo dài suốt nhiều năm qua. Có nơi khói từ lò than âm ỉ cháy cùng với mùi hôi bốc ra từ nhựa cây.

Anh Ksor H., người dân xã Kông Htok, huyện Chư Sê, cho biết: Mình ở đây chứng kiến những khói đốt than thi nhau bay vào không khí. Từ xa đã ngửi thấy mùi ngai ngái của khói. Nhất vào những buổi trưa, không khí đặc quánh khói, dân làng mình thấy rất ngột ngạt. Mình đi làm vào trong rẫy chút cũng thấy nhiều lò than đang hoạt động. Trước đây, cây cối còn mọc lên được, từ khi lò than hoạt động thì xung quanh đó không có cây nào sống nổi.

Khu vực lò than tại xã Ia Me hoạt động cạnh khu dân cư, gần UBND xã nhưng không được kiểm tra, xử lý về tình trạng ô nhiễm môi trường và xây dựng trái phép
Khu vực lò than tại xã Ia Me hoạt động cạnh khu dân cư, gần UBND xã nhưng không được kiểm tra, xử lý về tình trạng ô nhiễm môi trường và xây dựng trái phép

Cần sớm được kiểm tra, xử lý

Việc sử dụng gỗ rừng làm than củi và tình trạng xây dựng, hoạt động sản xuất than củi gây ô nhiễm môi trường diễn ra rầm rộ trong suốt thời gian qua, đã gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe, cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, giữa thanh thiên bạch nhật, hàng trăm lò than vẫn ngang nhiên hoạt động mà không bị các cấp, các ngành chức năng xử lý. Trước thực trạng trên, PV đã có cuộc làm việc với lãnh đạo các địa phương và đơn vị quản lý trong lĩnh vực môi trường nơi có các lò than trái phép đang hoạt động.

Một lò than vừa hoàn tất quá trình đốt củi tại xã Hòa Phú, huyện Chư Păh
Một lò than vừa hoàn tất quá trình đốt củi tại xã Hòa Phú, huyện Chư Păh

Ông Lê Xuân Dũng, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường, huyện Chư Sê cho biết: “Phòng đã có văn bản gửi đến các địa phương tiến hành rà soát, kiểm tra và xử lý nghiêm theo thẩm quyền. Đồng thời, chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có các vi phạm xảy ra mà không kịp thời phát hiện, xử lý theo quy định”.

Còn ông Thái Anh Tuấn, Phó Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ia Grai, khẳng định: “Phòng đã lập kế hoạch, đưa công văn về các xã tổng hợp danh sách các lò than có dấu hiệu vi phạm gửi lên huyện. Từ đó, Phòng sẽ cùng đoàn liên ngành đi kiểm tra, xử lý nghiêm các lò than xây dựng, hoạt động trái phép”.

Tại huyện Chư Prông, ông Trần Hiếu, Chủ tịch thị trấn Chư Prông nhìn nhận: “Lò than hoạt động trên địa bàn và không bảo đảm các quy định là có, việc quản lý của chính quyền chưa chặt chẽ. Chúng tôi sẽ kiểm tra, tham mưu cấp trên để có hướng xử lý tốt nhất trong thời gian gần. Việc báo chí phản ánh về hoạt động đốt than không đúng quy định tại một số xã trên địa bàn, huyện đã chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường thành lập đoàn thanh tra và có biện pháp xử lý đối với các điểm đốt than trái phép, kiên quyết xử lý các lò than sử dụng cây rừng làm nguyên liệu”.

Việc nhìn nhận và những biện pháp của lãnh đạo, cán bộ chức năng ở các địa phương để xử lý tình trạng lò than hoạt động trái phép diễn ra ồ ạt nêu ra đã rất rõ ràng. Hiện nay, người dân đang kỳ vọng vào vai trò trách nhiệm của các cơ quan chức năng, trong việc sớm kiểm tra xử lý nghiêm minh; Đồng thời, hướng dẫn để các hộ sản xuất, kinh doanh mặt hàng này theo quy định pháp luật.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Theo phản ánh của người dân, hàng chục hộ ở 2 thôn 10/10, xã Vạn Yên và Đồng Dọng cũ, xã Bình Dân, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) chật vật gần 20 năm nay do dự án hồ chứa nước Đồng Dọng "án binh bất động". Tại đây, không ít hộ dù chưa được đền bù giải phóng mặt bằng nhưng cũng bị giải tỏa, mất kế sinh nhai.
Tin nổi bật trang chủ
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 1 giờ trước
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 8 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.