Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thể thao - Giải trí

Gắn kết hiệu quả sân khấu truyền thống với du lịch

PV - 15:47, 20/06/2022

Thu hút khách du lịch bằng những sản phẩm sân khấu truyền thống vốn là hướng đi đã được tính đến từ lâu. Song làm thế nào để tạo ra sự gắn kết thật sự hiệu quả lại không phải điều đơn giản.

Chương trình rối “Âm vang đồng quê” của Nhà hát Múa rối Việt Nam dành cho du khách sau khi du lịch mở cửa trở lại
Chương trình rối “Âm vang đồng quê” của Nhà hát Múa rối Việt Nam dành cho du khách sau khi du lịch mở cửa trở lại

Dễ nhận thấy, việc kết nối giữa du lịch và sân khấu mang đến mối quan hệ có lợi cho cả đôi bên. Du lịch nhờ hoạt động biểu diễn nghệ thuật có thể đa dạng hóa sản phẩm, tăng tính hấp dẫn của lịch trình tua, thu hút đông đảo du khách.

Ở chiều ngược lại, sân khấu truyền thống nhờ du lịch cũng có thêm “đất” diễn và nguồn kinh phí để quay lại tái sản xuất, bảo tồn và phát huy. Đây còn là cách thức hữu hiệu để lan tỏa, quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống đất nước tới bạn bè quốc tế. Đó là lý do nhiều năm qua, một số quốc gia trên thế giới đã đầu tư xây dựng các sản phẩm sân khấu thành trọng điểm phục vụ khách du lịch, tiêu biểu như Nga với chương trình biểu diễn ba-lê, Nhật Bản với kịch Noh, Trung Quốc với kinh kịch, Campuchia với chương trình Nụ cười Angkor…

Tuy nhiên, tại Việt Nam - nơi sở hữu kho tàng di sản văn hóa đồ sộ lại đang thiếu vắng các sản phẩm nghệ thuật truyền thống gắn liền thương hiệu du lịch quốc gia. Ngoài những chương trình múa rối của Nhà hát Múa rối Thăng Long, Nhà hát Múa rối Việt Nam, Nhà hát Múa rối nước Rồng Vàng thường xuyên được đưa vào tua tham quan của các công ty du lịch thì nhiều “đặc sản” văn hóa khác của nước ta như tuồng, chèo, cải lương… vẫn chưa có nhiều cơ hội tiếp cận du khách, đặc biệt là khách quốc tế. 

Một hoạt cảnh trong vở Tấm Cám trên sân khấu múa rối
Một hoạt cảnh trong vở Tấm Cám trên sân khấu múa rối

Thời gian qua, một số địa phương, đơn vị cũng đã vận hành mô hình sân khấu du lịch với những sản phẩm nghệ thuật truyền thống nhưng có nơi mở ra phải đóng cửa, có nơi chỉ hoạt động cầm chừng, có nơi vẫn duy trì biểu diễn nhưng chưa thật sự tạo được tiếng vang…

Lý giải điều này, nhiều ý kiến cho rằng, so với các bộ môn nghệ thuật truyền thống khác, rối có ưu thế hơn về ngôn ngữ thể hiện chủ yếu thông qua động tác con rối. Hơn nữa, múa rối nước còn là loại hình độc đáo riêng có của Việt Nam nên có sức hấp dẫn đặc biệt đối với khách nước ngoài. Trong khi đó, phần lớn những loại hình còn lại sử dụng lời thoại đối đáp cho nên gây nhiều khó khăn trong tiếp nhận cho du khách không am hiểu ngôn ngữ địa phương.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây là những thách thức mà nghệ thuật truyền thống nước nhà hoàn toàn có thể chinh phục dựa trên sự đầu tư về mặt trí tuệ, kinh nghiệm nghề nghiệp của các nghệ sĩ giỏi nghề để có những sản phẩm hấp dẫn mà vẫn bảo tồn được các yếu tố bản sắc loại hình. Vấn đề đáng bàn là làm thế nào để có sự kết nối chặt chẽ với các công ty du lịch cũng như tạo ra hệ sinh thái đồng bộ để thu hút du khách.

Nghệ sĩ Nhân dân Thanh Ngoan, Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam cho biết: Từ nhiều năm nay, Nhà hát đã xây dựng đề án sân khấu du lịch với các chương trình đặc sắc được thiết kế linh hoạt hướng đến từng đối tượng du khách khác nhau. Có chương trình 20 phút, 30 phút, 50 phút để thuận lợi cho việc lựa chọn, sắp xếp lịch trình của du khách. Nhà hát cũng đã tiếp thị tới một số hãng lữ hành nhưng kết quả chưa được như mong đợi.

Tương tự, Nhà hát Tuồng Việt Nam cũng đã xây dựng các sản phẩm dành riêng cho khách du lịch, cho dịch ra các thứ tiếng khác nhau, đồng thời tổ chức nhiều hội nghị khách hàng với sự tham dự của các công ty lữ hành để trưng cầu ý kiến điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩm sao cho hấp dẫn, áp dụng chính sách ưu đãi giá vé cho đơn vị thực hiện tua nhưng cũng chẳng ăn thua. Ông Phạm Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát Tuồng Việt Nam cho hay, những buổi biểu diễn của nghệ sĩ tuồng tại khu vực phố đi bộ Hà Nội thu hút sự chú ý và thích thú của rất nhiều khách vãn cảnh, đặc biệt là khách quốc tế.

Một hoạt cảnh trong vở tuồng "Nghêu sò ốc hến"
Một hoạt cảnh trong vở tuồng "Nghêu sò ốc hến"

Điều này cho thấy, du khách nước ngoài rất hứng thú với những sản phẩm nghệ thuật truyền thống của Việt Nam. Thế nhưng, cái khó là chúng ta chưa có cơ chế, chính sách phối hợp để tạo động lực cũng như sự thuận lợi cho các công ty lữ hành khai thác. Ông Tuấn phân tích, với các công ty kinh doanh du lịch phải hoạt động theo quy luật “lời ăn lỗ chịu”, việc đưa sản phẩm mới vào lịch trình tua cũng đòi hỏi sự tính toán kỹ lưỡng. Không phải cứ thấy hay là có thể dẫn khách tới bởi họ cũng phải dành thời gian và sự đầu tư kinh phí để quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới du khách cũng như thuyết phục khách trải nghiệm. Trong khi đó, không nhiều người làm du lịch hiểu về nghệ thuật truyền thống.

Đơn vị nghệ thuật truyền thống lại thiếu nhân lực có chuyên môn làm công tác marketing cho sản phẩm nghệ thuật, cũng không có cơ chế và kinh phí để thuê đội ngũ chuyên nghiệp, nên chưa tạo được sức lan tỏa mạnh cho sản phẩm. Đó là lý do nhiều năm nay, bằng khả năng có thể, thông qua chương trình “Giới thiệu nghệ thuật tuồng với khán giả trẻ”, Nhà hát Tuồng Việt Nam đã kiên trì đưa nghệ thuật tuồng vào các trường đại học, trong đó nhiều trường có khoa du lịch để bồi đắp sự hiểu biết, tình yêu văn hóa truyền thống cho đội ngũ nhân lực tương lai của ngành du lịch theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”.

Giám đốc Nhà hát Tuồng Việt Nam chia sẻ, trong cuộc trao đổi diễn ra năm 2014 với Trưởng đoàn kịch Noh Nhật Bản của thành phố Osaka, vị đại diện này cho hay, các loại hình nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản cũng kén người xem như ở Việt Nam, song chính phủ nước này đã áp dụng các chính sách ưu đãi, chẳng hạn như thuế dành cho các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nếu đầu tư cho nghệ thuật truyền thống cho nên các loại hình sân khấu truyền thống có nhiều “đất” tiếp cận khán giả. Muốn biến nghệ thuật truyền thống Việt Nam thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, phải tạo được hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách để các công ty lữ hành mạnh dạn quảng bá tới du khách và được hưởng lợi từ các sản phẩm nghệ thuật truyền thống.

Theo Nghệ sĩ Nhân dân Trịnh Thúy Mùi - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, từng đơn vị nghệ thuật truyền thống phải có hướng đi riêng để tìm ra cách thức giúp du khách có thể hiểu và thấy thích thú với sản phẩm nghệ thuật. Việc tiếp thị đến khách du lịch không thể ngày một, ngày hai mà phải có sự đầu tư mang tính chiến lược. Nghệ sĩ Nhân dân Triệu Trung Kiên - Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam cho rằng, để làm được điều này, nhất thiết cần đến vai trò tổng chỉ huy của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa và du lịch để xây dựng cách thức, cơ chế cùng phối hợp và cụ thể hóa thành chương trình hành động.

Bên cạnh đó, theo đại diện lãnh đạo các đơn vị nghệ thuật, còn cần tính tới những yếu tố đồng bộ để thỏa mãn nhu cầu khách du lịch. Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Tiến Dũng - Giám đốc Nhà hát Múa rối Việt Nam nhận định: Khách du lịch là đối tượng tiềm năng, nhưng muốn thu hút khách đến xem biểu diễn nghệ thuật thì sản phẩm nghệ thuật phải phù hợp hành trình di chuyển của du khách. Nhiều nhà hát hiện rất khó tiếp cận du khách bởi địa điểm quá xa khu vực trung tâm, cũng không gần những điểm đến du lịch nổi tiếng nên không tiện kết nối với lịch trình của khách.

Từ thực tế các chuyến tham quan du lịch kết hợp thưởng thức nghệ thuật ở các nước đã áp dụng thành công mô hình sân khấu du lịch, đại diện các nhà hát đều nhận thấy nghệ thuật truyền thống ở đó đã được đầu tư mạnh để xây dựng thành sản phẩm chủ lực trong trung tâm biểu diễn với nhiều tiện ích giải trí đi kèm như vui chơi, mua sắm, ăn uống. Vì thế, về lâu dài, Việt Nam cũng cần có sự đầu tư mạnh mẽ để có một tổ hợp vui chơi giải trí nghệ thuật, trong đó có các đơn nguyên của các loại hình nghệ thuật truyền thống với những sản phẩm đặc sắc được thiết kế riêng dành cho khách du lịch. Chỉ khi thu hút được đông đảo du khách, những “vốn quý” của cha ông mới được “khoe” rộng rãi đến bạn bè năm châu.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vinhomes ra mắt hàng loạt điểm vui chơi - giải trí – mua sắm mới trước thềm dịp Lễ 30/4-1/5

Vinhomes ra mắt hàng loạt điểm vui chơi - giải trí – mua sắm mới trước thềm dịp Lễ 30/4-1/5

Trong 2 ngày, 26 và 27/4/2024, Công ty Cổ phần Vinhomes chính thức khai trương và đưa vào hoạt động phố thương mại K-Town tại tổ hợp Grand World phía đông Hà Nội, đồng thời khai trương kỹ thuật hai công viên văn hóa đặc sắc ven sông tại Hải Phòng là Công viên Văn hóa Hàn Quốc K-Park và Quảng trường châu Âu tại Thành phố Đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island với hàng loạt hoạt động văn hóa giải trí và nghệ thuật hấp dẫn.
Tin nổi bật trang chủ
Dấu ấn từ cơ sở…

Dấu ấn từ cơ sở…

“Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS đã khá đầy đủ, vấn đề còn lại là ở việc thực thi. Do đó, khi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, điều tôi quan tâm nhất là triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đảm bảo đúng đối tượng, đúng địa bàn, chính xác và khách quan…”. Chia sẻ của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đầu tháng 4/2021, trong những ngày đầu khi Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chính là mục tiêu hàng đầu mà Người đứng đầu cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc hướng tới. Bởi vậy, trong 3 năm qua, ông đã để lại nhiều dấu ấn trong những chuyến công tác về cơ sở.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thời sự - Minh Nhật (T/h) - 2 giờ trước
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Du lịch - Tào Đạt - 6 giờ trước
“Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 6 giờ trước
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 6 giờ trước
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 7 giờ trước
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 7 giờ trước
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Chuyên đề - Song Vy - 7 giờ trước
Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) có trụ sở chính đặt tại ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, H.Châu Thành, Hậu Giang vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) liên quan nhân sự cấp cao thuộc NSH Petro.
Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Xã hội - T. Nhân- H. Trường - 7 giờ trước
Trước đây, Quảng Ngãi là một trong những địa phương có số lượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) rất lớn. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, đến nay tình trạng TH&HNCHT đã chấm dứt, những “lời ru buồn” trên non cao đã thưa dần.
Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Xã hội - Thúy Hồng - 7 giờ trước
UBND huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị và toàn bộ Nhân dân trên địa bàn huyện về việc mặc trang phục truyền thống các DTTS trên địa bàn huyện vào dịp Ngày hội Háng Pò năm 2024.
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Du lịch - Vũ Mừng - 7 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, đã có 142.800 lượt khách đến Hà Giang, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023, công suất buồng phòng đạt 75 - 80%. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.